Mặt trái trong mô hình giáo dục của Việt Nam
Đó là lời khẳng định của chuyên gia giáo dục Đỗ Mạnh Cường khi nói về những vấn nạn của nền giáo dục Việt Nam.
Tiến sĩ Đỗ Mạnh Cường – Thường trực Hội đồng giáo dục Nguyễn Hoàng Group
Trong vài năm gần đây, bạo lực học đường đang phủ một bóng đen khá lớn lên nền giáo dục Việt Nam. Và, theo TS. Đỗ Mạnh Cường – Thường trực Hội đồng giáo dục Nguyễn Hoàng Group, nguyên nhân của vấn nạn đó là bởi nền giáo dục của chúng ta chủ yếu đang đi theo mô hình công nghiệp.
“ Hiện tại, trên thế giới, có hai mô hình giáo dục phổ biến: giáo dục theo mô hình công nghiệp và giáo dục theo mô hình nông nghiệp“, ông Cường cho biết.
Trong mô hình công nghiệp, tất cả các học sinh đều học một chương trình, tiến độ cũng như nhịp độ, không có nhiều sự khác biệt giữa các học sinh. Tất cả học sinh đều được đánh giá trên một tiêu chuẩn, một khía cạnh và một điểm sàn. Mọi học sinh đều được giảng dạy theo một phương pháp chung.
Cách giáo dục này như kiểu người ta gia công các phôi nguyên liệu trong các nhà máy sản xuất, tất cả các phôi nguyên liệu đưa vào máy đều bị gò ép thành một hình dáng giống nhau ở đầu ra. Ngoài ra, nó còn được gọi là hệ thống giáo dục “đồng phục”.
Theo đó, ở hệ thống này không chấp nhận sự khác biệt giữa các học sinh, cũng như không chấp nhận cá tính riêng của mỗi em học sinh, tất cả học sinh phải giống nhau.
Ngược lại, ở mô hình nông nghiệp, giáo viên cũng giống như các nông dân, họ không chế tạo ra cái gì cả (như lúa, hoa màu) mà họ chỉ chăm sóc và tạo điều kiện cho nông sản phát triển tốt nhất.
Trong mô hình này, có nhiều chương trình – lộ trình – nhịp độ đào tạo khác nhau, học sinh giỏi và học sinh dở sẽ có những chương trình – lộ trình – nhịp độ học tập không giống nhau.
Mục đích chính của mô hình là làm sao để tất cả học sinh đều có thể phát huy tối đa khả năng của mình. Theo đó, tất cả những chương trình – lộ trình – nhịp độ học tập phải dựa vào khả năng của từng học sinh nhằm có thiết kế phù hợp.
Mô hình này chấp nhận sự khác biệt của từng cá nhân, là mô hình chăm sóc và phát triển để cho ra những “sản phẩm” phong phú – đa dạng.
Video đang HOT
Hiện tại, trên thế giới, có rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đang đi theo mô hình giáo dục công nghiệp. Và, bạo lực học đường chính là một mặt trái của mô hình giáo dục này.
Khi học sinh đến trường, các em không được nhà trường lắng nghe và chia sẻ những vấn đề của chúng, ngoài ra, các em còn bị gò ép học theo một chương trình không phù hợp với khả năng của bản thân dẫn đến không thích học; phản kháng là điều tất yếu. Tuy nhiên, tùy tính cách của mỗi em, cách phản kháng khác nhau: im lặng, bất cần, đánh bạn, bỏ học…
“ Việc bạo lực học đường diễn ra thường xuyên thể hiện sự bất lực của nền một nền giáo dục. Chỉ cần giáo viên thích dạy và học sinh thích học, sẽ không còn bạo lực học đường. Thế nên, rõ ràng đam mê của cả giáo viên và học sinh Việt Nam đều đang có vấn đề“, ông Đỗ Mạnh Cường kết luận.
Còn theo ông Loan Văn Sơn – Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn huấn luyện và Tư Vấn triển khai TOPPION, thì ngoài tìm được những ngôi trường tốt có giáo viên thích dạy và con mình thích học, các phụ huynh cũng phải tự vấn xem môi trường văn hóa của gia đình mình thuộc “trường phái” nào để điều chỉnh tốt hơn.
Theo ông để một đứa trẻ có thể lớn lên khỏe mạnh, hấp thụ được nền giáo dục tốt và hạnh phúc, cần có sự chung tay của cả gia đình lẫn nhà trường, một bên thì không thể thực hiện được.
