Mặt trái du học: Cần sự tính toán khôn ngoan
Đổ cả núi tiền cho con cái đi du học cha mẹ nào chẳng mong đợi gặt hái được thành công. Nhưng điều kiện cần và đủ để cho con du học thì có lẽ không phải ai cũng biết.
Theo bảng chi tiết học phí của một số trường đại học hàng đầu thế giới (Massachusetts institute Of Technology (MIT), Harvard, Stanford California institute Of Technology (CALTECH); CamBridge, Oxford…) trong năm học 2015-2016, mức học phí tùy theo ngành học dao động từ hơn 500 triệu đến trên dưới 1 tỷ đồng.
Mỹ đang là điểm đến chính của du học sinh Việt Nam với số lượng khoảng 19.000 người trong năm 2015.
Được học ở Đại học Harvard (Mỹ) là ước ao của nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam. Ảnh minh họa.
Theo số liệu của Cục Đào tạo nước ngoài, chi phí trung bình cho một năm học ở Mỹ – bao gồm học phí và chi phí sinh hoạt của du học sinh là khoảng trên 35.000 USD. Như vậy, để con mình có được bằng cử nhân, phụ huynh phải chuẩn bị khoảng 150.000 USD.
Nhưng tiền chưa phải là vấn đề quan trọng nhất mà yếu tố quyết định chính là ở năng lực học tập của du học sinh. Các bạn trẻ mong muốn được học tập tại các trường này ngoài lực học còn phải có quá trình tham gia các hoạt động xã hội, ngoại khóa “đáng nể” mới có cơ hội lọt qua cửa hẹp.
Đổi lại, các trường đại học hàng đầu ở Mỹ có chế độ học bổng khá “hào phóng”. Tại MIT, 90% sinh viên bậc cử nhân có sự hỗ trợ tài chính.
Tại trường Caltech, gần 60% sinh viên đại học theo học bằng học bổng. ĐH Pennsylvania chi đến 6 triệu USD học bổng dành riêng cho sinh viên cử nhân quốc tế.
Tại ĐH Harvard, Yale mỗi năm cấp hàng trăm suất học bổng cho sinh viên quốc tế bậc cử nhân với mức trên 50 ngàn USD/năm… Với những “phần thưởng” hấp dẫn đó, nhiều du học sinh tài năng của Việt Nam đã ra sức “săn” học bổng và đạt được kết quả rất khả quan.
Trong đó có những học sinh chiếm được suất học bổng khủng trị giá lên đến 320.000 USD như học sinh Lã Hồ Minh Khuê, Tôn Hiền Anh tại ĐH Harvard…
Nếu không “đụng” nổi tới các trường hàng đầu, phụ huynh ít tiền hơn còn có nhiều sự lựa chọn vào các “trường thường bậc trung” ở Mỹ, Anh, Australia, Hà Lan, Nhật… Còn phương án kinh tế nhất khi muốn du học ở Mỹ là theo học các trường cao đẳng cộng đồng (Community College).
Đây được xem là bước đệm để bước vào các trường đại học Mỹ. Bởi sinh viên tốt nghiệp chương trình 2 năm tại các trường này có thể chuyển sang học năm thứ 3 của đại học 4 năm.
Yếu tố quan trọng khác là ở khâu tuyển sinh, người đăng ký học nếu chưa đạt trình độ Anh văn theo yêu cầu thì vẫn có thể ghi danh và tham gia các khoá tiếng Anh ngay tại trường trước khi vào học chính thức.
Còn học phí, nếu như các trường đại học tư ở Mỹ tầm 20-30.000 USD/năm thì cao đẳng cộng đồng chỉ khoảng bằng 1/3.
Video đang HOT
Mà như vậy thì các bậc phụ huynh sẽ dễ thở hơn khi chứng minh tài chính xin visa du học. Ngoài ra, học ở đây du học sinh (DHS) còn có điều kiện đi làm thêm đủ để trang trải cho việc ăn ở.
