Máy bay Triều Tiên hạ cánh tại Nội Bài
Một máy bay của hãng Air Koryo vừa đáp xuống sân bay Nội Bài ở Hà Nội sáng 24/2, ít ngày trước cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Sân bay Nội Bài tiếp nhận một máy bay của hãng Air Koryo vào sáng 24/2, giữa lúc công tác hậu cần đang được thực hiện gấp rút cho hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa các lãnh đạo của Triều Tiên và Mỹ tại Hà Nội.
Máy bay mang số hiệu P-914, là một chiếc Ilyushin IL-76, chở hàng hóa đến Nội Bài. Máy bay hạ cánh vào khoảng 9h20.
Máy bay của Air Koryo tại Nội Bài sáng 24/2. Ảnh: Duy Hiếu.
Máy bay chở hàng hóa đến Nội Bài. Ảnh: Duy Hiếu.
Video đang HOT
Đến khoảng 10h20, hai ôtô Land Cruiser không biển số rời khỏi cổng VIP sân bay Nội Bài với xe cảnh sát dẫn đường.
Hai ôtô không biển số rời sân bay Nội Bài. Ảnh: Duy Hiếu.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm 24/2 lần đầu xác nhận nhà lãnh đạo Kim Jong Un sẽ gặp ông Trump tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai được tổ chức ở Hà Nội. Ông Kim cũng đã lên tàu khởi hành đi Hà Nội vào chiều 23/2, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên ( KCNA).
Trước khi ông Kim khởi hành, đã có nhiều đồn đoán về phương tiện giao thông mà ông sẽ sử dụng. Ông Kim từng sử dụng máy bay thuê của Trung Quốc để tới Singapore trong hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với Tổng thống Trump. Khi đó, ông đến Singapore hai ngày trước cuộc gặp lịch sử.
Air Koryo là hãng hàng không quốc gia của Triều Tiên, được thành lập năm 1954. Trụ sở của hãng được đặt tại sân bay quốc tế Sunan ở Bình Nhưỡng và có văn phòng đại diện ở Bắc Kinh, Thẩm Dương, Macau (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Berlin (Đức), Moscow (Nga).
Hãng có các tuyến bay quốc nội và quốc tế tới một số nước châu Á, châu Âu và châu Phi. Đội tàu bay của Air Koryo bao gồm các phi cơ Tupolev, Antonov và Ilyushin do Liên Xô (cũ) chế tạo.
Ilyushin Il-76 (tên hiệu của NATO: Candid) là một máy bay vận tải hạng nặng đa năng bốn động cơ. Máy bay được thiết kế và chế tạo với mục đích vận chuyển máy móc, thiết bị nặng đến các khu vực xa xôi có dịch vụ kém thuộc Liên Xô trước đây.
Theo Zing.vn
Đài Loan cự tuyệt đề xuất 'một quốc gia, hai chế độ' của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Lãnh đạo Đài Loan khẳng định không chấp nhận thống nhất với Trung Quốc theo mô hình Hong Kong hay Macau.
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hôm nay tuyên bố hòn đảo sẽ không chấp nhận mô hình chính trị "một quốc gia, hai chế độ" với Trung Quốc, đồng thời hối thúc Bắc Kinh thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân Đài Loan, Reuters đưa tin.
Bà Thái cũng nhấn mạnh rằng tất cả các cuộc đàm phán xuyên eo biển cần được tiến hành trên cơ sở giữa các chính quyền với nhau. Trong bài phát biểu mừng năm mới đầu tuần này, bà Thái khẳng định Trung Quốc phải sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết khác biệt với Đài Loan và tôn trọng các giá trị dân chủ.
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn trong cuộc họp báo ở Đài Bắc tháng 4/2018. (Ảnh: Reuters)
Tuyên bố được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng không ai có thể thay đổi thực tế rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc và người dân ở hai bờ eo biển Đài Loan nên hướng tới "sự thống nhất".
Ông Tập cũng khẳng định Bắc Kinh luôn duy trì quyết tâm thực hiện mọi biện pháp cần thiết để chống lại các lực lượng nước ngoài can thiệp vào nỗ lực thống nhất Đài Loan bằng hòa bình cũng như những hoạt động ly khai đòi độc lập của Đài Bắc.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Theo ông Tập, việc Đài Loan trở về với Trung Quốc theo mô hình "một quốc gia, hai chế độ", tương tự Hong Kong và Macau, là phương án tốt nhất để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người dân hòn đảo này.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan trở nên nguội lạnh kể từ khi bà Thái Anh Văn, người không công nhận chính sách "Một Trung Quốc", lên nắm quyền hồi giữa năm 2016.
Bắc Kinh gần đây liên tục tiến hành diễn tập không quân và hải quân ở khu vực quanh đảo Đài Loan, với sự tham gia của các khí tài hiện đại nhất trong biên chế như tiêm kích đa năng Su-35S, máy bay tàng hình J-20, oanh tạc cơ chiến lược H-6K và tàu sân bay Liêu Ninh.
Nguồn: VnExpress
Triều Tiên tuyên bố không thực hiện cam kết phi hạt nhân hóa Triều Tiên sẽ không từ bỏ ý định phát triển vũ khí hạt nhân cho đến khi Mỹ xóa bỏ "mối đe dọa hạt nhân" của riêng mình, theo một bài nhận định được đăng trên Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA). Mỹ và Triều Tiên gần đây đang cùng rơi vào thế bế tắc khi đàm phán về việc Triều...