Máy bay chiến đấu Nga đang dần “phủ sóng” khu vực Đông Nam Á
Hiện nay, có khá nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á đang sử dụng các loại máy bay của Nga. Trong tương lai, châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, sẽ là một thị trường mà các hãng hàng không Nga tập trung khai thác.
Chủ tịch tập đoàn chế tạo máy bay (UAC) của Nga, ông Mikhail Pogosyan tuyên bố với các phóng viên ngày 15-02 rằng, chiến lược chính của Tập đoàn chế tạo máy bay (UAC) của Nga trong thị trường khu vực Đông Nam Á không phải chỉ là bán máy bay, mà là xây dựng quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với khu vực này.
Hiện nay, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Myanmar và các quốc gia khác tích cực khai thác máy bay quân sự của Nga, và trong tương lai khu vực này có triển vọng rất tốt, cả về phát triển dịch vụ và xúc tiến các máy bay mới (chẳng hạn như Yak -130).
Tại triển lãm hàng không Singapore, Tập đoàn này đã có nhiều cuộc gặp với khách hàng tiềm năng. Theo ông Pogosyan, xét theo việc sử dụng máy bay dân dụng Sukhoi Superjet ở Indonesia, Lào và Mexico, có thể nói rằng có cơ sở để hướng tới thị trường Trung Quốc, Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác.
Nga muốn xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các khách hàng Đông Nam Á
Hiện nay, một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Malaysia… đang là nhưng khách hàng chủ yếu của máy bay chiến đấu Nga. Các nước này cũng đang có những kế hoạch mua thêm các máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Nga. Ví dụ, Indonesia có ý định mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 của Nga để thay thế hết các chiến đấu cơ F-5 Tiger của Mỹ.
Hiện nay, trong biên chế trang bị của không lực Indonesia đã có một phi đội 16 chiếc máy bay chiến đấu dòng Sukhoi, bao gồm 5 chiếc máy bay chiến đấu Su-27SKM và 11 chiếc máy bay chiến đấu Su-30 MK2 hai chỗ ngồi, bố trí trong căn cứ không quân “Sultan Hasanuddin” ở Makassar, tỉnh Nam Sulawesi.
Tháng 4 năm 2013, không quân Indonesia cũng đã đặt mua thêm 6 chiếc nữa, bắt đầu bàn giao vào năm 2014, nâng tổng số máy bay Su-27/Su-30 lên 22 chiếc. Trong tương lai, Bộ Quốc phòng Indonesia dự định đến năm 2024 thành lập 8 phi đội tiêm kích Su-30MK2, mỗi phi đội biên chế 16 chiếc.
Máy bay chiến đấu Su-30 MK2 của không quân Indonesia
Video đang HOT
Như vậy, trong gần 10 năm tới, Indonesia có thể mua hơn 100 máy bay chiến đấu Su-30MK2 mới. Theo Tư lệnh Không quân Indonesia Ida Bagus Putu Dunia, các tiêm kích này sẽ tạo ra “lực lượng răn đe mạnh mẽ”, củng cố tiềm lực chiến đấu của không quân Indonesia.
Trước đây, Nga đã cung cấp cho Malaysia 18 chiếc máy bay chiến đấu MiG-29A trong 2 năm 1994-1995, sau đó là 18 chiếc máy bay chiến đấu Su-30MKM vào năm 2009. Ngoài ra, họ còn bán cho Malaysia 12 chiếc máy bay trực thăng vận tải quân sự Mi-171Sh. Nga cũng đã mở một Trung tâm sửa chữa kỹ thuật vào năm 2012 và một Trung tâm huấn luyện bay rất bề thế vào năm 2011 tại Malaysia.
Máy bay chiến đấu Su-30MKM là phiên bản xuất khẩu cho Malaysia rất giống với máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30MKI của Ấn Độ. Su-30MKM đã được nâng cấp đáng kể từ phiên bản xuất khẩu Su-30K ban đầu với việc giữ lại phần lớn khung máy bay và các trang bị cơ bản nhưng kết hợp một số công nghệ hiện đại từ dự án Sukhoi Su-35 và Sukhoi Su-37.
