Mặt trái của trào lưu ‘chia sẻ cuộc đời’ trên TikTok
Một số người dùng cho rằng chia sẻ trải nghiệm đau thương giúp họ vượt qua chúng, số khác lo sợ những nội dung như vậy sẽ kích động hành vi tiêu cực.
Trong trào lưu mang tên “ Literally My Life” (tạm dịch: Cuộc sống thực sự của tôi), người tham gia sẽ tự ghi lại hình ảnh bản thân nhảy trên nền bài hát cùng tên, sau đó dán thêm đoạn mô tả một trải nghiệm đau thương của mình trong quá khứ.
Literally My Life là bài hát phát hành năm 2015 và được “khai thác” lại để trở thành hiện tượng trên TikTok. Hiện chưa rõ ai đã khởi xướng phong trào này nhưng đến hiện tại, TikTok đã ghi nhận 357.600 video sử dụng bài hát này.
Người dùng nhảy múa theo điệu nhạc cùng dòng chia sẻ trải nghiệm đau thương.
Tiếng cười là liều thuốc tinh thần
Trường hợp của cô nàng 18 tuổi, Isabella Lancaster, kể về chuyện bố cô phải vào viện tâm thần. “Em có một gia đình kinh khủng. Em chưa từng chia sẻ điều này vì em sợ mọi người sẽ không tin mình”, Lancaster nói với trang Vice.
Cô nói rằng cô đã quyết định kể về trải nghiệm của mình trên TikTok vì sẽ không có người quen nào nhận ra cô. Việc chia sẻ lên Internet khiến cô thoải mái.
Một bạn 20 tuổi trẻ giấu tên khác chia sẻ câu chuyện về vấn đề thần kinh của mẹ mình. Cô đã tạo tài khoản vào tháng 11 và bắt đầu đăng tải các video của mình. “Đây là vấn đề nhạy cảm nên không không muốn bạn bè mình biết chuyện”, cô nói.
Video đang HOT
Trào lưu đang lan rộng trong giới trẻ.
“ Sức khỏe tâm thần bị kỳ thị trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, đó là lý do tại sao em phải che giấu nó. Nhưng trào lưu này đã giúp em hiểu được sự phức tạp và hiện diện của nó trong cuộc sống của mỗi người”, cô trả lời phỏng vấn.
Tuy nhiên, người dùng cảnh báo rằng sự hài hước chỉ là liều thuốc tạm thời và chúng ta vẫn phải đối mặt với điều đó. Đây không phải là bước cuối cùng, bạn phải tiếp tục tự khám phá và tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề.
Video trên TikTok có thể là liều thuốc tinh thần nhưng cũng có thể kích động hành động tiêu cực.
Mặt trái của tiếng cười
Những video với nội dung kể về trải nghiệm tiêu cực trên thản nhiên xuất hiện trên tường nhà của người dùng TikTok mà không có cảnh báo trước. Điều này khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và lo sợ những nội dung này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của bản thân hoặc con cái của họ.
“Người dùng cần nhớ việc công bố thông tin cá nhân mang nhiều rủi ro và (một video) không cần phải quá lan tỏa vẫn có thể đem lại các hậu quả tiêu cực không mong muốn cho người xem”, chuyên gia Jennifer Grygiel nói với Vice.
Trong nghiên cứu của mình, chuyên gia truyền thông xã hội tại Đại học Syracuse, Jennifer Grygiel, thảo luận về việc việc thiếu thực thi các nguyên tắc cộng đồng khiến mạng xã hội không an toàn, phát sinh những nội dung có nguy hiểm như lời nói căm thù, tự làm hại bản thân và bạo hành.
“Điều quan trọng là các nền tảng Internet phải giám sát chặt chẽ những nội dung có thể kích động và ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và sức khỏe của những người dùng khác”, Jennifer nói.
Điều quan trọng là các nền tảng phải giám sát chặt chẽ những nội dung có thể kích động và ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và sức khỏe của người dùng khác.
Jennifer Grygiel
Về phần mình, TikTok cho rằng trào lưu Literally My Life không vi phạm quy tắc cộng đồng và những video trên mạng đơn giản chỉ đang truyền bá nhận thức về các vấn đề tiêu cực của cuộc sống.
“Chúng tôi ngăn cấm nội dung kích động hành vi tự làm hại bản thân hoặc tự sát. Tuy nhiên, chúng tôi cho phép người dùng chia sẻ kinh nghiệm của họ để nâng cao nhận thức về những vấn đề này. Trong trường hợp này, những video không vi phạm nguyên tắc cộng đồng của chúng tôi”, trích email của TikTok gửi cho trang Vice.
TikTok điều tra loạt video cổ súy nhịn ăn
Dù TikTok đã đưa ra chính sách cấm quảng cáo nhịn ăn và thuốc giảm cân, phóng viên của The Guardian vẫn phát hiện những bài đăng có nội dung liên quan trôi nổi trên ứng dụng.
