Mất văn hóa là mất hết
Dù chỉ là mâu thuẫn nhỏ nhưng lại xảy ra các vụ án nghiêm trọng, đáng tiếc gây mất trật tự xã hội, là nỗi lo lắng của từng người, từng nhà, và xã hội.
Theo ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội thì pháp luật phải nghiêm, đủ mạnh, đủ tính răn đe, đồng thời gắn với việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.
Ông Tạ Văn Hạ.
PV: Thưa ông, thời gian qua đã xảy ra những vụ án mạng nghiêm trọng, trong khi đó nguyên nhân bắt nguồn từ những mâu thuẫn nhỏ như va chạm giao thông, thậm chí “nhìn nhau”. Theo ông đâu là nguyên nhân xảy ra các vụ án đáng tiếc trên?
Ông Tạ Văn Hạ: Nhìn chung đất nước ta có truyền thống văn hóa lâu đời tốt đẹp, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết, tương thân tương ái, nền nếp gia đình gia phong, có sự tiến bộ xã hội. Tuy nhiên trong thời gian gầy đây do “biến đổi” của xã hội, tác động của điều kiện ngoại cảnh, tác động của công nghệ thông tin môi trường trên mạng nên nhận có một số giá trị cốt lõi của văn hóa Việt, đạo đức con người đang bị lệch lạc, có “vấn đề”.
Gia đình được coi là “tế bào” của xã hội nhưng trong văn hóa gia đình cũng khác. Từ đó giá trị truyền thống xã hội cũng có cái đang mai một dần. Ở trong gia đình, bố mẹ cũng bận rộn với mưu sinh cuộc sống hàng ngày, không có điều kiện quan tâm tới con cái. Có những gia đình con cái lớn lên được dạy dỗ, phó mặc của bố mẹ cho ông bà, thậm chí đẩy cho nhà trường.
Ngay trong nhiều gia đình, bố mẹ cũng chưa chuẩn mực để cho nên con cái nhìn vào. Ra đường con cái không chào người lớn hay chung sống cùng tòa chung cư nhưng thấy người lớn tuổi nhưng cũng không chào ai. Bố mẹ không chào người lớn tuổi vậy sao con cái học tập mà chào theo. Đặc biệt hiện trẻ con được tiếp cận với các thiết bị máy móc, ăn uống phải dỗ bằng điện thoại, ti vi. Bữa cơm truyền thống của gia đình gần như cũng không còn nữa, người ăn trước người ăn sau.
Bên cạnh đó, phương pháp giáo dục cũng khác do mặt trái của nền kinh tế thị trường nên dần hình thành nên một bộ phận có tính cách khác, không như những giá trị truyền thống xã hội xưa kia. Có một số ít bộ phận trẻ cũng bị tác động từ các bộ phim bạo lực trên YouTube cho nên bị tiêm nhiễm, tạo nên tính cách con người bạo lực. Ra đường dù chỉ va chạm giao thông nhỏ, chỉ xin lỗi nhau là xong nhưng lại đánh nhau, xảy ra các vụ án mạng lớn hết đáng thương tiếc, đâm chém nhau, coi mạng người là rẻ, không trân trọng quý trọng mạng người.
Video đang HOT
Trẻ bị bạo hành dễ dẫn đến lệch lạc trong quá trình phát triển nhân cách.
Lâu nay, chúng ta hay đổ nguyên nhân do cơ thế thị trường. Theo ông có đúng như vậy?
- Chúng ta hay nói do mặt trái của nền kinh tế thị trường. Nhưng có hai yếu tố khá quan trọng là gia đình và nhà trường cũng đều có sự “biến đổi”. Môi trường giáo dục nhà trường thì thầy cô lo toan cho cuộc sống, chuẩn mực của người thầy, mối quan hệ thầy – trò thiêng liêng trước đây thì bây giờ cũng bị chia cắt và khoảng cách bởi tác động của nền kinh tế thị trường. Mỗi quan hệ giữa thầy và trò cũng không còn như trước nữa. Thứ hai là môi trường gia đình như tôi đã phân tích ở trên cũng khác so với trước đây. Giá trị truyền thống của gia đình cũng mai một. Hai môi trường vốn được coi là an toàn nhất là gia đình và giáo dục thì vẫn xảy ra việc các cháu vẫn bị bạo hành, bị xâm hại.
Đứa trẻ lớn lên và quá trình bồi dưỡng, giáo dục bị bỏ mặc đưa đẩy sẽ dần hình thành nên tính cách khác. Do đó nếu như chúng ta không có kế hoạch, có sự thay đổi, và có giải pháp căn cơ thì chúng ta mất về kinh tế sẽ có thể lấy lại được bằng 5 năm, 10 năm, 100 năm nhưng mất về văn hóa là chúng ta mất hết, thậm chí mất không thể lấy lại được.
Vậy từ thực tế đó theo ông chúng ta cần có giải pháp nào để xử lý tình trạng trên?
