Mẫu bài viết thư UPU lần thứ 48 năm 2019 chủ đề người hùng của em là Vân Nhi
Tham khảo mẫu bài viết thư UPU lần thứ 48 năm 2019 cực hay chủ đề người hùng của em là bé Vân Nhi các bạn có thể tham khảo ngay để bổ sung hoàn chỉnh cho bài dự thi của mình hay và ấn tượng hơn.
Mẫu bài tham khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 48 năm 2019
Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 48 năm 2018 với chủ đề viết về người hùng của em nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các bạn nhỏ.
Trong bài viết kỳ này, Gia Đình Mới sẽ chia sẻ đến bạn bài viết mẫu cuộc thi viết thư UPU lần thứ 48 chủ đề người hùng của em là bé Vân Nhi.
Hà Nội ngày 16/12/2018
Xin chào bạn!
Bạn khoẻ không, bạn đã thi học kỳ chưa vậy? Hôm nay mình viết lá thư này gửi tới bạn. Thu Hà ạ, mình sẽ kể cho bạn nghe về câu chuyện người hùng trong lòng mình là ai.
Đó chính là bạn Vân Nhi của chúng mình. Mặc dù bạn ấy đã đi về thế giới bên kia nhưng bạn ấy thực sự là người hùng trong lòng của mình. Bởi nghị lực phi thường vượt qua những nỗi đau bệnh tật và khi Vân Nhi ra đi bạn đã mang lại ánh sáng cho hai người bạn khác. Bạn ấy trở thành một trong những tấm gương biết vươn lên trong cuộc sống và luôn nghĩ về điều thiện.
Từ năm 2 tuổi, bạn Vân Nhi đã bị chẩn đoán mắc bệnh Papylome (u nhú dây thanh quản). Sau đó, bạn đã điều trị tại nhiều bệnh viện. Bạn ấy phải mở thanh quản, đặt ống thở.
Suốt 11 năm qua, tháng nào Vân Nhi cũng phải đến bệnh viện để điều trị. Khi lớn hơn, tần suất phẫu thuật thưa dần, khi 2 tháng, khi 3-4 tháng. Để dễ thở, bác sĩ buộc phải mở ống nội khí quản, nhưng cũng vì thở trực tiếp nên Vân Nhi hay bị viêm phổi, viêm họng, sau 10 năm điều trị dọc ngang các BV tại Hà Nội, phổi của bạn ấy cũng bị xơ hoá dần.
Theo mẹ của Vân Nhi lần nằm viện lâu nhất sau mổ kéo dài 3 tuần, còn nếu tính trong suốt 12 năm, khoảng thời gian nằm viện chiếm trên 50% với khoảng 50 cuộc mổ.
Do cắm ống thông ở cổ, tiếng nói của Vân Nhi không tròn, chỉ có người thân và 2 cô bạn ở lớp có thể hiểu được.
Gợi ý viết thư UPU lần thứ 48 chủ đề người hùng của em
Video đang HOT
Dù vậy, ngoài khoảng thời gian ở Bệnh viện, Vân Nhi vẫn đến lớp học và vui đùa cùng các bạn. Chính vì thế năm nào cũng được học sinh tiên tiến, thầy cô và các bạn rất quý. Cô ấy cũng đặc biệt yêu thích màu hồng và rất mê múa.
Vân Nhi ước mơ được trở thành bác sĩ để cứu mình và cứu những người bệnh khác. Thỉnh thoảng cô bé vẫn xin ống tiêm sạch rồi về nhà tập làm bác sĩ tiêm cho thú bông hay tiêm lên tay ông bà, bố mẹ, chị gái.
Dù phẫu thuật liên tiếp, đau đớn, khó chịu như vậy nhưng chưa khi nào Vân Nhi khóc. Khi thấy mẹ khóc, bạn ấy còn động viên, an ủi mẹ rằng nếu mẹ buồn con cũng rất buồn.Khi sức khỏe của Vân Nhi giảm sút. Vài ngày trước khi đi xa, Vân Nhi vẫn đến viện điều trị theo định kỳ. Tuy nhiên, Vân Nhi khó thở, khi gia đình đưa vào cấp cứu, bạn ấy đã ngừng tim và chết não. Vân Nhi qua đời sáng 2/7 tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Điều đặc biệt, khi bạn Vân Nhi mất đi, gia đình bạn đã hiến tặng hai giác mạc của Vân Nhi giúp những người mù loà có cơ hội được nhìn thấy ánh sáng.Khi còn nhận thức được, gia đình đã nói chuyện hiến tạng và Vân Nhi hoàn toàn đồng ý.
