Máy ảnh gương lật rồi lại không gương lật, nhưng vì sao tôi chỉ thích dùng máy ảnh Rangefinder để chụp ảnh?
Trên thực tế, SLR ( Single Lens Reflex) trực quan hơn, dễ lấy nét và có thể thoải mái thay đổi ống kính tiêu cự khác nhau. Vậy tại sao giờ đây máy ảnh thiết kế kiểu Rangefinder lại vẫn tồn tại trong kỷ nguyên nhiếp ảnh hiện đại?5 lý do tôi chọn rangefinder để chụp ảnh
Máy ảnh gương lật (SLR hay DSLR) nói chung là dòng sản phẩm chiếm lĩnh thị trường nhiếp ảnh trong 70 năm qua. Trên thực tế, SLR (Single Lens Reflex) trực quan hơn, dễ lấy nét và có thể thoải mái thay đổi ống kính tiêu cự khác nhau. Vậy tại sao giờ đây máy ảnh thiết kế kiểu Rangefinder lại vẫn tồn tại trong kỷ nguyên nhiếp ảnh hiện đại?
Với tôi, nó có 5 nguyên nhân khiến Rangefinder vẫn còn tiềm năng thu hút rất lớn:
1. Rangefinder khó dùng hơn, nhưng bạn sẽ trông “ngầu” hơn khi đang cầm nó tác nghiệp
Theo quan điểm cá nhân, Rangefinder là một trong những dòng máy ảnh có thiết kế “cool” nhất, cầm nó trên tay tác nghiệp sẽ khiến bạn trông như một nhiếp ảnh gia thật thụ. Có thể bạn cho rằng tôi nói quá nhưng nó tạo cảm giác tinh tế và có chút gì đó hợm hĩnh, thể hiện cái tôi cao độ khi sử dụng một chiếc máy mà không phải bất kỳ ai cũng có thể thao tác được.
À, tôi có nói đến chuyện không phải ai cũng thao tác được đúng không? Nếu đưa một chiếc máy ảnh DSLR (như Canon 5D chẳng hạn), dù là một người tay mơ cũng có thể dễ dàng điều khiển, bởi chỉ cần một chút mày mò trên giao diện màn hình hoặc thậm chí chuyển sang chế độ Auto hoàn toàn, bạn cũng có thể chụp ra hàng trăm hàng nghìn bức ảnh “sử dụng được”. Thế nhưng, với một chiếc máy ảnh Rangefinder kèm một cuộn phim trên tay, bạn sẽ phải đắn đo trong cả chuyện lấy nét lẫn điều chỉnh các thông số thế nào để có được bức ảnh đúng ý.
Và cũng vì lý do này mà mọi người sẽ có phản ứng hoàn toàn khác nhau khi nhìn thấy bạn cầm một chiếc máy ảnh Rangefinder trên tay so với cầm một chiếc DSLR gắn ống kính kit. Tôi chưa nói đến chuyện máy nào sẽ cho ảnh đẹp hơn máy nào, nhưng về ấn tượng ban đầu khi mới nhìn vào, chính chiếc Rangefinder sẽ khiến bạn trở nên nổi bật hơn hẳn.
2. Zone Focus – Lấy nét vùng
Bỏ qua phần 1 nói về tính thẩm mỹ và “tạo nét”, đi chuyên sâu hơn vào kỹ thuật chụp ảnh thì với tôi Zone Focus là thứ hay nhất trên Rangefinder. Dù máy Rangefinder đều có phần ống ngắm nhưng 10 tấm thì hết 7 tấm tôi đã không cần đến ống ngắm rồi. Bởi chỉ cần để khẩu độ khoảng f/8 cùng vặn trước khoảng “vào nét” từ 1,5m đến 3m chẳng hạn, tôi có thể tự tin đi dạo chụp mọi tình huống mà không cần phải ngắm nữa.
Ở trường hợp này, để khẩu f/11, bạn vặn theo zone focus thì sẽ có khoảng nét từ 0,7m đến vô cực.
Còn ví dụ ở f/5.6 trong trường hợp này thì khoảng nét sẽ từ tầm 1,3 mét đến vô cực.
Lợi điểm khác của việc dùng Zone Focus là bạn có thể chụp nhanh những khoảnh khắc đáng giá trước khi đối phương kịp phát hiện ra. Với việc chụp đường phố, bắt khoảnh khắc là điều vô cùng quan trọng, nếu bạn cứ đưa máy lên, mãi ngắm vào ống ngắm và chờ máy lấy nét thì chắc chắn khoảng thời gian ấy cũng đủ để chủ thể phát hiện ra, lúc đấy hoạt động mà bạn định chụp sẽ bị thay đổi, hoặc thậm chí là bị chủ thể phản ứng ngược lại.