Một tài khoản kêu gọi chia sẻ phương pháp giảm cân cấp tốc trong vòng 3 ngày bất chấp sức khỏe
Sau khi sự việc được tờ The Guardian đăng, TikTok đã mở cuộc điều tra và thực hiện các biện pháp ngăn chặn những từ khóa vi phạm xuất hiện trên thanh tìm kiếm. 6 tài khoản tuyên truyền giảm cân không lành mạnh cũng vừa bị cấm hoạt động.
Hiện nay TikTok là một trong những ứng dụng chia sẻ video nổi tiếng nhất thế giới với hơn 800 triệu người dùng. Nửa số thành viên ở độ tuổi từ 16 đến 24 - độ tuổi rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin sai sự thật trên mạng. Tháng 9 vừa qua, TikTok phải ban hành chính sách cấm các quảng cáo giảm cân sau khi bị hàng loạt người dùng phản đối.
Bất chấp nguyên tắc cộng đồng mới của TikTok, những tài khoản này vẫn tiếp tục chia sẻ các liệu pháp giảm cân nguy hiểm nhưng kèm dòng cảnh báo: "Nếu bạn không thích việc nhịn đói thì làm ơn rời khỏi đây", hoặc "luồn lách" bằng cách lập nhiều tài khoản phụ, thiết lập chế độ riêng tư, chặn bạn bè... để không bị báo cáo. Ngoài ra, họ còn gắn hashtag bằng các từ đồng nghĩa, cố tình gõ sai chính tả sao cho qua mặt được ban kiểm duyệt.
TikTok khó có thể gỡ bỏ những nội dung độc hại khỏi nền tảng
Ysabel Gerrard - giảng viên về truyền thông kỹ thuật số và xã hội tại Đại học Sheffield (Anh) cho biết: "Chỉ mất hơn 30 giây để tìm thấy một tài khoản tuyên truyền nhịn ăn trên TikTok. Khi đã theo dõi đúng người, trang đề xuất của TikTok sẽ tự động giới thiệu cho bạn những nội dung tương tự. Điều này là do TikTok được thiết kế để hiển thị những gì nó nghĩ bạn muốn xem".
Mục For You của TikTok là nguồn cấp dữ liệu dựa trên lịch sử hoạt động của người dùng. Nếu bạn thường tìm kiếm những nội dung về ẩm thực thì thuật toán sẽ gợi ý video có liên quan. Đây là một trong những lỗ hổng khiến chính sách mới của TikTok không thực sự triệt để.
Kể từ khi báo chí phanh phui các nội dung độc hại trên TikTok, công ty đã lắng nghe và thực hiện từng bước giải quyết vấn đề. Gerrard chia sẻ: "Tôi hoan nghênh công ty đã làm vậy. Tuy nhiên, có một số việc TikTok cần làm để giúp nền tảng an toàn hơn nữa". Cô chỉ ra rằng việc ngăn chặn tìm kiếm bằng hashtag vẫn chưa đủ hiệu quả, vì người dùng TikTok có thể tiếp cận nội dung mới không chỉ bằng hashtag mà còn bằng nhiều phương pháp khác.
Gerrard thừa nhận rằng việc xóa hoàn toàn nội dung liên quan đến giảm cân rất khó. Cô nhấn mạnh: "TikTok cần phải cẩn thận khi giới hạn kết quả tìm kiếm tên người dùng vì vẫn có những tài khoản lan truyền thông điệp chữa lành, phục hồi. Những kênh truyền thông xã hội cũng có thể giúp ích cho người mắc chứng biếng ăn".
Tiến sĩ Jon Goldin - Phó chủ nhiệm Khoa trẻ em và vị thành niên tại Đại học Tâm thần Hoàng gia kêu gọi các công ty truyền thông xã hội có những biện pháp mạnh để ngăn chặn hành vi tuyên truyền này. Trước ý kiến của dư luận, đại diện TikTok phản hồi: "Ngay sau khi vấn đề này được báo cáo, chúng tôi đã cấm các tài khoản, xóa nội dung và những từ khóa tìm kiếm vi phạm nguyên tắc. Khi nội dung thay đổi, chúng tôi sẽ làm việc với các chuyên gia để cập nhật công nghệ, xem xét các quy trình nhằm đảm bảo chúng tôi có thể ứng phó kịp thời".
TikTok sẽ cho người dùng biết lý do video bị xóa Thay vì xóa video và chỉ đưa ra lý do không rõ ràng thì từ bây giờ TikTok sẽ đưa ra nguyên nhân cụ thể cho người dùng khi tiến hành xóa video. Giao diện thông báo lý do video bị xóa trên TikTok TikTok từ trước đến nay không giải thích lý do tại sao công ty xóa video của người dùng...