Máy bay có người lái lần đầu lên độ cao có thể khiến máu người sôi lên
Một máy bay có người lái có cánh của hãng chế tạo Airbus đã lần đầu bay vượt qua độ cao kỷ lục hơn 23.000 m, độ cao có thể khiến máu người bị sôi lên nếu không có biện pháp bảo vệ.
Máy bay Perlan Mission II (Ảnh: Airbus)
CNN đưa tin, tuần qua máy bay thử nghiệm Perlan Mission II của hãng Airbus đã phá kỷ lục về độ cao của máy bay có người lái có cánh khi bay tới ngưỡng 23.165 m. Đây là con số vượt “giới hạn Amstrong”, thuật ngữ chỉ độ cao đủ để máu trong cơ thể người bị sôi lên nếu không có phương pháp bảo vệ.
Máy bay được điều khiển bởi cơ trưởng Jim Payne và phi công lái phụ Tim Gardner, bay tại khu vực El Calafate ở Patagonia, Argentina.
Thông tin trên được công bố trên trang mạng xã hội Twitter Perlan 2, sau khi các mẫu máy bay thử nghiệm đạt tới ngưỡng 18.897 m vài ngày trước đó, và ngưỡng 15.916 m một năm trước đây.
Theo CNN, các kỹ sư chế tạo Perlan II đã sáng chế ra hệ thống thở tái tạo khép kín nhằm mang ít oxy lên khí quyển nhất có thể.
“Dự án Perlan đã đạt được tới những điều tưởng như không thể và việc chúng tôi phát triển dự án này nhằm gửi một thông điệp tới các nhân viên, các nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh rằng chúng tôi có thể vươn tới những điều phi thường”, ông Tom Enders, giám đốc điều hành của Airbus, nhà tài trợ của dự án, cho hay.
Chiếc Perlan II được chế tạo ở Oregon (Mỹ) với sải cánh 25,6 m và nặng 0,8 tấn. Nó có thể đạt trần bay 27.432 m, gần sát với rìa không gian. Nhóm chế tạo và thử nghiệm đang hướng tới mục tiêu tiếp tục đẩy độ cao của máy bay tăng lên vào khoảng giữa tháng 9/2018.
Khi đạt tới tốc độ tối đa 450 km/h tại độ cao vượt giới hạn Amstrong, “bạn có thể ngắm những vì sao ngay cả khi lúc đó là ban ngày. Điều này thật sự rất tuyệt. Ngồi trên máy bay này rất thoải mái. Bạn có thể liên tục quan sát và phân tích những yếu tố xung quanh bạn như thời tiết, tốc độ gió, hoạt động kiểm soát không lưu. Thời gian trôi đi rất nhanh”, cơ trưởng Payne nói với CNN.
Đức Hoàng
Tổng hợp
Theo Dantri
Những "lâu đài bay" tư nhân đắt giá nhất thế giới
Thiết kế của các máy bay tư nhân được điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng để mang đến sự thoải mái tối ưu và đi kèm với đó là mức giá đắt đỏ tương xứng.
