Mặt trái của bóng đá Trung Quốc
Nhiều đội bóng Trung Quốc bị giải thể hoặc ngừng hoạt động do thâm hụt tài chính và nợ lương cầu thủ.
Theo Sina , trong 10 năm qua, 45 câu lạc bộ đã biến mất khỏi bản đồ bóng đá Trung Quốc, trong đó, nhiều nhất vào năm 2020 với 16 đội. CLB Giang Tô ( Jiangsu) là thành viên mới nhất gia nhập danh sách này.
Đương kim vô địch Chinese Super League trải qua 3 tháng đầy khó khăn, trước khi Tập đoàn Tô Ninh (Suning) quyết định dừng đầu tư vào bóng đá. Đội bóng đối diện khoản nợ lên tới 77,3 triệu USD và tuyên bố ngừng mọi hoạt động bóng đá của các tuyến vào chiều 28/2.
Giang Tô ngừng hoạt động sau 5 năm lên chơi Chinese Super League. Ảnh: Sina.
Những năm qua, Trung Quốc được coi là mảnh đất màu mỡ của các ngôi sao bóng đá thế giới trong những năm cuối sự nghiệp. Các câu lạc bộ vung tiền để chiêu mộ những cầu thủ và huấn luyện viên tên tuổi.
Sự bạo chi của ông chủ các đội bóng giúp Chinese Super League trở thành một trong những giải đáng xem nhất châu Á. Tuy nhiên, điều này cũng có mặt trái.
Mức lương cao ngất ngưởng của các cầu thủ trở thành bài toán lớn trong chi phí hoạt động của câu lạc bộ, cộng với việc các khoản thu về nhỏ giọt, tạo ra sự chênh lệch lớn trong vấn đề thu chi.
Sina cho biết thu nhập bình quân của các các đội tại Super League năm 2018 là 106,1 triệu USD, chi tiêu bình quân là 174,2 triệu USD và mức lỗ trung bình là 68 triệu USD.
Việc mang về những ngôi sao không giúp các cầu thủ nội học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm. Thành tích đội tuyển quốc gia Trung Quốc cũng sa sút nghiêm trọng.
Chính vì sự kém bền vững trong cách đầu tư này, Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc phải đưa ra hàng loạt biện pháp giới hạn lương của cầu thủ trong những năm gần đây và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các cầu thủ. Tuy nhiên, bóng đá Trung Quốc khó có thể hồi phục nhanh chóng.
Video đang HOT
Năm 2020, có tới 16 CLB chuyên nghiệp rút khỏi bóng đá Trung Quốc, trong đó có những đội bóng giàu truyền thống như Liêu Ninh (Liaoning).
Ngay trước khi bước vào mùa giải 2020, 14 đội bóng Trung Quốc đã chủ động tuyên bố rút khỏi các giải đấu chuyên nghiệp vì vấn đề tiền lương chưa được giải quyết. Trong danh sách này, có 1 CLB thuộc Chinese Super League, 4 đội thuộc giải hạng Nhất và 9 đội thi đấu ở hạng Nhì.
Theo Sina , việc đương kim vô địch Trung Quốc tuyên bố dừng hoạt động chỉ là khởi đầu cho cuộc khủng hoảng của bóng đá nước này. Nhiều đội bóng khác sẽ lâm vào tình cảnh tương tự trong tương lai gần.
Thiên Tân (Tianjin) đang là đội bóng có nguy cơ giải thể tiếp theo vì khoản nợ 15,5 triệu USD.
Sự sụp đổ của đội bóng vô địch Trung Quốc
Tiền bạc từng giúp Giang Tô (Jiangsu) trở thành đội bóng mạnh nhất Trung Quốc, nhưng họ đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ khỏi giải Chinese Super League.