Thế nên, vặn trước vùng nét theo quy tắc Zone Focus và tôi đã có được những bức ảnh tuyệt hảo với chiếc máy ảnh rangefinder của mình. Bên cạnh đó, bạn thậm chí có thể chụp ở góc thấp, ngang hông để có cách ghi hình độc lạ hơn mà không phải lo đến chuyện khum người xuống gây chú ý.
3. Không bị rung do gương lật hoạt động
Nói đến chuyện này thì Rangefinder hoàn toàn dễ chịu hơn so với dạng máy ảnh có gương lật SLR hoặc DSLR: Rangefinder khi chụp ở tốc chậm sẽ ít rung hơn do không hề có gương lật đánh lên xuống. Nếu với một chiếc SLR như Pentax Spotmatic II hay Canon 600D trước đây mà tôi dùng, thường phải để tốc tầm 1/60 hoặc 1/30 kèm nín thở để có ảnh sắc nét thì Rangefinder như Canon QL III dư sức đẩy xuống tốc 1/8 mà chẳng cần phải lẩm bẩm cầu nguyện.
4. Rangefinder luôn trang bị những ống kính “ngon” nhất
Lợi điểm của những ống kính đến từ Rangefinder là chúng được nghiên cứu và phát triển rất tỉ mỉ để cho ra chất lượng tốt nhất, chẳng hạn như Leica, Zeiss hay Mamiya… luôn được đánh giá có tầm đỉnh nhất thế giới. Những ống kính này thường cho ra chất ảnh nét căng, hạn chế méo góc ở mức cao nhất và tái hiện màu sắc tốt nhất và đặc biệt là nhỏ gọn.
Video đang HOT
5. Bạn học được cách bố cục ảnh bằng mắt trần, chứ không phải bằng lens
Có thể bạn thấy lạ, nhưng nhược điểm khi chụp bằng máy ảnh Rangefinder cũng đồng thời trở thành ưu điểm. Bố cục (framing) trên máy ảnh có gương lật thường sẽ dễ hơn và chính xác hơn so với Rangefinder bởi bạn sẽ thấy được những gì mà ống kính ghi nhận lại. Còn với Rangefinder, bạn sẽ nhìn vào viewfinder riêng, với những đường căn khung (frame line) và tất nhiên chúng chỉ mang tính tương đối, thành phẩm sẽ có phần lệch khung đi một chút.
Chính điều này khiến bạn sẽ có suy nghĩ khác hẳn khi bố cục một tấm ảnh với Rangefinder, nhìn đường căn khung nhưng lại bố cục bằng “tâm thức”, từ đó bạn có thể tự hình dung bức ảnh từ trước khi giơ máy lên chụp. Nhờ vậy, bạn sẽ cẩn thận và tư duy nhiều hơn cho tác phẩm của mình, trước cả khi bấm máy.
Hơn nữa, máy ảnh Rangefinder giúp bạn có thể thấy được những gì diễn ra ngoài đường căn khung, thế nên bạn sẽ nắm bắt tình huống tốt hơn so với máy ảnh gương lật.
Nhìn chung, với tôi máy ảnh Rangefinder có một chỗ đứng riêng mà chẳng có một dòng sản phẩm nào khác có thể thay thế được. Cầm nó tôi cảm thấy mình tự tin hơn hẳn so với khi cầm những chiếc máy khác, dù là có những khuyết điểm nhưng nếu bạn làm quen được với nó thì vô tình lại giúp kỹ năng nhiếp ảnh của bản thân được nâng cấp lên rất nhiều.
Theo GenK
Trên tay nhanh EOS R, ống kính RF và ngàm EF-EOS R
Trong tuần qua, hình ảnh về chiếc máy ảnh đầu tiên không gương lật của Canon đã xuất hiện khá nhiều từ tin đồn cho đến khi hãng ra mắt chính thức. Hôm nay, Camera Tinhte có cơ hội đến văn phòng Canon và trải nghiệm dòng máy này trên tay.
