Máu đổ ở biên giới Trung Quốc-Ấn Độ ra sao và ý đồ của Bắc Kinh là gì?
Không sử dụng súng nhưng các vụ đụng độ ở biên giới Trung Quốc và Ấn Độ vẫn rất đẫm máu. New Delhi tố Bắc Kinh đang cố thay đổi hiện trạng.
Vụ đụng độ mới đây nhất ở biên giới Trung Quốc-Ấn Độ đã làm hàng chục binh sĩ thiệt mạng. Đây là vụ việc căng thẳng nhất trong quan hệ giữa 2 nước trong nhiều thập kỷ qua.
Lính Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Cuộc “tàn sát” thực sự
Căng thẳng Trung-Ấn dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) leo thang nghiêm trọng vào đêm 15/6 khi một sĩ quan cùng 19 binh sĩ Lục quân Ấn Độ đã bị giết chết trong một cuộc đối đầu tay bo bạo lực ở thung lũng Galwan ở Ladakh. Số quân nhân tử vong có thể còn cao nữa do có hàng chục người còn đang trong tình trạng nguy kịch.
Theo một thông cáo của quân đội Ấn Độ, cả hai bên đều hứng chịu thương vong. Chính quyền Trung Quốc cho tới nay vẫn chưa thông báo số thương vong bên phía họ. Hãng thông tấn ANI của Ấn Độ ước tính 43 lính Trung Quốc đã bị chết hoặc bị thương trong vụ đối đầu này.
Mặc dù vũ khí nóng không được sử dụng trong vụ đánh nhau đêm 15/6, cuộc chiến này vẫn được mô tả là tàn khốc, một cuộc tàn sát thực sự.
Các nguồn tin Ấn Độ cho hay, “các đội tấn công của Trung Quốc được trang bị cần sắt và gậy bọc trong thép gai đã truy tìm và tàn sát lính Ấn Độ”.
Vụ đối đầu này thực sự rung lên hồi chuông báo động về mối quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh. Đây là sự cố đẫm máu nhất giữa Ấn Độ và Trung Quốc kể từ khi hai bên đụng độ vũ trang ở Nathu La vào năm 1967. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1975 mà binh sĩ đôi bên thiệt mạng trong giao tranh dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế.
Tranh cãi gay gắt
Trong một diễn biến làm quan ngại sâu sắc cho phía Ấn Độ, chính phủ Trung Quốc vào hôm 16/6 tuyên bố thung lũng Galwan là lãnh thổ Trung Quốc. Phía Trung Quốc đã đổ lỗi cho Ấn Độ đã gây ra vụ đối đầu. Về phần mình, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã tố Trung Quốc là cố gắng đơn phương thay đổi hiện trạng trong khu vực.
Cuộc đối đầu xảy ra trong bối cảnh thương thuyết vẫn diễn ra giữa giới chức quân sự của Ấn Độ và Trung Quốc nhằm tháo ngòi căng thẳng dọc theo biên giới tranh chấp giữa 2 nước. Trước đây một số ngày, căng thẳng song phương dường như dịu đi chút xíu. Sau một loạt cuộc gặp giữa các chỉ huy địa phương và chỉ huy quân đoàn của hai phía, Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ Tướng Manoj Mukund Naravane phát biểu vào hôm 13/6 rằng “toàn bộ tình hình” dọc theo LAC “đang được kiểm soát”.
Video đang HOT
Như vậy vụ “lấy máu” xảy ra ngay cả khi hai bên tuyên bố đang xúc tiến “cải thiện tình hình vùng biên” và rút một phần quân đội khỏi một số điểm nóng dọc theo LAC ở phía đông Ladakh. Thực tế này cho thấy tình hình thực địa ở đây mong manh nhường nào.
Thực tế này cũng phản ánh đúng mối quan ngại của giới quan sát về tình hình an ninh của Ấn Độ, đặc biệt là khu vực biên giới phía bắc của nước này.
Thực địa biên giới phức tạp giữa Trung Quốc và Ấn Độ
Toàn bộ biên giới Ấn Độ-Trung Quốc đều nằm trong diện tranh chấp và LAC chính là biên giới “trên thực tế” giữa các vùng lãnh thổ được Trung Quốc và Ấn Độ kiểm soát trên thực tế.
Phía Ấn Độ xem LAC dài 3.488km, còn Trung Quốc chỉ coi LAC dài có 2.000km.
