Máy bay Nga liên tiếp “thâm nhập”, do thám bầu trời Mỹ
Các thanh sát viên Nga hôm nay (16/6) sẽ bắt đầu một loạt chuyến bay thanh sát trên bầu trời Mỹ theo Hiệp ước Bầu trời Mở quốc tế, Bộ Quốc phòng Nga cho hay.
Các chuyên gia Nga sẽ tiến hành hai nhiệm vụ thanh sát liên tiếp trên máy bay Tupolev Tu-154 M/LK-1 từ ngày 16/6 đến 1/7, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố.
Hai sứ mệnh này sẽ được thực hiện từ Căn cứ Không quân Travis ở Calofornia và Căn cứ Không quân Wright-Patterson ở Ohio .
Các thanh sát viên Nga dưới sự hộ tống của các chuyên gia Mỹ sẽ vận hành thiết bị do thám trên chuyến bay như quy định của Hiệp ước Bầu trời Mở quốc tế.
Video đang HOT
Đây sẽ là chuyến bay thanh sát thứ 16 và 17 trong năm 2013 của Nga trên không phận của các quốc gia tham gia Hiệp ước Bầu trời Mở.
Hiệp ước Bầu trời mở là bản quy ước được 27 nước thành viên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) thông qua ngày 24/3/1992 tại Helsinki (Phần Lan), theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ thời đó là George H.W.Bush. Tuy nhiên, đến ngày 1/1/2002, hiệp ước này mới chính thức có hiệu lực. Đến nay đã có 34 nước thành viên tham gia hiệp ước này.
Theo hiệp ước này, mỗi máy bay tham gia chuyến bay giám sát theo chương trình phải được trang bị các thiết bị bao gồm camera toàn và cận cảnh, màn hình hiển thị thời gian thực, bộ cảm biến và ra-đa thu thập dữ liệu, hình ảnh.
Mục đích của Hiệp ước là nhằm hỗ trợ tính công khai và minh bạch của hoạt động quân sự, giám sát việc tuân thủ các hiệp ước hiện hành trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, cũng như thắt chặt an ninh thông qua việc củng cố các biện pháp tin cậy. Hiệp ước cho phép các quốc gia thành viên thực hiện những chuyến bay quan sát không vũ trang trên lãnh thổ của nhau (cả đất liền, đảo, lãnh hải).
Theo vietbao
Máy bay NATO "thâm nhập" không phận Nga
Các thanh sát viên quân đội của Mỹ và Canada dự kiến sẽ thực hiện chung sứ mệnh giám sát trên bầu trời của Nga theo Hiệp ước Bầu trời Mở, Bộ Quốc phòng Nga cho hay.
Các thanh sát viên NATO sẽ có mặt trên khoang máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules để thực hiện hành trình giám sát dài tổng cộng 5500 km trên bầu trời nước Nga, Bộ Quốc phòng cho hay.
Máy bay NATO thanh sát bầu trời Nga
Tuy nhiên, ông này không tiết lộ thời gian cụ thể các thanh sát viên NATO sẽ thực hiện nhiệm vụ trên không phận Nga.
Trước đó, hôm 19/5, các thanh sát viên Nga cũng đã bắt đầu chuyến hành trình do thám kéo dài gần nửa tháng trên không phận của Mỹ. Hành trình do thám của Nga dự kiến sẽ kết thúc vào ngày hôm nay (3/6).
Theo hiệp ước này, mỗi máy bay tham gia chuyến bay giám sát theo chương trình phải được trang bị các thiết bị bao gồm camera toàn và cận cảnh, màn hình hiển thị thời gian thực, bộ cảm biến và ra-đa thu thập dữ liệu, hình ảnh.
Hiệp ước Bầu trời mở là bản quy ước được 27 nước thành viên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) thông qua ngày 24/3/1992 tại Helsinki (Phần Lan), theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ thời đó là George H.W.Bush. Tuy nhiên, đến ngày 1/1/2002, hiệp ước này mới chính thức có hiệu lực. Đến nay đã có 34 nước thành viên tham gia hiệp ước này.
Mục đích của Hiệp ước là nhằm hỗ trợ tính công khai và minh bạch của hoạt động quân sự, giám sát việc tuân thủ các hiệp ước hiện hành trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, cũng như thắt chặt an ninh thông qua việc củng cố các biện pháp tin cậy. Hiệp ước cho phép các quốc gia thành viên thực hiện những chuyến bay quan sát không vũ trang trên lãnh thổ của nhau (cả đất liền, đảo, lãnh hải).
Theo vietbao
Mỹ "tiền hậu bất nhất", bỏ mặc Philippines một mình ở biển Đông? Trang mạng quốc phòng nổi tiếng của Mỹ Defencenews, vừa đăng tài một thông tin là Washington sẽ chấm dứt sứ mệnh của lực lượng đặc biệt Mỹ ở Philippines. Ngày 10/06, Defencenews cho biết, Tư lệnh Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt Mỹ William McRae tiết lộ, Mỹ có thể sẽ triệt thoái một số đơn vị ở nước ngoài đang...