Các phụ huynh thường có “điểm mù” trong việc quản trị gia đình: họ thường không thấy được vấn đề của chính gia đình mình. Tất cả những vấn đề mà con cái gặp phải, như có hành vi không phù hợp là do bố mẹ vô tình nuôi dưỡng những thói quen xấu, ví dụ một đứa trẻ sống trong gia đình có bố mẹ giỏi chỉ trích thường sẽ có xu hướng nói dối để không bị mắng…
Kiểu gia đình đầu tiên chính là hay “đáp đặt”, đây là kiểu gia đình khá phổ biến ở Việt Nam, khi cha mẹ hay có xu hướng muốn trẻ làm thế này thế kia vì muốn tốt cho chúng mà chưa từng hỏi xem chúng cảm thấy như thế nào có thích làm hay không. Những đứa trẻ kiểu gia đình này thường thiếu tự tin, sai không nhận lỗi, lý sự cùn, hay nói dối, sống bị động và bản lĩnh không cao.
Giải pháp là bố mẹ nên xây dựng lối sống bằng ‘làm gương’, để con tự thấy tốt và tự nguyện làm theo gương của bố mẹ. Luật trong gia đình là phải ngang nhau, không phân biệt ‘tầng lớp’ bố mẹ – con cái.
Kiểu gia đình thứ hai là “chia sẻ yêu thương”, đây cũng là kiểu gia đình xuất hiện nhiều tại Việt Nam, nơi ba mẹ làm tất cả cho con cái từ cái nhỏ đến cái lớn hoặc có một người giỏi xuất sắc trong gia đình và làm hết việc khó khăn cho mọi người… Giải pháp, ba mẹ thương con là điều “thiên kinh địa nghĩa”, nhưng chúng ta phải yêu thương bằng phương cách đúng, không “sống thay”.
Kiểu gia đình thứ tư là “trách nhiệm từ mỗi thành viên”, đây là gia đình có môi trường khá tốt cho sự phát tiển của các bé, khi ai cũng ý thức và làm tốt vai trò của mình trong gia đình, được mọi người tôn trọng.
Kiểu gia đình thứ năm là “phát triển người thân”, đây chính môi trường lý tưởng nhất cho sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ khi mọi người trong gia đình chỉ đặt câu hỏi, để bé tự tìm câu trả lời. Thậm chí, ngay cả các bé tìm câu trả lời sai, mọi người cũng không sửa mà đặt cho trẻ câu hỏi khác.
Bố mẹ sẽ không nói nhiều với trẻ mà chỉ cài vào đầu trẻ những giá trị của niềm tin và cảm xúc, không sửa hành vi. Ví dụ, bố mẹ sẽ đặt các câu hỏi như: con muốn trở thành ai?, con muốn lớn lên làm cái gì?…
“ Dù như thế nào đi nữa, chúng ta cũng nên xây dựng nền văn hóa tốt cho gia đình, vì đó là cái nôi đầu tiên tạo nên tính cách của trẻ em, trước khi giao gửi chúng cho môi trường giáo dục tốt nhất phù hợp với mong muốn của cha mẹ. Nếu có thể, cha mẹ hãy xây dựng gia đình có môi trường như kiểu thứ tư và năm mà tôi đã để cập ở trên“, ông Loan Văn Sơn đề nghị.
Theo theleader
Hối hận vì không tính kỹ khi cho con du học
Cho con đi du học ở những nước có nền giáo dục phát triển là xu hướng của nhiều phụ huynh hiện nay. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã bị 'gãy gánh' giữa đường...
Trong đó có việc cơ bản là tính toán và duy trì tài chính cho suốt quá trình du học vì bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
1 Năm con gái học lớp 11, vợ chồng tôi quyết định cho cháu đi du học ở Vương quốc Anh. Cháu vượt qua bậc dự bị ĐH và trúng tuyển vào ngành quản trị kinh doanh của một trường ĐH. Lúc đó, coi như cháu đã thực hiện được khao khát của cha mẹ: học để về quản lý công ty của gia đình.
Nhưng bất trắc xảy đến quá nhanh và để lại hậu quả khôn lường. Tình trạng bất động sản đóng băng hồi ấy khiến gia đình tôi xính vính. Đất đai, nhà cửa bán không ai mua, những khoản vay ngân hàng đã đến.
Mà Vương quốc Anh là nơi nổi tiếng đắt đỏ, học phí cũng không hề thấp. Nếu như trước kia tôi tự hào rằng nếu mình có ba đứa con thì gia đình tôi cũng có thể lo cho chúng đi du học ở Anh, thì lúc làm ăn thất bát tôi mới thấm thía, khoản tiền ăn, học mỗi tháng của con gái không hề đơn giản.
Cầm cự được một thời gian, tôi quyết định nói thật với con mặc dù lúc đó cháu mới học gần hết năm nhất của bậc ĐH. Tôi đề nghị con chuyển chỗ ở ra vùng ngoại ô và giảm bớt những chi phí khác để tiết kiệm. Tôi cũng đề nghị con đi làm thêm để phụ giúp cha mẹ, bớt được khoản nào thì cha mẹ đỡ lo khoản ấy...