Ở khu vực phía tây, Ấn Độ tuyên bố chủ quyền đối với 38.000km2 ở Aksai Chin, góc đông bắc của bang Jammu và Kashmir. Khu vực lãnh thổ này Trung Quốc chiếm giữ trong cuộc chiến tranh Trung-Ấn năm 1962 và hiện nay vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc.
Ở khu vực phía đông, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với khoảng 90.000km2 lãnh thổ, có diện tích xấp xỉ bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ hoặc vùng đất mà Bắc Kinh gọi là “Nam Tây Tạng”. Trong cuộc chiến tranh năm 1962, Trung Quốc tiến vào vùng lãnh thổ này nhưng sau đó đã rút đi.
Khu vực giữa của LAC là nơi ít tranh chấp nhất trong cả khu vực.
Cuộc khủng hoảng hiện nay bùng phát lên mức độ dữ dội vào ngày 5/5, khi binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ ở Pangong Tso – một cái hồ nằm vắt qua LAC ở Ladakh. Lính PLA (tức Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc) được cho là đã ngăn binh sĩ Ấn Độ tuần tra các khu vực nằm giữa “Ngón tay số 4″ và “Ngón tay số 8″. Đây là vùng lãnh thổ cả hai bên tuần tra kể từ loạt đụng độ ngày 5/5 – một sĩ quan cấp cao của Bộ chỉ huy phía Bắc thuộc Lục quân Ấn Độ nói với tờ The Diplomat như vậy.
Trong các tuần tiếp theo, hai bên đụng độ tại đó và những điểm khác ở Ladakh cũng như tại Naku La ở Sikkim thuộc khu vực phía đông.
Ý đồ của Trung Quốc và phản ứng của Ấn Độ?
Sĩ quan quân đội nói trên của Ấn Độ cho biết tiếp: Các vụ xâm nhập của Trung Quốc đã gia tăng cả về chiều sâu và tần suất trong tháng qua. Không những vậy, PLA còn bám trụ bằng cách dựng lều và xây hầm ngầm, cũng như triển khai thêm quân và xe hạng nặng ở những vùng mà họ chiếm giữ.
Tại một cuộc họp ở khu vực Chushul-Moldo giữa chỉ huy quân sự Ấn Độ và Trung Quốc vào ngày 6/6, hai bên nhất trí “giải quyết hòa bình tình hình ở vùng biên giới theo các thỏa thuận song phương khác nhau”. Sau đó đã diễn ra việc rút quân một phần và việc đàm phán giữa quan chức quân sự ở các cấp.
Tuy nhiên, vụ đụng độ đẫm máu vào đêm 15/6 chỉ rõ một thực tế nghiệt ngã: Tình hình dọc theo LAC là bất ổn và đáng lo ngại.
Từng có các vụ đụng độ dữ dội giữa đôi bên ở Depsang vào năm 2013.
Căng thẳng dọc theo LAC bùng phát lúc này lúc khác. Do hai bên có các cách nhìn nhận khác nhau về vị trí chính xác của LAC, nên các đội tuần tra của hai bên thi thoảng lại chạm trán nhau. Các vụ chạm trán này kéo theo thế đối đầu và việc tố cáo lẫn nhau là bên xâm lấn.
Nhưng những gì vừa diễn ở Pangong Tso hay thung lũng Galwan không phải là các sự cố chạm trán mà là kết quả của việc một bên đang cố gắng vẽ lại LAC.
Sau vụ đụng độ chết người, đến hôm 16/6, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ thung lũng Galwan.
Khác với trước đây, khi Trung Quốc chỉ huy động các nhóm nhỏ trong các vụ đụng độ với binh sĩ Ấn Độ, lần này PLA “tung hàng ngàn lính vào cuộc” trong khu vực LAC. Sĩ quan Ấn Độ Shukla nhận định, các binh sĩ Trung Quốc kiên quyết bám trụ nơi này.
Những diễn biến trên và cái chết của 20 quân nhân Ấn Độ đang gây sức ép lên đảng cầm quyền của Ấn Độ (đảng Bharatiya Janata) và chính quyền của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Chấm dứt sự yên lặng kéo dài của mình về vấn đề biên giới, Thủ tướng Modi vào hôm 17/6 đã cảnh báo Trung Quốc rằng Ấn Độ “có khả năng đáp trả phù hợp khi bị khiêu khích”. Ông Modi cũng đã kêu gọi toàn đảng cầm quyền họp vào ngày 19/6 này để thảo luận tình hình biên giới.
Tướng Ấn Độ Panag cho biết, phía Trung Quốc đã chiếm một khu vực rộng 35-40km2 trong các tuần gần đây.