Tuy thời gian hạn hẹp, nhưng đây cũng là cơ hội làm rõ hơn chiếc máy này hơn khi được cầm nắm trên tay thật sự. Sau đây làm một vài nhận xét của Camera Tinhte sau khi trải nghiệm:
1. Thiết kế và bố trí nút vận hành
Đầu tiên, vẻ bề ngoài của EOS R có thiết kế khá hiện đại với màn hình Dot-matrix LCD vuông, thời thượng và bắt mắt. Các đường nét gọn gàng hơn, giống với thiết kế của các máy EOS M hơn là một máy DSLR. Với báng cầm chứa pin LP-E6 hoặc LP-E6N (dùng để sạc trực tiếp vào máy), nên có độ dày, tạo cảm giác cầm nắm rất tốt, không khác các dòng DSLR của Canon là mấy. Ngoài ra, thiết kế hình giọt nước chỗ nút chụp tạo cảm giác thoải mái khi thao tác chụp ảnh và nút AF-ON tiện dụng vẫn được giữ nguyên.
Màn hình Dot Matrix vuông nhìn rất hiện đại.
Màn hình Dot Matrix giúp thay thế các nút xoay chỉnh với ICON lớn.
Bên cạnh đó, thiết kế màn hình xoay lật trên các dòng DSLR trước đây vẫn được Canon trang bị cho EOS-R. Điểm khác biệt là màn hình cảm ứng này có thể biết thành một dạng "trackpad" để di chuyển điểm lấy nét cực kì thuận tiện.
Màn hình xoay lật thuận tiện đặc trưng của Canon.
Điểm khác biệt của EOS R là độ dày thành máy nhìn từ trái qua mỏng hơn, vì hộp gương lật đã không còn. Khoảng cách mặt bích ngắn 20mm, ngắn hơn của EOS đến 24mm (khoảng cách từ cảm biến đến ngàm). Bên cạnh đó, bánh xe lớn phía sau để hiệu chỉnh khẩu, tốc độ màn trập hay điểm lấy nét không còn nữa mà thay vào đó là thanh cảm ứng đa nhiệm. Một thiết kế hiện đại. Thanh đa nhiệm này giúp cho việc quay phim tốt hơn khi không gây tiếng động như bánh xe xoay. Tính năng này trên EOS 1DX và 1DX mark II đã có, và được gọi là LV Touch Control, nhưng không đa nhiệm như thanh điều khiển này.
Thanh cảm ứng đa nhiệm
Máy mỏng hơn, khoảng cách từ cảm biến đến ngàm ngắn hơn.
Nút xoay điều khiển các chế độ chụp P, Av, Tv, M không còn khắc và sơn biểu tượng trên đó nữa, thay vào đó, người dùng nhấn vào nút mode ở trên và xoay, các chế độ sẽ thể hiện trên màn hình Dot-matrix LCD. Đây là điểm rất hiện đại mà Canon đã giải quyết rất hay việc kích thước. Nếu vẫn giữ các icons trên bánh xe, chắc chắn sẽ lớn như DSLR. Nhưng có một điểm, Canon chưa bao giờ thay đổi, ngay cả trên EOS-hiện đại này, đó là nút ON-OFF nằm riêng hoàn toàn, không chung với các nút khác.
EVF với Eye-cup thiết kế hình thang.
Và điểm mới nhất xuất hiện trên màn hình Dot-matrix LCD của Canon EOS-R là chế độ Fv. Chế độ này được gọi là Flexible Mode (Chế độ Linh hoạt). Ở chế độ này, người dùng có thể thay đổi Khẩu độ, Tốc độ hay ISO thì hai thông số còn lại trong phơi sáng sẽ thay đổi theo để giúp giữ nguyên phơi sáng bạn mong muốn mà không cần phải ra ngoài chuyển chế độ. Đây là một tính năng rất tiện dụng cho người chụp phải giải quyết tình huống nhanh.
Cạnh bên với các cổng giao tiếp và khe thẻ
Màn trập tự động đóng lại khi tắt và mở lên khi bật.
2. Ngàm RF
Có thể thấy rõ, khoảng cách từ cảm biến đến mép ngoài của ngàm RF rất ngắn. Cảm biến rất sát với ngàm bên ngoài, đây là ưu điểm gọn nhẹ khi bỏ gương lật. Ngàm vẫn giữ nguyên kích thước từ ngàm EF ra đời năm 1987 là đường kính 54mm.
Đặc điểm khác biệt khi nhìn vào ngàm RF là màn trập luôn đóng lại, không mở ra như những dòng máy không gương lật của các hãng khác. Có lẽ, Canon muốn tăng khả năng bảo vệ cảm biến lên cao hơn khi thay ống kính với môi trường bên ngoài. Điều này làm cho EOS-R thích hợp với nhiếp ảnh gia chuyên travel hơn.