Mùa hè 2019, ban lãnh đạo Real Madrid thông báo với Gareth Bale rằng anh chưa thể rời Bernabeu. Người đại diện Jonathan Barnett chuẩn bị sẵn mọi thứ cho anh ở Trung Quốc. CLB Giang Tô đạt thỏa thuận với Bale khi sẵn sàng trả cho anh mức lương 1,4 triệu USD/tuần.
Thỏa thuận hụt với nhà đương kim vô địch Champions League là thương vụ bom tấn cuối cùng của Giang Tô. Gần 2 năm sau, họ đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Từ giấc mộng Gareth Bale đến vực thẳm
Ngày 28/2, Tập đoàn Tô Ninh (Suning Group) tuyên bố dừng mọi hoạt động của tất cả đội thể thao do họ sở hữu, từ bóng đá đến thể thao điện tử. Nhà đương kim vô địch Chinese Super League (CSL), CLB Giang Tô cùng đội nữ và học viện đào tạo trẻ của CLB này dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới.
Những hình ảnh này với các CĐV Giang Tô sẽ không thể tái diễn. Ảnh: Getty.
Mọi thứ với CLB Giang Tô được dự báo từ vài tháng trước. Cuối năm 2020, tập đoàn đang sở hữu CLB này là Tô Ninh lâm vào cảnh khó khăn. Ban lãnh đạo tập đoàn phải cầm cố gần như toàn bộ cổ phần cho các đối tác khác.
Sohu Finance nhận xét hoạt động kinh doanh thua lỗ của Tô Ninh trong nhiều năm qua là nguyên nhân chính. Tập đoàn này nợ mỗi lúc một nhiều.
Dịch Covid-19 khiến mọi thứ với Tô Ninh trở nên tồi tệ hơn. Chủ tịch tập đoàn Trương Cận Đông (Zhang Jindong) tuần trước công khai phát biểu Tô Ninh cần cắt giảm mọi lĩnh vực không cần thiết, để duy trì sự tồn tại của đế chế kinh doanh này.
Năm 2015, Tô Ninh mua lại CLB Giang Tô với giá 80,71 triệu USD. Một năm sau, Giang Tô bỏ ra gần 100 triệu euro để chiêu mộ những ngôi sao đình đám như Ramires và Alex Teixeira.
Việc vung tiền trên thị trường chuyển nhượng giúp Giang Tô có thành quả. Họ trở thành một trong những đội mạnh nhất Trung Quốc. Mùa giải 2020, họ lần đầu tiên vô địch CSL.
Mọi thứ với các cổ động viên Giang Tô đang trở thành cơn ác mộng. Tập đoàn Tô Ninh sẵn sàng bán Giang Tô với giá 1 tệ, với điều kiện đối tác mua lại phải trả khoản nợ 77,3 triệu USD, chủ yếu đến từ tiền lương của các cầu thủ.
Giang Tô còn nợ lương của Miranda (cựu cầu thủ Inter và Atletico), Eder và nhiều cầu thủ khác. "Từ hôm nay, đội bóng sẽ dừng hoạt động", thông báo trên trang chủ Giang Tô ngày 28/2 có đoạn viết. "Chúng tôi lấy làm tiếc khi phải ra thông báo này".
Chia sẻ với Zing , nhà báo William Bi của Titan Sport Plus nhận định cơ hội để đội bóng Giang Tô tồn tại rất nhỏ.
"Nếu không nhận được sự giúp đỡ đủ nhiều, Giang Tô có thể bị xóa sổ", nhà báo Trung Quốc bình luận.
Hiện việc Giang Tô hoạt động trở lại đã là một kỳ tích, chưa đề cập đến khả năng họ tiếp tục thi đấu ở CSL hay AFC Champions League 2021.
Tuy nhiên, Giang Tô không phải đội bóng Trung Quốc duy nhất đứng trước nguy cơ giải tán. Ít nhất 3 đội bóng khác đang chơi ở hạng đấu cao nhất của Trung Quốc gặp vấn đề tài chính.
