Mẩu giấy… “mời gọi” học thêm
Anh S. ngạc nhiên khi con đưa cho mình tờ giấy, chữ con nguệch ngoạc ghi lại thời gian, địa điểm nào đó. Sau anh mới biết đó là cách cô giáo giới thiệu về lớp dạy thêm.
Anh L.H.S., có con học lớp 2 tại một trường tiểu học ở Hà Nội cho biết, mới đây, đi học về, con anh đưa cho bố mẹ một mẩu giấy nhỏ. Trên giấy, chữ con ghi lại một địa chỉ ngõ ngách cụ thể, thời gian từ 5h30 – 7h30 tối thứ Sáu và 8 – 10h sáng chủ nhật.
Lúc đầu, vợ chồng anh không hiểu nội dung ghi trong mẩu giấy. Cháu cũng không biết đó là gì, chỉ kể lại, cô giáo ghi lên bảng, yêu cầu học sinh chép lại rồi dặn về đưa cho cha mẹ.
Anh chị không bận tâm, quên tờ giấy đó. Hơn tuần sau, cháu lại tiếp tục đưa cho bố mẹ mẩu giấy khác, cũng ghi đúng nội dung đó. Cháu nói: Cô dặn phải đưa tận tay cho bố mẹ.
Học sinh lớp 2 tự tay chép địa chỉ, thời gian cô dạy thêm về đưa cho bố mẹ
Vợ anh S. dò hỏi một số phụ huynh trong lớp thì biết, họ cũng nhận được tờ giấy ghi “thời gian, địa điểm rõ ràng” do chính con mình tự chép mang về.
Một số phụ huynh giải thích, đó là địa chỉ chỗ cô dạy thêm, tuần cô dạy hai buổi theo giờ, thứ ghi trong giấy.
Cô giới thiệu, thông báo bằng cách ghi lên bảng yêu cầu học sinh tự chép lại về đưa cho phụ huynh.
Có mấy phụ huynh than thở đi học về, chiều tối hay cuối tuần, lẽ ra sum vầy gia đình lại tất tả chở con đi học thêm, “đuối” cả con lẫn cha mẹ. Nhưng không đi lại sợ mệt hơn nữa.
Vợ chồng anh S. đang hoang mang không biết có nên cho con đi học cho yên thân hay không dù không hề có nhu cầu.
“Đi học thì nhà không có nhu cầu, lại còn tiếp tay cho thói hư tật xấu. Nhưng cô đã yêu cầu học trò chép, đưa giấy về cho bố mẹ đến lần thứ hai, thì liệu nếu không học con mình có gặp khó khăn gì không?”. Đặt vào hoàn cảnh của người làm bố làm mẹ, sẽ hiểu phần nào sự lo lắng của anh.
Học thêm, dạy thêm thường vẫn được bao bọc với lý do xuất phát từ nhu cầu của hai bên. Nhưng thực tế, nhiều phụ huynh đẩy con vào lớp học thêm không phải vì nguyện vọng của mình hay từ nhu cầu của con mà vì… phải học.
Đi học nhưng không phải với mục đích là học. Mà học vì mục đích để yên tâm, để mong không bị phân biệt, mong không bị kỳ thị.
Video đang HOT
Chị Trần Anh Đào, có con học lớp 3 ở TPHCM kể, đầu năm, cô giáo lập một nhóm hơn chục huynh để trao đổi về tình tình học tập của con ngoài nhóm chính. Cô giao nhiều bài cho con em trong nhóm này hơn, liên tục nhắc nhở phụ huynh phải kèm thêm.
Mới đầu chị cũng không để ý. Nhưng sau đó, chị bắt đầu mệt mỏi vì ngày nào cũng nghe cô nhắc bài, nói các cháu con em phụ huynh ở đây kém hơn bạn.
Chị hơi chột dạ vì trước đó, cô thông báo dạy thêm tại nhà cô nhưng chị không cho con tham gia. Chị dò danh sách phụ huynh, liên hệ hỏi thì… được biết, tất cả những phụ huynh trong nhóm cô lập này đều có con không đi học thêm.
Dù không biết có phải trùng hợp không nhưng người mẹ cảm giác lo lắng. Nhà chị không muốn và cũng không có điều kiện về tài chính lẫn thời gian đưa đón cho con học thêm. Nhưng cứ tình hình này, chị đang băn khoăn có khi… đẩy con đi học. Một số phụ huynh trong nhóm cũng đã chọn cách “nhờ cô kèm thêm”.
Có thể là số ít nhưng không phải không có những giáo viên làm mọi cách để o ép phụ huynh, học sinh phải đến lớp học thêm.
Nếu ở tiểu học, các thầy cô “nhằm” vào phụ huynh thì ở bậc lớn hơn, họ “đánh thẳng” vào học sinh.
