Máy bay chở khách từ Ấn Độ đến Mỹ gặp sự cố phải hạ cánh ở Nga
Air India gửi một máy bay để đón những hành khách có chuyến bay từ New Delhi đến San Francisco (Mỹ) phải chuyển hướng đến vùng Viễn Đông của Nga sau khi chiếc máy bay chở họ gặp trục trặc về động cơ.
Hãng hàng không Air India hôm nay 7.6 cho hay 216 hành khách và 16 thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay nói trên đã được chuyển đến chỗ ở tạm thời hôm 6.6, do những hạn chế về cơ sở hạ tầng tại sân bay ở thành phố Magadan của Nga, theo Reuters.
Việc chuyển hướng đặt ra câu hỏi về việc chiếc máy bay Boeing 777 trị giá 200 triệu USD, có động cơ do General Electric sản xuất, có thể được sửa chữa nhanh như thế nào, trong bối cảnh Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các lệnh cấm vận đối với việc xuất khẩu các mặt hàng hàng không sang Nga.
“Chiếc máy bay đó cần được sửa chữa, các thợ máy đang lên máy bay”, Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Ấn Độ Jyotiraditya Scindia nói với các phóng viên, đề cập đến chuyến bay sẽ đón những hành khách mắc kẹt nói trên. “Tôi không biết sẽ mất bao lâu để sửa chữa chiếc máy bay đó nhưng hành khách sẽ được đưa đến điểm đến cuối cùng của họ”, ông Scindia khẳng định.
Một chiếc máy bay của Air India. Ảnh Reuters
Một nguồn tin tại sân bay Magadan nói với Reuters rằng các kỹ sư của Air India sẽ đến Nga trên chiếc máy bay dự phòng nói trên cùng với phụ tùng thay thế.
Một hành khách bị mắc kẹt tên Gagan cho đài truyền hình NDTV của Ấn Độ hay có nhiều công dân Mỹ trên chuyến bay đang lo lắng trước căng thẳng giữa Nga và Mỹ. Air India đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu cung cấp thông tin về quốc tịch của các hành khách.
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel ngày 6.6 nói rằng “có khả năng” có người Mỹ trên máy bay do điểm đến của chuyến bay.
Những hành khách nổi giận đã lên Twitter phàn nàn về việc cung cấp thực phẩm không đủ tại chỗ ở của họ, nơi mà họ cho rằng trông giống như một trường học.
Air India cho hay họ không có bất kỳ nhân viên nào ở Nga và sự hỗ trợ được cung cấp cho hành khách là “tốt nhất có thể trong tình huống bất thường này”, theo Reuters.
Triều Tiên thừa nhận vụ phóng 'vệ tinh không gian' đã thất bại
Thông tấn xã Trung ương CHDCND Triều Tiên (KCNA) vừa xác nhận vụ phóng "vệ tinh không gian" rạng sáng 31.5 của nước này đã thất bại.
Theo thông tin từ KCNA, tên lửa đẩy vệ tinh Chollima-1 đã rơi xuống biển do mất lực đẩy sau khi động cơ gặp trục trặc khi đang ở tầng phân tách thứ 2.
Trước đó, hãng thông tấn Yonhap dẫn báo cáo của quân đội Hàn Quốc cho biết sáng nay (31.5) CHDCND Triều Tiên đã phóng thiết bị mà Bình Nhưỡng gọi là "vệ tinh không gian" trong khi Seoul gọi là "vệ tinh do thám quân sự" ở biển phía nam.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết vụ phóng diễn ra vào khoảng 6 giờ 29 phút sáng. Hai phút sau, còi báo động không kích vang lên ở Seoul và một phút sau đó, một tin nhắn văn bản được gửi đi kêu gọi cư dân "chuẩn bị sơ tán và cho phép trẻ em và người già di tản trước".
Cụ thể, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết nước này đã phát hiện vụ phóng đang được thực hiện ở quận Tongchang-ri trên bờ biển phía tây của Triều Tiên vào lúc 6 giờ 29 phút sáng nay. Vệ tinh bay qua vùng biển xa về phía tây đảo Baengnyeong của Hàn Quốc.
Hàn Quốc phát bản tin về việc Triều Tiên "vệ tinh không gian" hôm 31.5
REUTERS
"Quân đội của chúng tôi đang cố gắng xác nhận xem nó có bay bình thường hay không", JCS cho biết. "Trong khi nâng thế cảnh giác, quân đội của chúng tôi, hợp tác chặt chẽ với Mỹ, đang duy trì thế sẵn sàng", theo JCS.
Vụ phóng đã dẫn đến các cảnh báo khẩn cấp và lệnh sơ tán ngắn ở một số vùng của Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, các cảnh báo sau đó đã được rút lại và không có báo cáo nguy hiểm hoặc thiệt hại nào, theo hãng tin Reuters. Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc đã được triệu tập để thảo luận về vụ phóng.
Phía Seoul cho biết họ vẫn đang phân tích liệu vụ phóng có thành công hay không, trong khi truyền thông ở Hàn Quốc và Nhật Bản đang xem xét khả năng vụ phóng thất bại. Truyền thông nhà nước Triều Tiên chưa đưa tin về vụ thử tên lửa.
Trước đó, vào ngày 30.5, Triều Tiên đã thông báo cho Nhật Bản và Tổ chức Hàng hải Quốc tế về kế hoạch phóng vệ tinh trong khoảng thời gian từ ngày 31.5 đến ngày 11.6 bất chấp những lời chỉ trích rằng nó sẽ vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ), trong đó cấm bất kỳ vụ phóng nào sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo.
Theo ông Ri Pyong-chol, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương của đảng Lao động cầm quyền của Triều Tiên, các cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc đòi hỏi Bình Nhưỡng phải có "phương tiện có khả năng thu thập thông tin về các hành động quân sự của đối thủ theo thời gian thực".
Triều Tiên chuẩn bị phóng vệ tinh quân sự, Nhật Bản chuẩn bị tình huống bất ngờ
Trước vụ phóng hôm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng bất kỳ lần thử tên lửa nào của Triều Tiên sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo đều sẽ vi phạm nhiều nghị quyết của HĐBA LHQ.
Các nhà phân tích cho biết Triều Tiên trước đây đã thử 5 lần phóng vệ tinh, trong đó có 2 vệ tinh được đưa vào quỹ đạo. Tuy nhiên, khả năng chế tạo các vệ tinh của Bình Nhưỡng vẫn chưa được xác minh.
Phân cực kinh tế Nga - Trung với phương Tây ngày một rõ? Nga đang thúc đẩy một hành lang trên bộ ở vùng Viễn Đông nhằm xuất khẩu thêm ngũ cốc sang Nội Mông ở đông bắc Trung Quốc, tờ Asia Times ngày 13.5 đưa tin. Cụ thể, vào giữa tuần này, hãng thông tấn TASS dẫn thông báo của Điện Kremlin cho biết Nga sẽ tăng cường xuất khẩu ngũ cốc sang Trung Quốc...