Nhiều ngoại binh nổi tiếng đã rời Trung Quốc trong một năm qua. Ảnh: Getty.
Bong bóng sắp vỡ
Đầu tuần này, Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc (CFA) tuyên bố hoãn thị trường chuyển nhượng mùa đông đến ngày 26/3. Sự trì hoãn này đến từ việc Giang Tô, Trùng Khánh, Thiên Tân hay Hà Bắc - các CLB hàng đầu Trung Quốc - đang gặp khó khăn.
CLB Hà Bắc từng chiêu mộ hàng loạt hảo thủ như Ezequiel Lavezzi (cựu cầu thủ PSG), Javier Mascherano (cựu cầu thủ Barcelona) hay Gervinho (cựu cầu thủ Arsenal).
Tập đoàn sở hữu CLB này là China Fortune Land Development đang rơi vào khó khăn sau đại dịch. Họ sẵn sàng bán Hà Bắc cho một đội tối khác với giá rẻ.
CLB Thiên Tân đã ngừng hoạt động từ tháng 5, sau khi các khoản nợ của CLB không thể giải quyết. TEDA, tập đoàn đang sở hữu CLB, không thể trả thêm một đồng tiền nợ nào trong nửa năm qua. Đội bóng này gần như sẽ bị xóa tên khỏi giải bóng đá Trung Quốc.
May mắn nhất trong số các đội bóng kể trên có lẽ là Trùng Khánh. Titan Sports dẫn lời các nguồn tin cho biết CLB này đã nhận được 7,5 triệu USD tiền hỗ trợ từ Liangjiang, một tập đoàn địa phương. Ít nhất, họ có thể tiếp tục thi đấu ở CSL 2021.
Sự sụp đổ của các đội bóng không chỉ diễn ra ở hạng đấu cao nhất của bóng đá Trung Quốc. Ở các hạng đấu thấp hơn, nhiều nhà đầu tư cũng bắt đầu tháo chạy. Từ năm 2019, 3 CLB đang chơi ở giải hạng Nhất Trung Quốc là Tứ Xuyên, Liêu Ninh, Thượng Hải Shenxin đã giải tán.
Những cuộc vung tiền giờ không còn ở bóng đá Trung Quốc. Những ngoại binh giúp CLB Giang Tô vô địch như Joao Miranda, Eder, Mubarak Wakaso và Ivan Santini lần lượt rời đội.
Tháng 1 vừa qua, HLV Rafael Benitez rời CLB Đại Liên. Trước đó, cậu học trò Yannick Carrasco đào thoát thành công để về lại Atletico. Ở những đội bóng có nền tảng tài chính tưởng như vững chắc nhất giải đấu, mọi chuyện cũng không khả quan.
Cuối tháng 1, Hulk chính thức rời Thượng Hải SIPG để về lại Brazil thi đấu cho Atleico Mineiro. Tương lai của người đồng đội Oscar tại đội bóng này cũng đang là dấu hỏi. Trong nhiều bài phỏng vấn với truyền thông vào cuối năm ngoái, Oscar úp mở về khả năng trở lại châu Âu chơi bóng.
Bóng đá Trung Quốc đứng trước nguy cơ rơi vào một cuộc suy thoái. Đại dịch Covid-19 chỉ giúp phơi bày mọi thứ nhanh chóng hơn. Sự sụp đổ của Giang Tô là hồi chuông cảnh báo với nền bóng đá nước này.
Đội ĐKVĐ Trung Quốc ngừng hoạt động Trưa 28/2, CLB Giang Tô (Jiangsu) tuyên bố ngừng mọi hoạt động của đội một và lứa trẻ do không còn kinh phí. Thông báo ngừng hoạt động được CLB Giang Tô đăng trên trang chủ: "Trong năm 5 qua, với sự nỗ lực chuyên nghiệp, tận tâm của toàn thể ban huấn luyện, cầu thủ, nhân viên và sự ủng hộ nhiệt...