Tuy không nói được nhưng bạn ấy đã mỉm cười. Ánh mắt của Vân Nhi thể hiện niềm mong mỏi làm được một việc tốt, có ý nghĩa.Nhờ giác mạc của Vân Nhi hai bệnh nhân may mắn là một bé trai 6 tuổi bị sẹo giác mạc sau viêm loét giác mạc từ lúc 3 tuổi và một bé trai 13 tuổi ở Sơn La bị loạn dưỡng giác mạc di truyền. Hai bệnh nhân là những người được lựa chọn trong gần 1.000 hồ sơ chờ ghép giác mạc tại Ngân hàng Mắt sau khi các bác sĩ hội chẩn.
Câu chuyện của bạn Vân Nhi đã truyền cảm hứng cho biết bao các bạn cùng trang lứa về những điều tử tế, về sự chia sẻ giữa người với người.
Với riêng mình, Vân Nhi như một người hùng đã chiến đấu với bệnh tật không biết mệt mỏi. Cảm phục người bạn của chúng ta giúp mình hiểu hơn về cuộc sống dù có khó khăn, trông gai ở phía trước chúng ta cũng không nên từ bỏ.Ở thế giới bên kia, bạn ấy không còn đau đớn và đâu đó bạn đã đang hưởng được niềm hạnh phúc trên thiên đường.
Chào Thu Hà hẹn gặp lại
Vũ Bích Chi
Bài dự thi UPU lần thứ 48 năm 2018 chủ đề người hùng của em
Một số lưu ý khi viết thư UPU lần thứ 48
Cuộc thi viết thư UPU được tổ chức thường niên nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn, sự sáng tạo của các em học sinh.
Không những thế, cuộc thi còn đóng vai trò thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay.
Ngoài ra, cuộc thi còn nhằm mục đích giúp các em nhỏ hiểu rõ hơn về ngành Bưu chính hiện nay.
Năm nay, các em học sinh tiếp tục có cơ hội được tham gia cuộc thi ý nghĩa này. Theo đó, để bài thi hợp lệ các em cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Bài dự thi cuộc thi viết thư UPU lần thứ 48 cần được viết dưới dạng văn xuôi và dài không quá 1000 từ.
- Bài viết này phải là duy nhất, viết rõ ràng, sạch sẽ và chưa từng xuất hiện trên bất cứ phương tiện truyền thông nào.
- Bài dự thi cần ghi rõ thông tin cá nhân.
Theo giadinhmoi
Phát khóc nhìn con học thuộc lòng bài văn để thi
Không ở đâu xa, ngay giữa TPHCM, nhiều phụ huynh bực mình đến phát khóc khi con... học thuộc làu làu bài văn để thi học kỳ theo cách luyện bài của giáo viên.
Những ngày qua, chị L.M.Q., có con học lớp 3 tại một trường tiểu học ở quận 5, TPHCM cùng con ôn bài để bị thi học kỳ. Tâm trạng của chị có thể nói là buồn bực đến phát khóc.
Con nói với chị, con phải học thuộc các bài văn gồm miêu tả chị Bống, viết thư cho ông bà nội, tả buổi sáng đến trường... Như để được mẹ khen giỏi học thuộc bài, cháu hăng hái đọc: "Đối diện với nhà em là nhà chị Lê Trần Ngọc Bích. Chị Ngọc Bích năm nay 11 tuổi. Chị đang học lớp 5...". Đọc được vài câu, con ngắc ngứ quên, nhìn cháu thương vô cùng.
Nhiều giáo viên ôn thi cho học sinh bằng cách... cho học thuộc bài văn làm trước
Chị Q. cho biết tất cả các bài văn đều do con làm trước đó, cô sửa đi sửa lại cho hay rồi dặn con về học thuộc để thi học kỳ. Từ lớp 1 đến nay vẫn vậy, không thay đổi. Chị động viên con, không cần phải học thuộc lòng như vậy, nhưng cháu không chịu, nói cô đã dặn... Người mẹ bực mình, suýt quát ầm lên rồi chị cố kiềm chế khi hiểu đây không phải lỗi của con.
Chị biết, hiện nay đã có những trường, GV tìm cách đổi mới dạy các môn Văn, Sử..., thay đổi cách đánh giá tích cực, phát huy khả năng của học trò nhưng có lẽ con số đó chưa nhiều. Tư duy văn mẫu, học thuộc còn ăn sâu trong cách dạy học của nhiều giáo viên, tác động rõ đến học sinh (HS).
"Trong khi, nếu cô hướng dẫn, khơi gợi thì tôi tin các con sẽ có những bài văn vô cùng sinh động, tình cảm đúng tâm lý lứa tuổi. Đợt rồi con thi nhưng chỉ nhớ đoạn đầu, sau không thuộc nên không làm hết bài... Đúng nghĩa các con đang học gạo", chị Q. chia sẻ.