Chị Út, ngụ quận Thủ Đức cho biết, cho con gái du học tự túc tại một trường cao đẳng cộng đồng sau khi tốt nghiệp THPT. Hai năm đầu học tiếng Anh tại đây, chị chỉ đóng học phí khoảng 6.000USD/năm, còn sinh hoạt phí con chị đi làm thêm.
Tuy nhiên, theo chị Út, khi sang đấy các em phải có tính tự lập cao, chịu khó học hỏi chứ cái kiểu học “tà tà” thì chẳng biết học đến bao lâu mới ra trường.
“Con tôi cho biết, phần lớn DHS trụ lại ở trường là nữ, còn các bạn nam “rơi rụng” gần hết vì ham chơi nên học hoài mà vẫn chưa qua được tiếng Anh thì không thể vào học chính thức” – chị Út chia sẻ.
Du học có 2 loại: Du học phổ thông và du học đại học. Mà theo thầy Cao Duy Thảo (nguyên Hiệu trưởng trường THPT Quốc tế Việt Úc tại TP HCM) thì du học sinh phải đáp ứng được các yếu tố chính đó là trình độ ngoại ngữ phải tốt, thích ứng được với phương pháp giảng dạy, hòa nhập với cuộc sống nước sở tại, có ý thức tự lập cao… chứ không phải cứ có tiền là được.
Muốn vậy, cha mẹ phải chuẩn bị hành trang cho con từ rất sớm và hãy để khi chúng “đủ lông đủ cánh” mới cho đi du học. Vì vậy, theo thầy Thảo, du học đại học là tốt nhất, ít rủi ro nhất. Còn nếu du học phổ thông chí ít từ lớp 11-12, nếu sớm hơn rất dễ bị thất bại.
Thầy Thảo nhớ lại: “Khi tôi còn làm hiệu trưởng, nhiều phụ huynh đưa con đi du học ở Mỹ, Australia bị thất bại giữa chừng đến cầu cứu tôi cho cháu xin học lại.
Tôi cũng tạo điều kiện cho các cháu nhưng nói thật học sinh từ trường Việt Nam ra nước ngoài học khó khăn một lần thì khi quay ngược lại khó gấp 10. Nhiều em còn rơi vào tình trạng trầm cảm nặng phải chữa chạy rất tốn kém mới học lại được”.
Thầy giải thích thêm: Khi đưa con đi du học hầu như phụ huynh chỉ chú ý tới trình độ ngoại ngữ, học bổng ra sao mà quên các yếu tố quan trọng khác đó là sự thích ứng với phương pháp giảng dạy, cuộc sống, phong tục tập quán ở nước theo học.
Ở các nước phương Tây, giáo dục mang tính độc lập, tự chủ, sáng tạo còn Việt Nam từ xưa tới nay, giáo dục bằng phương pháp thu nạp và tái hiện lại kiến thức. Nếu không thích ứng được phương pháp này học sinh sẽ “đuối” ngay, không thể học hành gì được.
Đồng quan điểm trên, tiến sĩ Nguyễn Kim Dung- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục – TP HCM cho biết thêm, từ năm 2009, Viện Nghiên cứu có làm cầu nối chương trình “Học bổng Phụ nữ châu Á” du học tại Bangladesh cho nhiều học sinh nghèo ở TP HCM.
Dù trước khi sang học chúng tôi đã giới thiệu về văn hoá, tôn giáo, những vấn đề phải đối diện… khi đến đất nước này nhưng cũng có đến 11 em phải về nước, trong đó có lý do không thích ứng với văn hóa nước sở tại.
Ngoài ra, theo một số chuyên gia ở lĩnh vực du học, các bậc phụ huynh xây dựng mối liên hệ với nhà trường chủ yếu thông qua các em chứ ít khi trực tiếp với nhà trường.
Cho nên việc con em mình học tập thế nào các phụ huynh mù tịt, nghe con nói sao thì tin vậy. Từ thực tế cho thấy, những du học sinh bỏ học ham chơi thì chắc chắn sẽ tiêu xài nhiều hơn lúc bình thường.