Gulfstream G500: Với giá 44 triệu USD, G500 chưa phải là máy bay đắt nhất của hãng chế tạo máy bay nổi tiếng Gulfstream nhưng đây là máy bay mới nhất của hãng này. G500 dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng từ cuối năm nay. (Ảnh: Gulfstream)
Video đang HOT
Máy bay G500 có nội thất sang trọng với ghế ngồi được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. (Ảnh: Gulfstream)
G500 cũng được trang bị internet tốc độ cao nhanh gấp 30 lần so các đối thủ khác. (Ảnh: Gulfstream)
Gulfstream G650ER: G650ER có giá khoảng 66,5 triệu USD và là mẫu máy bay "sang chảnh" nhất của hãng Gulfstream. Với tầm hoạt động lên tới hơn 12.000 km, G650ER có thể thực hiện các chuyến bay băng qua Thái Bình Dương. (Ảnh: Reuters)
Nội thất của G650ER cũng được thiết kế theo phong cách sang trọng bằng các vật liệu như da, gỗ hay đá đắt tiền. (Ảnh: Gulfstream)
Toàn bộ khoang máy bay đều có thể được điều khiển bằng ứng dụng trên điện thoại thông minh. (Ảnh: Gulfstream)
Bombardier Global 7000: Tương tự G650ER, Global 7000 là máy bay tư nhân được sản xuất để phục vụ các chuyến bay dài và thiết kế theo yêu cầu nhất định của khách hàng. Máy bay có giá 73 triệu USD này dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ nửa cuối năm nay. (Ảnh: Bombardier)
Khoang máy bay Global 7000 có thể được điều chỉnh theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như trở thành phòng ăn tối rộng rãi. (Ảnh: Bombardier)
Một "nhà hát" di động trên Bombardier Global 7000. (Ảnh: Bombardier)
Global 7000 thậm chí có cả phòng ngủ riêng. Đây là thiết kế quan trọng của máy bay này để phục vụ cho hành khách trong những chuyến bay dài. Tầm hoạt động của Global 7000 hơn 13.600 km. (Ảnh: Bombardier)
Embraer Lineage 1000E: Đây là máy bay cải tiến dựa trên mẫu máy bay thông dụng Embraer E190 và có giá khoảng 53 triệu USD. (Ảnh: Embraer)
Không gian rộng rãi của Lineage 1000E đủ chỗ cho một giường ngủ và phòng tắm lớn ngay trên máy bay. (Ảnh: Embraer)
Thiết kế ấn tượng của Lineage 1000E. (Ảnh: Embraer)
Nội thất sang trọng bên trong Lineage 1000E. (Ảnh: Embraer)
Airbus ACJ319Neo: Máy bay ACJ319Neo của hãng Airbus có tầm hoạt động hơn 12.500 km và có thể bay thẳng từ Los Angeles, Mỹ tới Geneva, Thụy Sĩ. (Ảnh: Airbus)
ACJ319Neo có giá khoảng 101,5 triệu USD trước khi lắp đặt nội thất. (Ảnh: Airbus)
Boeing 787-8 BBJ: Đây là mẫu máy bay hiện đại có giá tới 224 triệu USD của hãng Boeing. Năm 2016, tập đoàn HNA của Trung Quốc dành thêm 100 triệu USD để biến mẫu máy bay này thành máy bay tư nhân. (Ảnh: Kestrel Aviation Management)
Không gian bên trong Boeing 787-8 BBJ đủ sức chứa 40 người. (Ảnh: Kestrel Aviation Management)
Phòng ngủ thiết kế sang trọng trên máy bay Boeing 787-8 BBJ. (Ảnh: Kestrel Aviation Management)
Khu vực nhà tắm với sàn nhà trải đá ấm trên máy bay của Boeing. (Ảnh: Kestrel Aviation Management)
Boeing 747-8 Intercontinental BBJ: Được mệnh danh là "Nữ hoàng Bầu trời", siêu máy bay của Boeing có giá khoảng 403 triệu USD trước khi được điều chỉnh riêng theo yêu cầu của khách hàng. (Ảnh: Boeing)
Tổng diện tích không gian bên trong chiếc Boeing 747 này lên tới 445 m2. (Ảnh: Greenpoint Technologies)
Phòng ngủ được thiết kế rộng và ấm cúng của siêu máy bay Boeing. (Ảnh: Greenpoint Technologies)
Phòng ăn rộng rãi trên Boeing 747-8. (Ảnh: Greenpoint Technologies)
Thành Đạt
Theo Dantri
Hé lộ chuyên cơ của Thủ tướng Canada Justin Trudeau Để thực hiện các chuyến công du có khoảng cách xa, Thủ tướng Canada Justin Trudeau thường sử dụng chuyên cơ Airbus A310, được in biểu tượng lá phong đặc trưng. Máy bay này trực thuộc quyền quản lý của Lực lượng Không quân Hoàng gia Canada. Thủ tướng Justin Trudeau bước ra từ chuyên cơ A310-300 tại sân bay Nội Bài sáng...