Mất việc phải ngủ gầm cầu, những mảnh đời lao động không còn chốn dung thân
Mất việc trong thời gian giãn cách, chủ thầu bỏ trốn không trả tiền lương, nhiều lao động tự do không còn chỗ tá túc phải lang thang ra gầm cầu để sống qua ngày.
23h, ngồi bên gầm cầu Nguyễn Chánh ( Hà Nội), dưới cơn mưa nặng hạt, anh Nguyễn Văn Tục (lao động tự do, quê Điện Biên) đang với nhìn theo những người thiện nguyện vừa cho mình suất cơm ăn chống đói qua ngày. Đã 12 tiếng trôi qua, bây giờ anh mới có cái để lót dạ. Nhóm công nhân quê anh do dịch bệnh mà đi bộ về Điện Biên hết, còn mỗi anh phải ở lại vì chân đau không thể đi xa được.
Suất cơm thiện nguyện tuy không còn nóng, nhưng anh bảo như thế này đã là thịnh soạn lắm rồi. Có những ngày mới lang thang dưới gầm cầu, tiền không có anh phải nhịn đói qua bữa. Có ai đi qua thấy thương, cho cái gì thì anh ăn cái đó không thì đi ngủ sớm cho qua cơn quặn bụng.
“Em có vợ và 2 cháu, vợ ở nhà làm ruộng, đứa lớn làm công ty ở Bắc Giang vừa rồi bị dịch đang bắt cách ly ở đây, đứa thứ 2 đang đi học. Em xuống Hà Nội gần 2 tháng, công viện phụ xây, phụ gạch công trình. Đi làm theo nhóm, khi bị đuổi, mọi người đã về quê, còn em chân đau không đi bộ về được”, anh Tục buồn bã chia sẻ.
Anh cho biết thêm, chủ thầu chỗ anh làm không hỗ trợ, lán trại họ khóa cửa không có chỗ ở. Anh làm 2 tháng đều công nhưng chỉ mới được tạm ứng 500 nghìn để lấy tiền ăn sinh hoạt. Trước đó công ty nuôi 10 ngày cơm, sau đó chủ thầu không thanh toán lương, gọi điện không liên lạc được. Không còn tiền, ai cho gì ăn nấy, ngủ gầm cầu với gối và tấm vải người ta thương tình cho để nằm.
Anh bảo, hôm qua lúc ngủ say, anh bị mất cái điện thoại “cục gạch” hết pin, mà nếu còn cũng chả biết liên lạc cho ai. Anh đành tá túc gầm cầu cho qua ngày đoạn tháng, nếu Hà Nội hết giãn cách lại tìm việc để đi làm chứ về quê cũng chẳng có cái ăn, chẳng có cái mặc.
Tại khu vực gầm cầu đường Phạm Hùng, nhiều lao động nghèo như anh Tục cũng đang vất vưởng nơi đây. Đêm họ trải manh chiếu rách, tấm bạt đi nhặt để nằm chờ trời sáng, ban ngày lại dọn dẹp, đi lang thang chờ đến tối quay lại đây nằm. Các anh công an hay người đi đường thương tình mang cho ít quà bánh, họ chắt chiu rồi cũng qua được ngày.
Video đang HOT
Lường Văn Hào (21 tuổi, dân tộc Thái, Điện Biên) cho biết: “Em xuống Hà Nội được 1 tháng mà hết việc, dịch các công trường đóng cửa đuổi ra ngoài. Chủ công trình trốn không trả lương và vẫn đang giữ giấy tờ tùy thân chưa lấy được. Việc ăn uống dựa vào các nhà từ thiện phát cơm. Ban ngày đi lang thang, tối về gầm cầu nằm. Tiền sinh hoạt không còn đồng nào, lúc ốm đau ra hiệu thuốc xin. Biết là khổ nhưng cũng chẳng còn cách nào”.
Mở bao tải dứa mà Hào gọi là balo, bên trong chỉ có vài bộ quần áo em mang từ trên quê xuống. Em bảo đây là tài sản lớn nhất của em lúc này.