Cuối năm ngoái, Nga đã ký hợp đồng bán thêm 18 máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30MKM cho Malaysia. Trị giá của mỗi máy bay loại này (bao gồm cả công tác bảo hành) là khoảng 50 triệu USD. Theo nguồn tin trên, Malaysia muốn thảo luận với Nga về khả năng nâng cấp phiên bản của Su-30MKM có khả năng trang bị các tên lửa mới, bao gồm cả tên lửa siêu âm BrahMos.
Ngoài ra, ở Đông Nam Á còn có Myanmar cũng sử dụng máy bay chiến đấu MiG-29 của Nga. Myanmar nhận được các máy bay chiến đấu MiG-29 đầu tiên năm 2001-2002, khi mà Nga đã chuyển giao cho Không quân nước này 12 tiêm kích MiG-29, trong đó có một máy bay huấn luyện chiến đấu hai chỗ ngồi MiG-29UB.
Ngày 06 tháng 12 năm 2009, Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport đã ký kết một hợp đồng mới trị giá 412 triệu EURO (khoảng 547 triệu USD) để cung cấp cho Không quân Myanmar 20 tiêm kích MiG-29 với các biến thể khác nhau bao gồm 10 chiếc MiG-29B, 6 chiến đấu cơ nâng cấp MiG-29SE và 4 máy bay huấn luyện chiến đấu hai chỗ ngồi MiG-29UB.
Máy bay MiG-29 của không quân Myanmar
Theo hợp đồng được ký kết, trong tháng 12 năm 2011, Công ty MiG đã bàn giao cho Myanmar 14 chiếc MiG-29SE/B đầu tiên. Sáu chiếc MiG-29 còn lại theo hợp đồng này đã được chuyển giao cho Không quân Myanmar trong năm 2012.
Ngoài ra, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng là một khách hàng truyền thống của hàng không Nga với nhiều loại máy bay chiến đấu của 2 hãng Mykoian và Sukhoi.
2 quốc gia Lào và Campuchia cũng sở hữu một số lượng nhỏ các máy bay chiến đấu thế hệ cũ thuộc các phiên bản của MiG-21, Myanmar cũng sở hữu một biến thể của MiG-21 là F-7M (biến thể xuất khẩu của J-7 do Trung Quốc thiết kế dựa theo MiG-21) và một số loại trực thăng Nga.
Theo ANTĐ
Không quân Ấn Độ sẽ vượt mặt Trung Quốc, đứng số 1 châu Á
Tạp chí "Học giả ngoại giao" (The Diplomat) của Nhật vừa có bài viết cho biết, trong tương lai không xa, không quân Ấn Độ sẽ vượt mặt không quân Trung Quốc để trở thành nền không quân mạnh nhất châu Á.
Tạp chí này cho biết, kế hoạch phát triển máy bay chiến đầu thế hệ thứ 5 FGFA do Ấn Độ và Nga liên hợp chế tạo do chậm tiến độ dẫn đến chi phí tăng cao làm cho Ấn Độ không hài lòng khi phải kéo dài thời gian chờ đợi chiếc máy bay đầu tiên. Tuy vậy, khi người Mỹ đề nghị Ấn Độ cùng hợp tác phát triển F35 thì nước này đã từ chối.
Tính từ khi bắt đầu đến nay đã 20 năm, kế hoạch này đã ngốn của New Dehli một ngân sách không nhỏ là 35 tỷ USD, đây có thể coi là ngân sách đầu tư lớn nhất cho 1 hạng mục vũ khí của Ấn Độ. Căn cứ vào kế hoạch ban đầu, người Ấn sẽ nhận được 3 nguyên mẫu đầu tiên lần lượt vào các năm 2014, 2017 và 2019, còn bước sang năm 2020 nó sẽ chính thức được biên chế trong lực lượng không quân Ấn Độ (hiện lùi lại năm 2022).
Biên đội máy bay "Liên hiệp quốc" của không quân Ấn Độ
Theo tin của các phương tiện truyền thông Nga, nguyên mẫu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 FGFA của Ấn Độ là Sukhoi T-50 đã tích hợp được tất cả những công nghệ hàng không ưu việt nhất của Nga. Các chuyên gia quân sự trên thế giới cho rằng T50 vượt trội máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35, ngang bằng, thậm chí có mặt còn vượt qua F-22 của Mỹ.