Ngàm RF có đến 12 chân tiếp xúc để truyền dữ liệu
Điểm khác biệt lớn nhất giữa ngàm RF và EF là chân tiếp xúc giữa ngàm và ống kính. Ngàm RF có đến 12 chân. Canon giải thích cho việc này là nhiều chân tiếp xúc hơn giúp cho truyền tín hiệu nhiều hơn. Điều này làm tăng tốc độ lấy nét AF cũng như ổn định hình ảnh. Bên cạnh đó, Ống kính ngàm RF của Canon còn có thêm tính năng Control Ring. Người dùng có thể gán cho vòng xoay trên đầu ống kính RF các tính năng họ muốn sử dụng rất tiện. Bên cạnh đó, ngàm chuyển từ EF-RF (hai ngàm chuyển còn lại của Canon có ngàm thường và ngàm cho kính lọc phía sau) của Canon cũng có vòng xoay để sử dụng tính năng này. Vì có Control Ring nên có lẽ, trong thời điểm hiện tại Canon chưa chia sẻ thông tin ngàm này cho hãng thứ 3 để sản xuất ống kính RF. Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể dùng ngàm chuyển bình thường để sử dụng ống kính bên thứ 3 có ngàm EF.
3. Màn hình EVF và khả năng lấy nét tự động AF
Với người dùng, EVF là điểm mà họ mong muốn được cải thiện hàng đầu trên máy không gương lật. Với số điểm ảnh lên đến 3,65 triệu, EOS R có khả năng tái tạo hình ảnh nét hơn thật hơn. Hiện giờ, thông số độ trễ của cảm biến này chưa có, nhưng cảm nhận thực tế khi ngắm qua EVF.
Với tuyên bố EOS-R có đến 5.650 điểm lấy nét lệch pha khi tinh chỉnh bằng nút điều hướng. Đây là số điểm lấy nét nhiều nhất trong dòng máy ảnh không gương lật có cảm biến full-frame hiện nay. Có thể số điểm ảnh này nhiều hơn điểm lấy nét của các hãng khác một cách đột biến, và điều này, Canon muốn hướng tới việc quay phim nhiều hơn là chụp hình. Khi quay phim, việc chuyển nét nhẹ nhàng trên ống kính chụp ảnh là rất cần thiết.
4. Khả năng quay phim 4K 30p
Canon là hãng đầu tiên đưa ra máy ảnh full-frame có khả năng quay phim khi giới thiệu Canon EOS 5D mark II. Và từ đó đến nay, tính năng này vẫn rất nhiều người dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, thời gian gần đây khi các hãng khác đã cho phép quay 4K full-frame như Sony, hoặc cài đặt sẵn các profile màu như S-Log trên Sony hoặc V-log trên Panasonic thì Canon gần đây vẫn thu phí cho C-Log nếu sử dụng 5D mark IV.
Khả năng quay 30p, nhưng khung hình bị crop khoảng x1,7
Lần đầu tiên Canon cài đặt sẵn C-log trên máy ảnh thông dụng (trước đây đã có trên Canon EOS 1DC - chuyên dành cho quay phim) và đã có cải tiến mạnh mẽ với các thông số như sau:
4K/Full HD/HD YCbCr 4:2:0 BT.709 8-bit (Internal Memory)
4K/Full HD/HD YCbCr 4:2:2 BT.709 8-bit (HDMI Output)
4K YCbCr 4:2:2 BT.709/BT.2020 10-bit (HDMI Output)
Với thông số này, hiện nay có Nikon Z là cùng có trên máy ảnh không gương lật có cảm biến full-frame. Tuy nhiên, khi quay 4K trên EOS-R thì tỉ lệ không còn là full-frame mà crop lại. Bù lại, EOS -R có bitrate cao nhất trong dòng máy ảnh không gương lật hiện nay, lên đến 480Mbps, trong khi các hãng còn lại là 100Mbps.
5. Hệ thống ống kính RF và Ngàm chuyển EF-EOS R và báng pin BG-E22
Ra mắt cùng với EOS-R, hệ ống kính mới với ngàm RF cũng được Canon cho ra mắt 4 loại.