Là người lớn tuổi nhất trong nhóm lao động tự do đang tá túc dưới gầm cầu, anh Hoàng Công Chức (quê Điện Biên) tâm sự công trình xây dựng chỗ anh tạm dừng hoạt động, không có công ăn việc làm. Công trường khóa cửa không cho ở nên các anh phải ra gầm cầu. Anh không dám nói với vợ con mình, nhắn tin về nhà bảo là vẫn ổn, vẫn ăn uống bình thường. “Các cháu mà biết mình như thế này chắc chúng nó khóc và xót xa lắm” , anh ngậm ngùi.
Ăn tạm miếng bánh mì lót dạ vừa được người đi đường cho, anh Lò Văn Thành (quê huyện Văn Trấn, Yên Bái) chia sẻ: “Em đang làm thợ xây, xuống Hà Nội 2 ngày thì giãn cách nên không còn việc để làm. Hôm xuống quên mang chứng minh thư, vì không có chứng minh thư nên bên công trình không giữ, buộc phải về, ra bến xe thì xe không chạy. Ban ngày đi lang thang, tối lại về gầm cầu ngủ chờ anh chị làm từ thiện đến phát cơm. Em ở gầm cầu được 7-8 ngày rồi. Hôm nay mưa gió bị tạt nước vào tấm bạt và bìa che chắn”. Vừa nói anh vừa ngước lên nhìn để tránh những giọt mưa đang tạt vào mình.
Hết tiền thuê trọ, nhiều lao động tự do bị "mắc kẹt" ở Hà Nội
Trong những ngày giãn cách xã hội ở Hà Nội, nhiều người lao động tự do bị mất việc, không có tiền và không thể về quê.
Họ phải tạm trú lại Thủ đô, chờ hết dịch để có thể đón xe khách trở về nhà.
Đau chân, nếu không đã đi bộ về Điện Biên
Hơn 10h đêm 18/8, tại khu vực gầm cầu vượt Nguyễn Chánh, đoạn qua nút giao đường Trần Duy Hưng (Hà Nội), anh Nguyễn Văn Tục quê ở tỉnh Điện Biên ngồi trên vỉa hè, bên cạnh lỉnh kỉnh đồ đạc và một suất cơm hộp vẫn còn nóng.
Anh Nguyễn Văn Tục quê ở tỉnh Điện Biên, làm công nhân tại một công trường xây dựng ở Hà Nội, vừa bị mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Anh Tục cho biết, đang làm thợ xây cho một công trình xây dựng trên địa bàn quận Tây Hồ được khoảng 2 tháng thì phải tạm dừng vì dịch bệnh Covid-19. "Từ hôm giãn cách xã hội thì bên chủ thầu cũng nuôi ăn ở được khoảng chục hôm. Sau đó, là đuổi chúng tôi ra ngoài thuê trọ và bảo bao giờ hết giãn cách xã hội thì sẽ gọi lại để làm việc. Và rồi từ đó cũng tắt điện thoại luôn, không ai liên lạc được nữa...", anh Tục cho hay.
Suất cơm của anh Tục vừa được các nhà hảo tâm gửi tặng vào buổi tối.
Được biết, nhóm thợ xây của anh Tục có khoảng gần chục người, từ khi bị quản lý đuổi ra ngoài, không được ở trong công trường thì mọi người đã rủ nhau đi bộ về Điện Biên vì không còn xe khách hoạt động, duy nhất anh Tục là không thể đi bộ về quê với lý do đau chân.
"Tôi đi bộ nhiều đến mức 2 bàn chân phồng rộp hết lên, mọng nước. Phải lấy cái tăm chọc ra cho nhanh khỏi. Mà bây giờ anh em lại rủ đi bộ về tận Điện Biên thì chắc chết, nên là cứ lang thang ở Hà Nội để xin ăn. Cố gắng chờ đến khi nào dịch vụ xe khách được mở trở lại thì xin tiền các nhà hảo tâm để về quê thôi, chứ giờ cũng chẳng biết làm thế nào", anh Tục chia sẻ.
Trong 2 tháng làm thợ xây tại công trường, anh Tục chỉ nhận được vỏn vẹn 500 nghìn đồng tiền tạm ứng mua đồ dùng cá nhân. Và cũng từ đó tới nay, anh Tục chưa nhận thêm được bất kì đồng tiền nào từ công trường xây dựng này.
