Máy bay suýt đụng nhau ở Bỉ
Tờ Le Soir dẫn thông tin từ Cơ quan Quản lý không phận Bỉ (Belgocontrol) cho biết 2 máy bay của các hãng hàng không Egyptair (Ai Cập) và Air France (Pháp) đã suýt đụng nhau trên vùng trời TP.Ghent, miền đông nước này.
Một máy bay của hãng Air France (Pháp)Reuters
Vụ việc xảy ra ngày 1.1 nhưng ngày 18.1 mới được công bố. Khi đó, máy bay chở hàng Airbus A300, số hiệu MSX541 của Egyptair khởi hành từ sân bay Ostende (tây bắc Bỉ) đến Cairo (Ai Cập).
Chiếc Airbus A320, số hiệu AF1640 của Air France thì chở 123 người từ Paris (Pháp) đến Amsterdam (Hà Lan). Khi vào đến vùng trời Ghent, 2 máy bay đi ngang qua nhau ở độ cao khoảng 7.000 m.
Bất ngờ, phi công của máy bay Ai Cập lại tăng độ cao và áp sát chiếc AF1640. May mắn là hệ thống báo động của máy bay Air France đã phát huy tác dụng nên tổ lái kịp thời tăng độ cao khi 2 chiếc Airbus cách nhau chỉ khoảng 90 m. Belgocontrol đánh giá đây là một sự cố nghiêm trọng và đang điều tra nguyên nhân.
Video đang HOT
(Theo Thanh Niên)
Mỹ: Giết 70.000 chim để dẹp đường cho máy bay
Các nhà chức trách cho rằng việt giết chim giúp đường bay an toàn hơn trong khi số liệu lại cho thấy số vụ va chạm với chim vẫn gia tăng.
Gần 70.000 con chim đã bị giết tại thành phố New York nhằm đảm bảo an toàn đường bay
Gần 70.000 con chim đã bị giết tại thành phố New York, Mỹ, chủ yếu bằng cách bắn và đặt bẫy, từ năm 2009 đến nay nhằm đảm bảo an toàn đường bay, Guardian đưa tin. Hầu hết số chim bị giết thuộc loài mòng biển, chim sáo và ngỗng trời.
Việc giết chim bắt đầu sau khi một máy bay US Airways buộc phải hạ cánh trên sông Hudson do nhiều chim bị hút vào động cơ của máy bay.
Những con chim được cho là khiến máy bay do thuyền trưởng Chesley "Sully" Sullenberger lái bị hỏng động cơ, buộc phải hạ cánh trên sông Hudson 8 năm trước.
Cũng theo báo Anh, không rõ việc giết chim có giúp làm cho đường bay an toàn hơn hay không.
Một bài phân tích dữ liệu liên bang Mỹ của AP cho thấy tại sân bay LaGuardia và Newark, sau nhiều năm giết chim, số vụ va chạm với chim thực chất vẫn gia tăng.
Cộng lại, cả hai sân bay tăng từ trung bình 158 va chạm/năm lên 299 va chạm/năm. Tuy nhiên, điều này cũng có thể do kĩ thuật tiên tiến nên có nhiều báo cáo về va chạm chim hơn, Guardian viết.
Máy bay của hãng hàng không US Airways hạ cánh xuống nước sau một vụ va chạm với chim năm 2009
Tại sân bay Kennedy, nơi nằm trên đường di cư của nhiều loài chim, số va chạm cũng tăng lên mặc dù số chim bị giết giảm nhẹ.
"Cần phải có một giải pháp lâu dài mà không dựa vào việc giết hại chim và cũng phải giúp cho chúng ta an toàn khi bay", Jeffrey Kramer, thuộc nhóm theo dõi ngỗng trời New York, nói.
Các quan chức tham gia vào chương trình giết chim thì tin rằng họ đã giúp các chuyến bay an toàn hơn. Để lập luận, các quan chức nói rằng từ sau vụ việc máy bay hạ cách trên sông Hudson, không có vụ va chạm nghiêm trọng nào liên quan đến chim cho đến nay
"Chúng tôi làm những gì tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ", Laura Francoeur, giám đốc Sinh học hoang dã tại Cảng hàng không New York và New Jersey, cho biết.
Ngày 15.1.2009, một máy bay số hiệu 1549 của hãng hàng không US Airways cất cánh từ sân bay LaGuardia và gần như ngay lập tức đâm vào một đàn ngỗng Canada lớn. Hai động cơ bị hỏng. Phi công Sullenberger, hay còn gọi là Sully, đã lái máy bay hạ cánh trên sông Hudson lạnh cóng. Tất cả 155 người trên máy bay đều sống sót. Sự việc được lấy cảm hứng để làm bộ phim "Cơ trưởng Sully", gây "bão" phòng vé vào năm ngoái.
Theo Danviet
Bắt gặp mây đẹp cực lạ trên bầu trời Úc Hành khách chụp ảnh đám mây kì lạ trong chuyến bay từ Perth đến Adelaide, nước Úc. Đám mây kì lạ được một hành khách trên máy bay chụp ảnh Một hành khách máy bay đã chụp lại bức ảnh cho thấy đám mây có hình dạng tuyệt đẹp trên bầu trời nước Úc, BBC đưa tin. Ilya Katsman, 22 tuổi, nhìn thấy...