Nhưng vì gia đình tôi có mỗi mụn con gái, cháu quen được cưng chiều nên ít va chạm với cuộc đời, thiếu những kỹ năng cần thiết nên khó tìm việc làm. Ngay cả khi tìm được việc, cứ làm vài ngày cháu lại bỏ. Cháu không chịu được vất vả hoặc ông chủ không hài lòng.
Từ sự khó khăn về vật chất, không quen thiếu thốn, vất vả, cộng với tinh thần xáo trộn (mà nói đúng hơn là cháu bị sốc khi nghe gia đình phá sản), con tôi quyết định về nước.
Mọi việc càng tồi tệ hơn khi con gái tự ái, tủi thân, thu mình lại, sợ gặp gỡ bạn bè, người thân cùng những câu hỏi như: "Ủa, chưa học xong sao lại về?", "Học không nổi hả?", "Hay không có tiền đóng học phí?"...
2 Đến bây giờ nghĩ lại, tôi vẫn tự trách mình. Vì tôi mà đứa con trai duy nhất của gia đình học hành dở dang, mất phương hướng trong cuộc sống.
Hồi còn trẻ, vợ chồng tôi đã phải gặp rất nhiều bác sĩ sản khoa, chữa trị một thời gian dài mới có được đứa con. Thế nên, không chỉ ba mẹ mà ông bà, chú bác đều cưng cháu như trứng mỏng.
Con trai tôi không chỉ là cháu đích tôn của dòng họ mà còn là cháu trai duy nhất trong 12 đứa cháu của hai bên nội ngoại. Bởi vậy, từ nhỏ đến lớn, cháu không phải làm bất cứ việc gì. Chưa kể, tất cả nhu cầu của cháu đều được đáp ứng ngay và luôn.
Được cái con tôi học hành cũng sáng dạ nên càng được ông bà, cha mẹ kỳ vọng. Chúng tôi quyết định cho con du học ở Nhật mặc dù thu nhập của hai vợ chồng tôi chỉ thuộc loại khá.
Nhưng, khi cháu vừa sang năm 2 ĐH thì ông xã tôi mất việc. Chỗ tôi làm doanh thu sụt giảm, kéo theo lương - thưởng của người lao động cũng giảm theo. Chúng tôi vẫn còn một ít tiền tiết kiệm, nếu chi tiêu dè sẻn thì cháu vẫn có thể học được đến hết ĐH.
Chúng tôi đã nói sự thật với con, khuyên con nên chi dùng tiết kiệm... Nhưng quán tính đã hằn nếp, cháu vẫn vô tư tiêu xài phung phí.
Tôi đã quyết định cắt giảm khoản phí hằng tháng với hi vọng con biết sống tiết kiệm. Song song đó, tôi cũng thông báo tình hình ở nhà: ba vẫn thất nghiệp, đang tìm việc làm; mẹ cũng đang tìm cơ hội để chuyển chỗ làm mới...
Rồi một ngày gia đình tôi nhận được tin sét đánh: con tôi đã bị bạn bè xấu rủ rê, cháu bỏ học và đi làm những việc xấu với đám bạn ấy. Cho đến một ngày, cháu bị chính quyền sở tại phát hiện...
Mọi thứ cần chuẩn bị kỹ lưỡng
Để quá trình du học được suôn sẻ và hiệu quả, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho con em mình.
Cần chuẩn bị cho con em kiến thức, bao gồm kiến thức học tập ở trường, trong đó ngoại ngữ là yếu tố then chốt. Đồng thời, việc rèn luyện cho con em những kỹ năng cơ bản để có thể tự lập ở môi trường sống mới rất quan trọng.
Về tài chính, phụ huynh cần tích lũy một khoản riêng cho việc học hành, ăn ở của con em trong quá trình du học. Những gia đình có thu nhập trung bình vẫn có thể cho con em du học nếu họ có kế hoạch tài chính khoa học (tích lũy tài chính từ sớm, chọn quốc gia, chọn hình thức đào tạo phù hợp). Những nghiên cứu về tài chính cho du học cho thấy chỉ cần tiết kiệm ở mức tối thiểu 3 triệu đồng/tháng từ khi con vào lớp 1 là gia đình đã đủ tài chính để cháu du học sau khi học lớp 12.
TS Trần Hà Kim Thanh (giám đốc điều hành Bella Group)
Theo tuoitre
Cách dùng thay thế sáu tính từ quen thuộc trong tiếng Anh Bạn sẽ khiến người khác thấy nhàm chán khi liên tục dùng 'sweet', 'funny' hay 'big' trong một bài nói hay viết. Vì vậy, hãy học cách thay thế chúng. Theo Custom-Writing