Giới chức Ấn Độ cho hay, mục đích của họ trong các cuộc thương lượng hiện này là thuyết phục Trung Quốc khôi phục lại thực trạng trước tháng 4.
Nhưng ít khả năng Trung Quốc sẽ nghe lời Ấn Độ. Những gì Trung Quốc có được là lợi thế trên thực địa. Việc này có thể trở thành việc đã rồi.
Gậy sắt hàn đinh lính Trung Quốc dùng tấn công binh sĩ Ấn Độ
Một quan chức Ấn Độ gửi cho truyền thông ảnh những cây gậy sắt gắn đinh tua tủa được lính Trung Quốc sử dụng trong vụ ẩu đả ở biên giới.
Một quan chức cấp cao Ấn Độ tại biên giới Ấn Độ - Trung Quốc hôm nay gửi cho BBC bức ảnh cho thấy những vũ khí thô sơ mà họ thu được tại nơi diễn ra vụ ẩu đả giữa binh sĩ hai nước tối 15/6. Hình ảnh cho thấy những cây gậy sắt được hàn rất nhiều đinh ở một đầu, nhằm tăng tối đa tính sát thương.
Quan chức này khẳng định quân đội Trung Quốc đã sử dụng loại vũ khí này trong cuộc đụng độ khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Hình ảnh về loại vũ khí thô sơ tự chế này đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Ấn Độ.
"Những gậy sắt gắn đinh được binh sĩ Ấn Độ thu được từ địa điểm đối đầu ở thung lũng Galwan, nơi lính Trung Quốc tấn công một nhóm tuần tra Ấn Độ và giết 20 người. Sự man rợ này phải bị lên án. Đây là côn đồ, không phải lính", nhà phân tích quốc phòng Ajai Shukla, người đầu tiên đăng trên Twitter bức ảnh này, viết.
Hình ảnh gậy sắt gắn đinh của lính Trung Quốc được quan chức biên giới Ấn Độ gửi cho truyền thông hôm nay. Ảnh: BBC.
Cựu chủ tịch quốc hội Ấn Độ Rahul Gandhi cũng lên tiếng sau khi xem bức ảnh. "Sao Trung Quốc dám giết những binh sĩ không vũ trang của chúng ta. Sao chúng ta lại khiến những binh sĩ không được vũ trang này phải ngã xuống", ông Gandhi cho hay.
Việc binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc không sử dụng súng khi đụng độ bắt nguồn từ thỏa thuận song phương năm 1996 rằng súng và các thiết bị nổ bị cấm dọc biên giới tranh chấp để ngăn căng thẳng leo thang.
Vài giờ sau bài đăng Twitter của ông Gandhi, Ngoại trưởng S Jaishankar khẳng định tất cả binh sĩ làm nhiệm vụ biên giới luôn mang theo vũ khí, đặc biệt khi rời đồn, và nhóm tuần tra ở thung lũng Galwan hôm 15/6 cũng vậy. "Tuy nhiên, từ lâu chúng ta đã tuân theo thỏa thuận không sử dụng súng trong các cuộc đối đầu", ông viết.
Trung Quốc hiện chưa lên tiếng về thông tin trên.
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả vào tối 15/6 tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh. Lục quân Ấn Độ xác nhận 20 binh sĩ nước này thiệt mạng, trong đó có đại tá Santosh Babu, chỉ huy tiểu đoàn Bihar 16. Truyền thông Ấn Độ đưa tin hơn 40 binh sĩ Trung Quốc thương vong trong vụ ẩu đả, nhưng Bắc Kinh không xác nhận thông tin này.
Trung Quốc và Ấn Độ đều đổ lỗi cho nhau trong vụ ẩu đả. Tuy nhiên, giới chức hai nước đang nỗ lực liên lạc để giải quyết căng thẳng thông qua đàm phán và đối thoại, tránh leo thang thành xung đột quân sự.
Binh sĩ đấu tay đôi, rơi xuống núi tử nạn trong vụ đụng độ Ấn - Trung Cuộc đụng độ tay đôi kéo dài hàng giờ, trên địa hình dốc, lởm chởm, với những thanh sắt, đá và nắm đấm. Không bên nào mang súng. Hầu hết lính thiệt mạng trong cuộc đụng độ tồi tệ nhất giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong gần 60 năm này, do trượt chân hoặc bị đánh bật khỏi sườn núi hẹp của...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hành động khẩn của CEO Nvidia sau 1 lệnh cấm, Elon Musk có tuyên bố sốc