Nhiều học sinh vì không nhờ thầy “tăng ca” bên ngoài mà bị làm khó, gây áp lực đủ kiểu như giao bài, kiểm tra bài mà cứ phải bài thật khó, ngoài kiến thức thầy dạy trên lớp; nhắc nhở trước lớp gây hoảng sợ, ức chế cho các em.
Không ít trường hợp học sinh đành “cắn răng” sau cả ngày học ở trường, nhiều bài ở nhà của các môn, lại phải di chuyển trong đường phố chật chội, bức bí để chạy đến lớp học thêm.
Phía sau hình ảnh học sinh tranh thủ ăn trên xe, ngủ trên đường… chạy đến các lớp học thêm không hẳn là áp lực về chương trình học, áp lực từ phụ huynh mà có khi là để “né đòn” giáo viên.
Học trò ở TPHCM ngủ gục trong thang máy, tranh thủ ăn uống ngay trên đường đi học (ảnh minh họa)
Tại một tọa đàm tại TPHCM, có nhà giáo kể trường hợp bà biết, có phụ huynh đóng tiền học thêm đều đặn hàng tháng cho cô giáo nhưng con lấy cớ để không đi học. Họ đành phải dùng đồng tiền để mong cô… tha cho con mình.
Ngành Giáo dục TPHCM cũng đưa ra rất đủ biện pháp mạnh để quản lý dạy thêm học thêm. Trong đó, yêu cầu các trường không xét hoàn thành nhiệm vụ đối với giáo viên tham gia dạy thêm sai quy định.
Nhưng phải nói, dạy thêm xuất phát chỉ từ nhu cầu một chiều của giáo viên vẫn diễn ra, họ có để cách “dụ” học sinh.
Phụ huynh, học sinh trở thành nạn nhân khi bất đắc dĩ đi học hay “cứng đầu” thì cũng thom thóp không yên.
Lãnh đạo trường cấp 2 Đống Đa kêu khó xử lý giáo viên dạy thêm ngoài trường
Theo lãnh đạo Trường Trung học cơ sở Đống Đa, giáo viên đủ điều kiện được dạy thêm bên ngoài, còn họ dạy ai như thế nào do trung tâm, trường khó xử lý.
Triển khai nhiệm vụ đầu năm học, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội nhiều lần quán triệt về việc dạy thêm, học thêm ở cấp trung học cơ sở. Lãnh đạo Sở khẳng định, hiệu trưởng trường nào nếu để diễn ra việc dạy thêm học thêm trái với quy định sẽ bị xử lý nghiêm.
Ngoài ra, lãnh đạo Sở cũng lưu ý một số trường hợp biến tướng cần phải được chú trọng, trong đó có việc một số giáo viên đưa học sinh ra học thêm ở trung tâm mà mình trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tạo nên một số vấn đề tiêu cực không đáng có.
Thông tư 17 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có những quy định cấm giáo viên đưa học sinh chính khóa ra trung tâm dạy thêm và lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng quán triệt rất rõ, nhưng vẫn nạn dạy thêm vẫn diễn ra tràn lan tại không ít trường trung học cơ sở trên địa bàn Thủ đô.
Như Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh, nhiều giáo viên Trường Trung học cơ sở Đống Đa "kéo" học sinh chính khóa ra ngoài trung tâm bên ngoài trường dạy thêm, học thêm gây bức xúc trong phụ huynh.
Đáng nói, phụ huynh khối 6 Trường Trung học cơ sở Đống Đa bức xúc trước việc giáo viên chủ nhiệm "tiếp thị" phụ huynh ngay trong buổi họp phụ huynh đầu năm học về lớp bồi dưỡng văn hóa 1 tuần 4 buổi với mức học phí 120 đồng/buổi thời gian 1,5 giờ.
Tình trạng không ít giáo viên Trường Trung học cơ sở Đống Đa đưa học sinh ra học thêm ở trung tâm mà mình trực tiếp đứng lớp giảng dạy không phải chỉ một địa điểm mà xuất hiện trong nhiều ngõ, ngách quanh ngôi trường này.
Trở lại câu chuyện dạy thêm, học thêm tại Trường Trung học cơ sở Đống Đa, thông tin mới nhất phóng viên có được, phụ huynh một số lớp xác nhận, nhiều lớp dạy thêm phụ huynh đã nhận được thông báo dừng học thêm từ giáo viên chủ nhiệm, trung tâm dạy thêm.
Phóng viên cũng liên hệ với cô Đinh Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Đống Đa về việc có nắm được việc giáo viên của trường dạy thêm tại một số địa chỉ không biển bảng, có dấu hiệu trung tâm trá hình.