Hơn 11h đêm 18/8, anh Nguyễn Văn Tục nằm ngủ tại gầm cầu vượt Nguyễn Chánh (Hà Nội).
Hiện tại, vào khung giờ buổi sáng mỗi ngày, anh Tục đi bộ loanh quanh khu vực đường Trần Duy Hưng để xin ăn. Còn khi màn đêm buông xuống anh Tục lại quay về gầm cầu vượt Nguyễn Chánh để trải tấm áo mưa, nằm ngủ. Chiếc điện thoại "cục gạch" là thứ quý giá nhất để anh liên hệ với người thân cũng đã bị kẻ gian lấy cắp lúc nào không hay.
Cảnh "màn trời, chiếu đất" qua ngày dưới gầm cầu vượt
Gần một tuần trở lại đây, anh Lường Văn Hào (21 tuổi, quê ở huyện Văn Chấn, Yên Bái) làm phụ hồ tại một công trình xây dựng ở Hà Nội phải sống vật vờ, tạm bợ ở chân cầu vượt vành đai 3 trên cao (đoạn đối diện bến xe Mỹ Đình) chờ tới khi Hà Nội hết giãn cách xã hội để bắt xe khách về quê.
Nhóm thợ xây bị mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sống tạm bợ tại khu vực đối diện bến xe Mỹ Đình.
"Tôi làm công trình xây dựng được hơn một tháng thì phải nghỉ vì dịch bệnh, từ đó tới nay ông quản lý công trường cũng mất tích luôn. Tiền lương thì không trả, giấy tờ tùy thân của tôi cũng bị ông ấy cầm đi luôn. Giờ không biết phải tìm ông ấy ở đâu", anh Lường Văn Hào chia sẻ.
Đồ dùng cá nhân của anh Hào chỉ có duy nhất túi quần áo là có giá trị.
Cũng theo anh Hào, vào ban ngày, lực lượng công an đi tuần tra nên phải trốn vào các góc khuất hoặc đi xin ăn. Đến buổi tối mới dám quay lại đây để trải chiếu nằm ngủ. Ngày nào có các nhà hảo tâm đến phát cơm cho thì tốt còn không thì nhịn đói qua ngày.
Gần 12h đêm, anh Lường Văn Hào ngồi ăn bánh mì do các nhà hảo tâm gửi tặng.
"Trong người em hiện giờ không có một nghìn nào luôn. Mấy hôm bị ốm mệt phải chạy ra hiệu thuốc, ngửa tay xin từng viên thuốc để uống cho nhanh khỏi. Trong thời gian này phải cố gắng vượt qua khó khăn thôi chứ không biết làm thế nào cả", anh Hào chia sẻ thêm.
Cùng chung hoàn cảnh với anh Hào, anh Lò Văn Thành quê ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cho biết: "Em đang làm thợ xây, xuống Hà Nội được 2 ngày thì giãn cách nên công an không cho làm. Hôm xuống quên mang Chứng minh thư, vì không có giấy tờ nên bên công trình không giữ lại làm được, phải về quê lấy thì bị kẹt xe khách không chạy. Ban ngày đi lang thang tránh lực lượng tuần tra, tối về gầm cầu ngủ chờ anh chị làm từ thiện đến phát cơm. Em ở gầm cầu được 7-8 ngày rồi".
Theo tìm hiểu, tại khu vực gần bến xe Mỹ Đình, nhiều người khó khăn không nắm được việc các xe khách không vận chuyển do đang giãn cách xã hội nên vẫn đến bến xe rồi đã vạ vật chờ ở đó trong nhiều ngày.
Đà Nẵng cấp phát rau xanh cho người dân trong đêm Mỗi hộ dân ở nhiều khu dân cư được chia năm củ khoai tây, một miếng bí đỏ, một cải bắp, một cải thảo... trong ngày thứ hai tuyệt đối "không ra khỏi nhà". "Mọi người chia cho đều nhé!", ông Nguyễn Văn Thành, 58 tuổi, Bí thư Chi bộ Chính Trạch 1, phường Tân Chính (quận Thanh Khê), nhắc các thành viên...