Điều đáng ngạc nhiên là người Ấn Độ dự định sẽ trang bị tới 200 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này. Trong đó, 166 chiếc là loại 1 chỗ ngồi, còn lại 34 chiếc 2 chỗ ngồi. Hiện nay, kế hoạch này dự định sẽ điều chỉnh lại chỉ còn tổng số 144 chiếc. Ngoài ra, "Kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ" (LCA) Tejas của Ấn Độ cũng sắp sửa hoàn tất, 7 chiếc máy bay sản xuất loạt nhỏ đang đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm.
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 FGFA hợp tác phát triển với Nga
Tại triển lãm hàng không quốc tế Bangalore tổ chức vào tháng 2 năm nay, Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã trưng bày mô hình của AMCA - máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của riêng mình theo kế hoạch "Máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến". So với mô hình được công khai lần đầu tiên năm 2011, rõ ràng là người Ấn Độ đã có sự điều chỉnh về thiết kế ngoại hình khí động học.
Từ hiện tượng phát triển song song của 2 dự án FGFA và AMCA, một số chuyên gia quân sự cho rằng, có khả năng dự án riêng của Ấn Độ sẽ được dùng để thay thế cho kế hoạch hợp tác phát triển với Nga. Thế nhưng, cũng không loại trừ, Ấn Độ sẽ đồng thời phát triển cả 2 loại vì chúng có tính chất hoàn toàn khác nhau.
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 AMCA do Ấn Độ tự sản xuất
Loại máy bay chiến đấu hạng trung thế hệ thứ 5 AMCA có trọng lượng cất cánh khoảng 19-20 tấn. Theo kế hoạch, nó sẽ tiến hành bay thử vào năm 2019 và đến năm 2025 sẽ được đưa vào trong biên chế của không quân Ấn Độ, kế hoạch sản xuất của AMCA dự kiến sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 15 năm.
Hiện tổng quân số lực lượng không quân Ấn Độ vào khoảng hơn 110.000 người, trang bị khoảng trên 1600 máy bay các loại, trong đó lực lượng máy bay ném bom và máy bay chiến đấu chủ lực là hơn 700 chiếc, được biên chế thành 45 liên đội máy bay chiến đấu không quân. Các liên đội này đã và sẽ được trang bị các loại máy bay thuộc các thương hiệu hàng đầu thế giới như: MiG-29K, Su-30MKI, FGFA của Nga, Mirage-2000 và Rafale của Pháp, Jaguar của Anh...
Máy bay tiêm kích hạm MiG-29K do Nga sản xuất
Không quân Ấn Độ được các chuyên gia quân sự trên thế giới xếp hạng thứ 4 về quy mô lực lượng và đứng thứ 5 về năng lực tác chiến. Ngoài ra, Ấn Độ còn có lực lượng không quân bảo đảm thuộc loại mạnh nhất thế giới, với các loại máy bay trinh sát và tác chiến điện tử, máy bay cảnh báo sớm Embraer EMB 145, Phalcon, IL-76 mua từ Brazil, Israel và Nga; máy bay trinh sát chống ngầm P-8I của Mỹ, IL-38SD của Nga; máy bay vận tải hạng nặng của C-17 và C-130 của Mỹ, IL-76 của Nga...
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ thứ 4 Tejas do Ấn Độ tự sản xuất
Hiện nay, không quân Ấn Độ đã đạt trình độ ngang bằng với không quân Trung Quốc. Đến giai đoạn năm 2020 - 2025, không quân nước này sẽ có một biên đội máy bay chiến đấu hùng hậu, bao gồm đầy đủ các loại từ hạng nhẹ, hạng trung cho đến hạng nặng, từ máy bay thế hệ thứ 3 cho đến thứ 5, được xây dựng theo một mô hình hợp lý, có lực lượng máy bay hiện đại, tinh nhuệ, năng lực tác chiến rất mạnh. Đến thời điểm đó, Ấn Độ đủ khả năng vượt qua Trung Quốc đứng đầu châu Á và lọt vào top 3 cường quốc không quân hàng đầu thế giới.
Theo ANTD
Tuyết đen phủ kín thành phố Siberia Người dân tại thành phố Omsk, phía tây Siberia thuộc Nga không khỏi lo lắng khi chứng kiến một lớp tuyết đen bao phủ khắp thành phố. Được biết, đây không phải là lần đầu tiên những lớp tuyết có màu sắc kỳ lạ này xuất hiện tại Omsk. Tuyết đen đã xuất hiện tại khu vực này hai lần vào tháng 12...