- Đầu tiên pháp luật phải nghiêm. Phải đủ mạnh, phải đủ tính răn đe. Bởi không chỉ đâm chém nhau mà còn thậm chí xảy ra tình trạng cãi nhau và chống lại người thi hành công vụ, đánh và hành hung lực lượng chức năng vốn là những người được pháp luật giao thực thi pháp luật. Thứ hai, mỗi cá nhân phải thượng tôn pháp luật. Nhà nước pháp quyền phải sống theo Hiến pháp và pháp luật cho nên mỗi người dân phải tuân thủ. Thứ ba, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật của ta hiện nay còn hạn chế.
Hỏi có mấy người dân nắm chắc các luật có liên quan như: Bộ luật Hình sự; Luật Giao thông đường bộ; Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự?. Nếu không hiểu luật, nắm luật thì rất dễ dẫn đến vi phạm. Cho nên tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là cái rất cần quan tâm.
Trân trọng cảm ơn ông!
Hạn chế học sinh vi phạm an toàn giao thông - rất cần sự đồng hành của phụ huynh
Tình trạng học sinh, nhất là học sinh THCS và THPT vi phạm pháp luật giao thông đường bộ vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở Hà Tĩnh.
Lâu nay, với các hoạt động đổi mới giáo dục, công tác giáo dục pháp luật an toàn giao thông (ATGT) cho học sinh (HS) các cấp trên phạm vi cả nước đã được các cấp, ngành quan tâm thực hiện.
Công an huyện Hương Sơn tổ chức các buổi ngoại khóa tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh. Ảnh tư liệu.
Nhiều hoạt động giáo dục pháp luật ATGT được các trường học triển khai. Ngoài việc tự chủ xây dựng kế hoạch dạy học, tăng cường giảng dạy chính khóa về ATGT thì các hoạt động ngoại khóa, các buổi nói chuyện chuyên đề, cuộc thi tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ được cơ quan chuyên môn phối hợp tổ chức và được HS đón nhận tích cực.
Từ đó đem lại những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành vi của HS. Phần lớn các em đã nêu cao ý thức trong việc tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ, chú ý đến việc xây dựng văn hóa giao thông, tích cực góp phần xây dựng cổng trường "An toàn giao thông".
Đội CSGT - Trật tự Công an TP Hà Tĩnh phối hợp với giáo viên Trường THCS Lê Văn Thiêm giảng dạy trực tuyến Luật Giao thông đường bộ cho học sinh nhà trường. Ảnh: PV
Tuy vậy, tình trạng HS, nhất là ở bậc THCS và THPT vi phạm pháp luật giao thông đường bộ vẫn diễn ra khá phổ biến. Các lỗi thường bị lực lượng chức năng xử phạt là: Điều khiển xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, điều khiển phương tiện bằng một tay, điều khiển xe chạy ngược chiều, chở quá số người quy định. Cá biệt, còn có tình trạng học sinh điều khiển xe máy đến trường khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe.
Tình trạng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho chính bản thân các em và người tham gia giao thông. Nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra để lại hậu quả rất đau lòng mà nạn nhân là HS.
Tình trạng học sinh chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe vẫn điều khiển xe máy vẫn còn diễn ra.
Trên đường đi làm, tôi tình cờ gặp N.X.H, học sinh lớp 12 ở một trường THPT trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên điều khiển xe máy đến trường, vào nhà dân gần trường để gửi xe. Tôi hỏi: "Tại sao em lại vi phạm khi vừa ký cam kết không điều khiển xe máy đến trường?". Em đáp: "Dạ! Tại xe đạp điện hết điện, chưa kịp nạp". Tôi tiếp tục hỏi: "Tại sao em không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy?". Em hồn nhiên: "Dạ thầy, do em vội quá". Và khi tôi hỏi: "Ai giao xe cho em đi đến trường? Em có giấy phép lái xe chưa?". Em trả lời: "Bố mẹ cho em đi, em chưa có giấy phép lái xe!".
Câu chuyện khiến tôi thêm trăn trở: Tại sao phụ huynh sẵn sàng giao xe máy khi con mình chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, trong lúc, các nội dung này đã được ký cam kết giữa nhà trường, phụ huynh và HS.
Lực lượng CSGT lập biên bản xử lý học sinh điều khiển xe máy đến trường khi chưa đủ tuổi theo quy định. Ảnh PV
Thiết nghĩ, để giáo dục pháp luật ATGT cho HS một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn cho các em, ngoài sự nỗ lực của nhà trường và các cơ quan, đơn vị liên quan, cần có sự thống nhất nghiêm túc, cao độ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Trong đó, phụ huynh cần nắm bắt, theo dõi, uốn nắn, hình thành ứng xử văn hóa trong tham gia giao thông cho con mình; đặc biệt, kiên quyết không dung túng cho các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.
Chủ tịch nước: Tại sao phải chiếu quá nhiều phim nước ngoài như vậy? Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng điện ảnh có vai trò lớn trong việc quảng bá hình ảnh, đất nước con người ra bên ngoài, trong khi Việt Nam không thiếu những đề tài đặc sắc về văn hóa, truyền thống lịch sử. Thảo luận cho ý kiến tại tổ về dự thảo luật Điện ảnh sửa đổi sáng nay 23.10,...