Chị Trần Ngọc Anh, có con học lớp 4 ở Tân Phú cho biết, chính chị cũng đã làm quen với cách học văn học thuộc lòng của con. Trước chị từng nói với con hãy tả bà ngoại đi nhuộm tóc, thích làm móng tay chân... nên bà rất trẻ trung, xinh đẹp nhưng cháu không chịu, chỉ làm theo mẫu và theo "chuẩn của cô giáo chỉnh". Chị chán đến mức không muốn nói...
Chúng ta đã quá quen với cách học văn bằng những bài văn mẫu qua sách, qua các bài văn của người khác thì nhiều năm gần đây, "bài mẫu" được nâng cao hơn một bậc. HS được ôn luyện theo cách... học thuộc đúng bài văn mẫu của mình. Các em làm bài, cô giáo sửa cho chỉn chu rồi học thuộc theo bài văn này.
Giáo viên ngại thay đổi?
Lý giải về những bài văn học thuộc, cô Nguyễn Thị Hảo, một giáo viên tiểu học cho biết, thứ nhất là giáo viên họ biết đề sẽ ra ở những bài đã học. Nếu không ôn tập, các con sẽ quên các ý của bài. Cô giáo sửa và về viết lại với mục đích là để HS ghi nhớ - như trước đây chúng ta đi học, nhất là khối C chép rất nhiều với mục đích là ghi nhớ. Bây giờ trẻ nhớ nhanh hơn nên các em không chép mà chủ yếu đọc.
"Mục đích là để các con ghi nhớ, nắm được các ý chính... chứ không phải học thuộc. Vì thực tế, không em nào thuộc được hết" - cô Hảo cho hay.
Học sinh tiểu học ở TPHCM trong giờ học
Cô Nguyễn Thị Hảo cũng nói thêm, đây là hệ quả của việc học, ôn theo đề cương, học để thi chứ không phải học để tiếp nhận. Nếu thời trước, một lớp cùng lắm chỉ có khoảng 10 HS giỏi thì giờ ôn luyện theo đề cương, thi xong... may thì chỉ còn 10 em không giỏi.
Một giáo viên khác ở quận 3 cho biết, cho các em học trên bài văn của chính mình là cách phù hợp nhất khi sĩ số lớp đông. Đó chính là bài của các em, cô sửa lại cho hợp lý... Nếu để HS viết tự do, không ghi nhớ thì chỉ có một số em nổi bật làm được bài, còn lại phần lớn các em lại không làm được thì sẽ không đáp ứng được kỳ thi.
Cô cũng cho rằng, đây không phải là cách hay, chưa khơi gợi được trí tưởng tượng, cảm xúc của học trò nhưng hợp lý đối với vấn đề thi cử và sĩ số đông.
"Có thể cô giáo dặn các em về ghi nhớ, nắm ý chính nhưng cô truyền tải không đúng, các em hiểu là học thuộc lòng. Trẻ em bây giờ lại có ý trải nghiệm, thành ra học gạo, trong khi phụ huynh kỳ vọng nhiều hơn như vậy", cô giáo chia sẻ.
Dù tác động nhiều yếu tố nhưng không thể phủ nhận, nhiều GV còn đi theo lối mòn, không muốn thay đổi, chỉ bước trong vùng an toàn... Thực tế, nhiều kỳ thi ở TPHCM, khi đề Văn đổi mới theo hướng phát huy năng lực người học, nhiều HS bị "khớp" khi mà việc dạy học ở trường không theo kịp.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, dạy học tiếp cận năng lực đòi hỏi giáo viên phải đọc nhiều hơn, thay đổi nhiều hơn, chuẩn bị nhiều hơn... Nhưng sau khi kiểm tra, đánh giá, họ nhận ra một bộ phận giáo viên chưa theo kịp hoặc ngại thay đổi.
Lãnh đạo ngành giáo dục TPHCM cho biết, họ sẽ tiếp tục chỉ đạo, thay đổi trong năm học tới. Để làm sao việc đổi mới ở các trường phải được thực hiện cụ thể hơn, hiệu quả hơn, có như vậy đổi mới phương pháp dạy và học mới có thể tiệm cận với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá HS hiện nay.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Nhân tài Đất Việt 2018: "Cô gái không gục ngã" tự học thành tài 13 tuổi, Nguyễn Bích Lan buộc phải nghỉ học ở nhà bởi căn bệnh loạn dưỡng cơ không có phương pháp điều trị. Bằng ý chí và nghị lực phi thường, chị đã tự học để trở thành một dịch giả nổi tiếng với việc dịch hơn 30 đầu sách và là một nhà văn với nhiều tác phẩm sáng tác. Dịch giả,...