Chính vì thế mà việc quản lý chi tiêu là vô cùng quan trọng. Khi con đòi hỏi gửi thêm nhiều tiền với lý do này, lý do nọ thì các phụ huynh cần xem lại. Nhất thiết phải sang tận nơi tìm hiểu ngọn ngành, nếu xảy ra sự cố thì tìm giải pháp tháo gỡ kịp thời trước khi quá muộn…
Theo Nhóm PV/Công An Nhân Dân
Trường phổ thông Nhật tiến cử học sinh xuất sắc vào đại học
Trường THPT ở Nhật Bản có thể giới thiệu cho các đại học những sinh viên xuất sắc, có kết quả học tập cao, thành tích nổi bật. Số lượng học sinh được tiến cử thường rất ít.
Ở đất nước mặt trời mọc, tuyển sinh đại học khá phức tạp với nhiều hình thức thi vào thời điểm khác nhau. Học sinh trung học phổ thông phải xác định nguyện vọng, ngành học, đích đến của mình từ rất sớm.
Nhiều kỳ thi khác nhau
Theo quy định của Bộ Giáo dục Nhật Bản, các trường trên toàn nước Nhật không tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Để trao Giấy chứng nhận Tốt nghiệp, trường căn cứ kết quả học tập. Sau đó, tùy nhu cầu, học sinh sẽ lựa chọn học đại học, hoặc đào tạo tại các khóa kỹ thuật và dạy nghề.
Muốn vào ngưỡng cửa đại học công lập, các bạn Nhật Bản phải tham dự 2 kỳ thi: Kỳ thi trung tâm (Senta Shiken) và kỳ thi riêng.
Kỳ thi trung tâm tổ chức vào ngày 14 và 15/1 hàng năm. Kết quả dùng làm căn cứ xét tuyển vào các trường đại học của nhà nước (kokuritsu) hoặc trường của tỉnh và thành phố (shiritsu).
Kỳ thi chung tại Nhật Bản được tổ chức vào tháng 1 hàng năm.
Mira Trần (cựu học sinh Trung học Quốc tế Doshisha, Kyoto) cho biết, đại học công lập bắt buộc học sinh thi 5 môn: Toán, Nhật ngữ, Ngoại ngữ, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên. Đề thi được hướng dẫn trực tiếp từ chương trình của Bộ Giáo dục, Bộ Văn hóa, Bộ Thể thao, Bộ Khoa học và công nghệ dưới hình thức trắc nghiệm.
"Các trường đại học tư thục cũng có kỳ thi chung, được tổ chức vào thời gian khác. Đề thi này không khó, chỉ kiểm tra kiến thức cơ bản ở trung học", Mira Trần cho biết thêm.
Điểm của Kỳ thi chung cùng với kết quả học tập phổ thông sẽ dùng để nộp vào các trường đại học. Trường sẽ lấy đó làm cơ sở, tạo danh sách thí sinh của Kỳ thi riêng.
Cuộc thi này tổ chức tại trường đại học vào đầu tháng 2. Tùy theo từng khoa, ngành, trường, sẽ có đề thi khác nhau. Có trường yêu cầu viết luận, có trường sẽ phỏng vấn thí sinh.
Tổng số điểm của hai đợt thi sẽ quyết định thí sinh có đỗ đại học hay không.
Mira Trần đăng ký chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học Kyoto. Cô thi môn Kinh doanh công nghiệp và Xử lý thông tin. "Hai môn này cũng được dạy tại trường Trung học. Đề thi yêu cầu học sinh có kiến thức cơ bản về chuyên ngành mình sắp học. Ngoài ra, tiếng Anh và tiếng Nhật cũng rất cần thiết", Mira kể.
