Mật phục ghi hình học sinh đi xe máy tới trường
Đây là một trong những kế hoạch của Công an Hà Nội kết hợp với Sở GD-ĐT nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho năm học mới 2011 – 2012. Theo đó, cảnh sát sẽ mặc thường phục ghi lại hình ảnh học sinh (HS) đi xe máy…
6h30 sáng, theo chân tổ công tác xử lý vi phạm thuộc Đội CSGT số 1, chúng tôi có mặt tại khu vực bãi giữ xe số 7 Hai Bà Trưng, để ghi hình những HS đi xe máy tới trường.
Tuy đây là bãi giữ xe được phân cho trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội làm nơi trông giữ xe cho sinh viên, nhưng sinh viên vào bãi gửi xe chỉ đếm trên đầu ngón tay mà đa số là HS các trường gần đó như Trần Phú và Đinh Tiên Hoàng. Chưa tới nửa tiếng, tổ công tác đã ghi hình được hơn 25 HS của hai trường Trần Phú và Đinh Tiên Hoàng dùng xe máy làm phương tiện tới trường. Trong số này, nhiều em không đội mũ bảo hiểm (MBH).
Xử phạt HS đi xe máy tới trường
Cùng thời điểm trên, một tổ công tác khác bí mật ghi hình tại 3 bãi gửi xe tự phát xung quanh khu vực trường THPT Hoàng Diệu (1B phố Cảm Hội, phường Ô Đống Mác, quận Hai Bà Trưng). Chỉ trong ít phút, tổ công tác ghi nhận 30 trường hợp HS đi xe mô tô tới trường, không đội MBH, chở quá số người quy định…
Trung tá Nguyễn Văn Tòng, Đội trưởng Đội CSGT số 1, cho biết trong quá trình ghi hình, các tổ công tác sẽ xác định rõ từng HS điều khiển xe máy đang theo học trường nào. Kế đến, phối hợp cùng lực lượng công an phường sở tại hoàn tất các thủ tục cần thiết rồi chuyển tới ban giám hiệu nhà trường.
Tại trường THPT Trần Phú, hình ảnh các em HS điều khiển xe máy bị tổ công tác ghi hình được mở trên một màn hình lớn để ban giám hiệu cùng các thầy cô chủ nhiệm nhận dạng… Cô Trần Thị Hoa Lư, Hiệu phó trường THPT Trần Phú, cho biết sẽ thường xuyên phát lại các clip HS đi xe mô tô tới trường, nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông của các em; tổ chức các buổi học ngoại khóa về luật giao thông cho HS. Với các HS vi phạm, sẽ mời gia đình lên gặp nhà trường để ký cam kết không tái phạm, trường hợp tái phạm sẽ kiến nghị hạ bậc hạnh kiểm…
Video đang HOT
Theo Zing New
Năm học mới sẽ bỏ nhiều kiến thức nặng
Năm học 2011 - 2012, chương trình của tất cả các bậc tiểu học, THCS và THPT sẽ được điều chỉnh lược bớt kiến thức. Trong đó, lớp 4, 5 có tới 34 bài được điều chỉnh, trong đó lớp 5 có 18 bài được Bộ GD-ĐT chỉ định "không dạy". Đối với bậc THCS, THPT, việc giảm tải được thực hiện ở tất cả các môn học. Nhiều bài học hoặc câu hỏi, bài tập được chuyển từ chương trình chính thức sang phần đọc thêm, nhiều bài bỏ hẳn khỏi chương trình.
Năm học 2011-2012, học sinh tiểu học sẽ bớt được bài tập về nhà. (Ảnh Hương Giang)
Tiểu học: Điều chỉnh trên 360 điểm
Trao đổi với VietNamNet sáng 19/8, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) Lê Tiến Thành, cho biết, tiếp thu các ý kiến góp ý của các nhà khoa học, nhà giáo dục phân tích chương trình và sách giáo khoa (SGK) phổ thông đang lưu hành có nhiều nội dung quá nặng.
Do đó, để khắc phục những bất cập và giảm tải cho học sinh trong năm học này - Bộ đã công bố hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học của cấp tiểu học, THCS và THPT.
Theo dự thảo của hướng dẫn Bộ vừa phát tới các Sở GD-ĐT, nhiều nội dung kiến thức trong chương trình sẽ được giảm bớt, không dạy hoặc giảm bớt yêu cầu đối với học sinh trong các câu hỏi, bài tập, điều chỉnh một số nội dung dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh của từng vùng miền khác nhau. Cụ thể ở bậc Tiểu học, có trên 360 điểm được điều chỉnh ở các môn học Toán, tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.
Riêng môn tiếng Việt có nội dung cần điều chỉnh nhiều nhất với trên 80 điểm điều chỉnh. Ở chương trình - SGK lớp 4 có tám bài không dạy, lớp 5 có 18 bài không dạy, nhiều nội dung các bài khác được lược bớt, điều chỉnh câu hỏi quá khó, giảm số bài tập bắt buộc đối với học sinh.
Theo ông Lê Tiến Thành, hầu hết các môn học đều có các phần lược bớt kiến thức, giảm bớt yêu cầu, số lượng bài tập. Một số yêu cầu ở một số bài học môn Lịch sử và Địa lí các lớp 4, 5 theo hướng cơ bản, tinh giản, thiết thực hơn:
Cụ thể, ở môn Lịch sử, Địa lý sẽ không yêu cầu học sinh tường thuật diễn biến sự kiện lịch sử mà chỉ kể lại sự kiện theo cách hiểu của học sinh, không yêu cầu học sinh thuộc lòng hệ thống kiến thức mà chỉ cần ghi nhớ những đặc điểm tiêu biểu.