1. RF 28-70mm F2 L USM
2. RF 24-105mm F4 L IS USM
3. RF 50mm F1.2 L USM
4. RF 35mm F1.8 Macro IS STM
Có thể thấy các ốnh kính RF của Canon vẫn mang ngôn ngữ thiết kế của hãng với vòng đỏ cho dòng L (Luxury) cao cấp của mình. Bên cạnh đó, như đã đề cập ở trên là vòng Control Ring có thể tùy biến các tính năng hiệu chỉnh trên vòng. Vòng control ring không xoay trơn mà có các khớp chắc chắn tạo nên tiếng động.
Điểm khác biệt về ngoại hình dễ thấy nhất là phần đuôi của ống kính RF có màu nòng súng, tách ra với lớp kim loại màu đen vỏ ống truyền thống nhìn hiện đại và chắc chắn.
Ngoài ra, Canon cho phép người dùng chọn chiều xoay vòng lấy nét khi lấy nét thủ công với kính RF. Điều này chưa từng có cho những ống kính trước đây. Canon đưa ra giải pháp cho những người có thể quen thuộc với hướng xoay của riêng họ, bên cạnh đó, giúp các nhà làm phim chuyên nghiệp có thể xoay trở để lắp đặt module lấy nét tay điều khiển từ xa mà không gặp quá nhiều rắc rối.
Ngoài ra, tất cả các ống kính RF sẽ phục phụ riêng cho máy ảnh không gương lật EOS-R, nên ngoài việc màn trập luôn được hạ xuống khi tắt máy, các lá khẩu trên ống kính cũng được tự động khép lại 1-2 khẩu độ khi tắt nguồn để bảo vệ màn trập và cảm biến khi có luồng ánh sáng quá mạnh chiếu vào.
Riêng về ống kính 28-70 f/2, ống kính có tiêu cự thay đổi có khẩu f/2.0 lớn nhất đầu tiên trên thế giới cho máy chụp hình. Do khẩu độ lớn, nên ống kính này khá nặng và to.
Kích thước giữa EOS R với ống kính 24-105 f/4 và 28-70 f/2
Với ống kính RF 24-105 f/4 thì thực sự quá nhỏ gọn về kích thước. Để có kích thước ấn tượng như thế, Canon cho biết đã sử dụng hệ thống lấy nét USM Nano mới cho dòng ống kính này.
EOS R và RF 28-70mm f/2.0 L USM
Canon giới thiệu ống kính RF 50mm f/1.2 L như là biểu tượng của dòng ống kính mới khi gần như thiết kế lại hoàn toàn khác biệt so với EF 50mm f/1.2 L trước đây. Với đường kính trước 77mm so với 72mm và 10 lá khẩu so với 8 lá khẩu, rõ ràng RF 50mm f/1.2 L sẽ cho ra bokeh còn đẹp hơn dòng trước rất nhiều.
Cuối cùng là ống kính nhỏ gọn 35mm f/1.8 không nằm trong dòng L nhưng có giá thành dễ chấp nhận cho người mới sang EOS-R muốn sở hữu ngay ống kính mà không phải trả chi phí quá cao hoặc dùng ngàm chuyển.
Cùng ra mắt EOS R, Canon cũng đã giới thiệu báng pin BG-E22 có thể sử dụng thêm 1 cục pin nữa, có cổng USB-C sạc thẳng.
BG E22 có cổng USB-C để cắm sạc trực tiếp từ PD-E1
3 Ngàm EF-EOS R
Ngàm EF- EOS R bình thường
Ngàm EF-EOS R control ring
Ngàm EF-EOS R Drop in Filter
Trên đây, Camera Tinhte đã ghi lại những trải nghiệm rất nhanh khi có cơ hội được dùng thử và trải nghiệm trong một thời gian ngắn. Và máy EOS-này vẫn là bản sample, chưa có thể kết luận gì hoàn toàn chính xác, nhưng mong rằng bài viết cũng đã mang đến cho các bạn một hình ảnh khá rõ ràng về dòng máy không gương lật có cảm biến full-frame đầu tiên của Canon. Hy vọng, sau bài viết này, các bạn đã có kế hoạch tài chính để chờ ngày máy ảnh được bán ra với phiên bản thương mại hoàn chỉnh.
Theo tinhte
Sony quay phim bom tấn Hollywood bằng máy ảnh không gương lật Không phải Arri Alexa, RED hay thậm chí những máy quay chuyên nghiệp của chính Sony sản xuất, hãng này thử nghiệm quay một bộ phim Hollywood bằng chiếc Alpha A7S II giá rẻ. Các bộ phim Hollywood trong thời đại số thường được quay bằng các máy quay chuyên nghiệp đến từ Arri hoặc RED. Những chiếc máy này có giá thường...