Cô Đinh Thị Vân Hồng, người chịu trách nhiệm cao nhất lại không trả lời mà đề nghị phóng viên làm việc với Phó Hiệu trưởng nhà trường.
Một địa điểm tổ chức dạy thêm cho học sinh Trường Trung học cơ sở Đống Đa trong ngõ phố Lương Định Của. Ảnh: V.P.
Làm việc với phóng viên, cô Đặng Thanh Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Đống Đa xác nhận một số hình ảnh phóng viên cung cấp giáo viên dạy thêm bên ngoài trung tâm là giáo viên của trường.
Lãnh đạo Trường Trung học cơ sở Đống Đa cho rằng, theo quy định giáo viên hoàn thành nhiệm vụ, có chuyên môn, năng lực sẽ được nhà trường tạo điều kiện được dạy thêm tại các trung tâm bồi dưỡng văn hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Cô Đặng Thanh Phúc cho rằng: "Bên ngoài nhà trường, Ban giám hiệu rất khó kiểm soát đối với giáo viên của trường tham gia dạy tại trung tâm dạy học sinh chính khóa hay không.
Cũng có thể học sinh thấy giáo viên dạy trên lớp có dạy ở trung tâm nên đăng ký học giáo viên đó. Học sinh đăng ký tự nguyện với trung tâm.
Chính vì vậy khó cho nhà trường, ban giám hiệu không có chức năng hay thẩm quyền đi kiểm tra những trung tâm dạy thêm mà giáo viên đăng ký tham gia".
Học sinh lớp 7A11 Trường Trung học cơ sở Đống Đa học thêm tại địa chỉ số 12 ngách 5/2 phố Hoàng Tích Trí. Ảnh: V.P.
Lãnh đạo Trường Trung học cơ sở Đống Đa cũng cho hay, nhà trường cũng khó xử lý nếu không có chứng cứ giáo viên ép buộc hay đưa học sinh chính khóa ra trung tâm dạy thêm.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc nhà trường đồng ý cho bao nhiêu giáo viên ra ngoài trung tâm dạy thêm, cô Đặng Thanh Phúc cho biết, nội dung này hiệu trưởng nhà trường nắm rõ, văn phòng nhà trường không lưu.
Đáng chú ý, theo tìm hiểu của phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cũng như phụ huynh cung cấp thông tin, tại địa chỉ số 12 ngách 5/2 phố Hoàng Tích Trí (Ba Đình, Hà Nội) được cho là trung tâm Tràng An tổ chức dạy thêm.
Ngay sau khi thông tin phụ huynh phản ánh đến cơ quan báo chí, tại địa điểm tổ chức dạy thêm này đã tạm dừng hoạt động dạy thêm, học thêm.
Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, tại địa điểm trên tổ chức cho một số lớp khối 6, khối 7 Trường Trung học cơ sở Đống Đa học thêm không thấy công khai lịch học, lớp học, học phí, giáo viên như theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tại một số địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm trong những ngõ, ngách một số tuyến phố quanh Trường Trung học cơ sở Đống Đa như phố Lương Định Của, phố Phương Mai cũng không khai lịch học, lớp học, học phí, giáo viên.
Địa điểm tổ chức dạy thêm tại số 12 ngách 5/2 phố Hoàng Tích Trí có một bảng biển trung tâm bôi dưỡng văn hóa sau bụi cây. Ảnh: V.P.
Tìm hiểu của phóng viên cũng như phụ huynh Trường Trung học cơ sở Đống Đa cung cấp mức học phí 120.000 đồng/ca/1,5 giờ. Bình quân một lớp dao động từ 20-25 học sinh.
Như vậy, tính ra số tiền một ca trung tâm và giáo viên sẽ thu về từ từ 2,4 triệu đồng đến 3 triệu đồng cho thời gian giảng dạy 1,5 giờ.
Nếu như theo lịch học thêm của một học sinh lớp 6A7 Trường Trung học cơ sở Đống Đa học thêm tại Trung tâm Tràng An do giáo viên trên lớp trực tiếp dạy tại trung tâm, một tuần sẽ học 4 buổi. Như vậy, một học sinh sẽ phải bỏ ra số tiền 480.000 đồng/tuần, một tháng sẽ là trên 1,9 triệu đồng tiền học thêm.
Phụ huynh cấp 2 Đống Đa bức xúc vì giáo viên "kéo" học sinh ra ngoài dạy thêm Ngay buổi họp đầu năm học, phụ huynh ngỡ ngàng khi được giáo viên tiếp thị cho các con học 4 môn chính Toán, Văn, Anh ở trung tâm bên ngoài trường. Giáo viên tiếp thị dạy thêm học thêm Đầu năm học mới không ít phụ huynh khối trung học cơ sở tại Hà Nội khó nghĩ vì được giáo viên chủ...