Robot cảm tử Lyagushka 'ếch', vũ khí mới tạo đột phá trên chiến trường

Tiêm kích J-10C Trung Quốc có gì mà khiến F-16 Mỹ khiếp sợ?

Hamas sẵn sàng đạt thỏa thuận ngừng bắn với Israel

Căng thẳng thương mại: Trung Quốc phản ứng trước chính sách thuế quan của Mỹ

Nga tuyên bố kiểm soát hoàn toàn khu vực Kursk

Bên trong kế hoạch đối phó với 'cơn bão' UAV và tên lửa của quân đội Anh

Đường ống dẫn khí đốt của Nigeria trong chiến lược đẩy Nga ra khỏi EU

Ukraine chật vật phục hồi kinh tế giữa khủng hoảng và xung đột

Quan chức Mỹ thông báo kết quả cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Zelensky ở Rome

Nổ lớn tại cảng của Iran: Số người bị thương tăng lên trên 510 người

Núi lửa Lewotobi Laki-laki ở Indonesia phun trào 110 lần trong 8 ngày
Có thể bạn quan tâm

Nữ NSND sở hữu biệt thự 100 tỷ ở Thủ Đức, 2 lần đò vẫn lẻ bóng, quyết ở Việt Nam không sang Mỹ sống
Sao việt
06:28:02 27/04/2025
iPhone 16 Pro bất ngờ trở thành 'kẻ thua cuộc', iPhone 16 thăng hoa
Đồ 2-tek
06:20:10 27/04/2025
3 loại rau lá xanh đứng đầu trong việc giúp trẻ tăng chiều cao tự nhiên, tận dụng để đổi món ngay cho trẻ
Ẩm thực
05:56:13 27/04/2025
Nam chính 'Trạm cứu hộ trái tim' tái xuất trong phim phá án
Phim việt
05:53:58 27/04/2025
4 phim Hàn xuất sắc nhất từ đầu năm 2025 tới giờ: Lỡ phim nào tiếc hùi hụi phim đó!
Phim châu á
05:52:58 27/04/2025
Nữ thần sang nhất phim Hàn Quốc: Gương mặt đài các, khí chất lạnh lùng, 40 tuổi vẫn đẹp như sương sớm
Hậu trường phim
05:52:16 27/04/2025
Nghe lỏm được chuyện chị gái mình cho các cháu 10 triệu tiền đi du lịch, cô em chồng đến tận nhà tôi đập phá để đòi bằng được số tiền đó
Góc tâm tình
05:33:18 27/04/2025
Rodri có thể ra sân ở chung kết FA Cup
Sao thể thao
23:34:42 26/04/2025
Nhạc sĩ Nguyễn Cường tuổi 82 tập thể dục 3 tiếng/ngày, chia sẻ về vợ kém 19 tuổi
Nhạc việt
23:32:56 26/04/2025
'28 years later': Màn tái xuất đầy hứa hẹn của thương hiệu phim xác sống kinh điển
Phim âu mỹ
23:09:15 26/04/2025