Máy bay giải cứu công nhân được bầu Đức thuê ở Lào đã xuất phát
Trực thăng do HAGL thuê đã di chuyển từ Vientiane lúc 8h30 sáng nay, để giải cứu 26 công nhân của doanh nghiệp bị cô lập sau vụ vỡ đập thủy điện tại huyện Paksong, tỉnh Champasak.
Chia sẻ với Zing.vn sáng 25/7, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), cho biết để đẩy nhanh công tác giải cứu công nhân bị cô lập trong vụ vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy tại huyện Paksong thuộc tỉnh Champasak – Lào, tập đoàn đã thuê máy bay từ Vientiane, bay đến vùng có sự cố.
Trực thăng xuất phát lúc 8h30 từ thủ đô Vientiane, dự kiến thời gian bay khoảng 2 tiếng đồng hồ. Ông Đức cho biết đang ở Attapeu, trực tiếp theo dõi tình hình, diễn biến của vụ vỡ thủy điện, sau khi đưa toàn bộ công nhân về nơi an toàn sẽ cung cấp thông tin để mọi người yên tâm.
Vị trí đập phụ (số 1) bị vỡ vào đêm 23/7, thuộc dự án thủy điện Xe Pien-Xe Namnoy. Đồ họa: BBC.
Vào tối 24/7, chia sẻ với Zing.vn, bầu Đức cho biết khu vực vỡ đập thủy điện là vùng trồng chủ yếu cao su của Hoàng Anh Gia Lai nhưng không bị ảnh hưởng nhiều, do phần lớn diện tích cao su đã trưởng thành.
Video đang HOT
Đối với vườn cây ăn trái, doanh nghiệp canh tác không gần khu vực này nên không bị tác động.
Ông Đức cũng nói việc khắc phục tình hình sản xuất phải chờ đến khi nước rút thì doanh nghiệp sẽ triển khai.
Hoàng Anh Gia Lai đang có tổng diện tích canh tác tại Lào gần 50.000 ha, riêng cao su chiếm 27.000 ha, còn lại là các loại cây ăn trái, bắp, cọ dầu…
Cảnh tan hoang sau vỡ đập thủy điện dọc sông Mekong ở Lào 20h ngày 23/7, vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy, tỉnh Attapeu, Lào. Khiến hàng trăm người mất tích và nhiều người được cho là đã chết.
Nguyên nhân vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy chưa được làm rõ. Tuy nhiên theo TTXVN, Công ty Năng lượng Xe Pian-Xe Namnoy (PNPC), đơn vị xây dựng thủy điện, cho biết đập bị vỡ do mưa lớn trong nhiều ngày. Công ty cũng khẳng định đang hợp tác với chính phủ Lào để triển khai hoạt động cứu hộ những người dân gần khu vực vỡ đập.
Trong dự án thủy điện gặp sự cố này, một doanh nghiệp Việt cũng tham gia thi công công trình là Công ty cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam – CMVietnam. CMVietnam đóng vai trò là nhà thầu phụ, ký hợp đồng với Tổng thầu SK Engineering & Construction (Hàn Quốc) thi công gói 9 với giá trị hợp đồng là 171 tỷ đồng, triển khai trong vòng 3 năm từ 2014 và kết thúc năm 2017. Công ty phụ trách hạng mục đào, đắp, bê tông nhà máy, đường ống áp lực và trạm phân phối điện.
Bình Nguyên
Theo Zing.vn
Việt Nam sẵn sàng giúp Lào khắc phục vụ vỡ đập thủy điện
Ngay sau khi có thông tin đập thủy điện ở tỉnh Attapeu, Lào bị vỡ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có điện thăm hỏi.
Người dân Lào trú tạm trên mái nhà tránh lũ, chờ cứu hộ. (Ảnh: Reuters)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi điện thăm hỏi tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith và Thủ tướng Chính phủ Lào Thongloun Sisoulith; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có điện thăm hỏi gửi Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith.
Ngày 24/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ nhân dân Lào anh em khắc phục hậu quả.
Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào theo dõi sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại để cập nhật thông tin về người Việt Nam hoặc kiều bào tại khu vực bị ảnh hưởng, đồng thời sẵn sàng có các biện pháp hỗ trợ trong trường hợp có người bị ảnh hưởng.
Theo Bộ Ngoại giao, trong trường hợp cần thiết, đề nghị liên hệ số điện thoại bảo hộ công dân tại Lào 008562096106775 hoặc tại Việt Nam 0084981848484.
Sự cố xảy ra tại đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào vào cuối ngày 23/7. Đây là đập thủy điện vẫn đang trong quá trình xây dựng và dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2019.
Hãng tin BBC dẫn lời giới chức tỉnh Attapeu, Lào - cho biết, hàng tỷ mét khối nước từ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy bị vỡ đã làm ngập 6 ngôi làng ở hạ lưu, khiến ít nhất 20 người thiệt mạng và hơn 100 người mất tích, đẩy hơn 6.000 người vào cảnh không nhà cửa.
Theo Dantri
Những vụ vỡ đập nghiêm trọng nhất thế giới Những thảm họa liên quan tới vỡ đập đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, trong đó châu Á là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Người dân Lào đứng trên mái nhờ chờ cứu hộ sau sự cố vỡ đập Xe-Pian Xe-Namnoy (Ảnh: Reuters) Vào tối 23/7, công trình đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy đang...