Bên cạnh đó, tại Nhật Bản còn có hình thức tiến cử (Suisen). Trường THPT sẽ giới thiệu cho trường đại học những sinh viên xuất sắc, có kết quả học tập cao, thành tích nổi bật. Số lượng thí sinh được tiến cử rất ít. Suisen được tổ chức bằng hình thức phỏng vấn.
Những năm gần đây, học sinh Nhật Bản còn có thể tự mình tiến cử cho trường, gọi là "AO shiken". Thí sinh tự nộp kết quả học tập, viết một bài luận, đến trường tham gia phỏng vấn.
Đề thi đại học ở Nhật tập trung đánh giá khả năng suy luận của thí sinh.
Lê Anh Công (sinh viên Đại học Tohoku) nhận xet: "Đề thi đại học ở Nhật tập trung đánh giá khả năng suy luận của thí sinh, hơn là việc ghi nhớ kiến thức. Môn Lịch sử ở đây cực kỳ quan trọng. Các trường đại học đều yêu cầu sinh viên hiểu biết lịch sử Nhật Bản và lịch sử thế giới".
Theo Anh Công, người Nhật Bản rất coi trọng học vấn, và việc hiểu rõ về nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử của đất nước sẽ giúp sinh viên chăm chỉ học hành và cố gắng phấn đấu cho tương lai. "Bài luận nếu viết về đề tài lịch sử sẽ được đánh giá cao hơn những chủ đề khác".
"Người Nhật hiện đại nhưng rất trân trọng truyền thống, vì vậy Lịch Sử là môn học, cũng là môn thi quan trọng nhất kỳ thi đại học", nam sinh cho biết.
Kỳ thi ảnh hưởng lớn đến xã hội Nhật Bản
"Kỳ thi Đại học tập trung là một hiện tượng xã hội tại Nhật Bản, thu hút sự chú ý của báo giới, truyền hình. Tại đây còn có riêng một 'Trung tâm Quốc gia' để quản lý kỳ thi tuyển sinh đại học", tờ Japantoday cho biết.
Theo cục Thống kê Nhật Bản, năm 2015, khoảng 610.000 học sinh tham gia kỳ thi, được tổ chức tại 693 địa điểm trên khắp đất nước. Học sinh thi tuyển vào 855 trường đại học công lập, đại học tư nhân, cao đẳng.
"Cả đất nước Nhật Bản đều chú ý tới kỳ thi này. Gia đình nào có con thi đại học năm đó sẽ là tâm điểm của cả dòng họ", Mira Trần cho biết.
Sự cạnh tranh vào đại học ở Nhật rất căng thẳng. Các trường hàng đầu luôn có điểm tuyển sinh rất cao, như Đại học Tokyo, Đại học Osaka, Viện kỹ thuật Tokyo, Đại học Kyushu.
Nhật Anh (cựu học sinh trung học Tennoji, hiện là sinh viên Đại học Osaka) tâm sự, học sinh Nhật Bản phải xác định ngành nghề theo học từ rất sớm. Gia đình và thầy cô giúp các bạn trẻ chọn trường, khoa, chọn môn học từ khi bắt đầu vào trung học. Việc thi đại học rất căng thẳng, nhiều học sinh căng thẳng, mắc bệnh tâm lý sau kỳ thi này".
Báo The Japan Times cho biết, các trường đại học lớn và nổi tiếng ngày càng khó thi vì số lượng học sinh đăng ký quá đông. Trong khi đó ở các trường top dưới, việc thi đầu vào ngày càng đơn giản. Nhiều trường chỉ yêu cầu thí sinh có điểm của Kỳ thi chung trên trung bình.
Theo Zing
'Việt Nam phải mạnh lên bằng hiền tài' "Singapore trở thành quốc gia giàu có nhờ sử dụng tài năng. Nếu quy tụ được hiền tài, tôi tin Việt Nam là một trong những nước giàu mạnh", PGS Vũ Minh Khương nói. Cho rằng 30 năm Đổi mới đã qua với thành quả rất đáng trân trọng nhưng 30 năm tới phải đưa dân tộc Việt Nam lên hùng cường, PGS...