Các yêu cầu tường thuật diễn biến sự kiện được chuyển thành yêu cầu kể lại sự kiện. Các bài ôn tập phần Địa lí yêu cầu hệ thống kiến thức được điều chỉnh thành nêu một số đặc điểm tiêu biểu.
Một số bài chuyển thành bài tự chọn. Đối với bài tự chọn như "Thành phố Huế", "Điện Biên Phủ trên không"..., có thể giới thiệu cho học sinh tại các địa phương liên quan như một nội dung Lịch sử, Địa lí địa phương, không đưa vào nội dung kiểm tra, đánh giá đối với bài tự chọn.
Môn Đạo đức cũng sẽ lược đi, hoặc không bắt buộc thực hiện những yêu cầu không phù hợp với điều kiện của học sinh (như xây dựng tiểu phẩm, sưu tầm tài liệu). Môn thể dục, giáo viên có thể linh hoạt điều chỉnh việc dạy học phù hợp với điều kiện, trình độ, thể lực học sinh...
THCS và THPT: Lược bớt kiến thức khó
Cũng theo dự thảo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ công bố thì ở bậc THCS, Bộ GD-ĐT cũng điều chỉnh ở 13 môn học, trong đó môn Ngoại ngữ bao gồm tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp... có nhiều bài, phần trong các bài được cắt bớt không dạy. Một số nội dung quá khó, trùng lặp, không gần gũi và không cần thiết với học sinh, không phù hợp với thực tế cũng được điều chỉnh.
Cụ thể, môn Văn ở bậc THCS sẽ có gần 20 bài được chuyển sang phần "đọc thêm", bốn bài không dạy, nhiều phần kiến thức, yêu cầu đối với học sinh được giảm bớt. Tương tự, môn lịch sử có 20 bài không dạy và chuyển sang đọc thêm, nhiều bài khác giảm bớt yêu cầu, kiến thức. Các môn học khác đều có đến hàng chục bài sẽ giảm bớt kiến thức, điều chỉnh yêu cầu đối với học sinh.
Đặc biệt, các môn Giáo dục công dân, Công nghệ sẽ điều chỉnh theo hướng cung cấp kiến thức gần gũi với học sinh, môn công nghệ hướng dẫn giáo viên điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với học sinh nông thôn và thành thị.
Ở bậc THPT cũng điều chỉnh theo hướng lược bớt, giảm nhẹ yêu cầu ở hầu hết các môn học. Nhiều phần kiến thức được chuyển sang phần đọc thêm, hoặc giáo viên giới thiệu cho học sinh tham khảo.
Theo Bộ GD-ĐT, ngoài việc điều chỉnh để nội dung kiến thức gần gũi, phù hợp với học sinh hơn, sẽ có thêm thời gian cho thầy trò rèn luyện kỹ năng, thực hành thí nghiệm.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng chỉ đạo các nhà trường thực hiện việc dạy lồng ghép, tích hợp hoặc đưa vào chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp những nội dung cần thiết đối với học sinh phổ thông nhằm thực hiện giáo dục toàn diện. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến việc giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lối sống, đạo đức cho học sinh, phòng chống bạo lực và tệ nạn xã hội trong nhà trường, cung cấp kiến thức pháp luật cần thiết.
Sẽ thực thi giảm tải
Trong dự thảo, Bộ GD-ĐT hướng dẫn với những phần kiến thức được điều chỉnh "không dạy" hoặc "đọc thêm", những phần kiến thức không yêu cầu học sinh phải ghi nhớ, các nhà trường không được tổ chức kiểm tra, đánh giá. Những kiến thức đã lược bỏ cũng sẽ không có trong nội dung đề thi của các kỳ kiểm tra học kỳ, cuối năm, kỳ thi tốt nghiệp...
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, trong năm học 2011-2012, đây là một trong những việc Bộ GD-ĐT mong muốn phát huy chất xám của toàn ngành nhằm thực hiện giảm tải, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, tạo cơ sở quan trọng cho việc đổi mới chương trình - SGK phổ thông vào năm 2015.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, khoảng một tuần nữa tài liệu này sẽ ban hành chính thức sau khi hoàn thiện trên cơ sở các góp ý mới. Tài liệu sẽ được in và chuyển đến từng giáo viên các bộ môn của các bậc học để thực hiện ngay trong học kỳ 1 năm học 2011-2012.
Như vậy, giáo viên sẽ dựa vào chương trình - SGK và tài liệu trên để thiết kế nội dung giảng dạy. Căn cứ vào khung phân phối chương trình của môn học, các Sở GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường và giáo viên điều chỉnh phân phối chương trình để phù hợp với nội dung đã được điều chỉnh.
Dự thảo tài liệu trên được xây dựng căn cứ vào kết quả các đợt rà soát, đánh giá định kỳ về chương trình - SGK phổ thông và kết quả trưng cầu ý kiến góp ý của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu giáo dục, các tổ chức, cá nhân qua phương tiện thông tin đại chúng.
Hiện dự thảo đang được chuyển cho các nhà trường để nghiên cứu, tiếp tục góp ý nhằm hoàn chỉnh hướng dẫn.
Theo VNN
TPHCM vẫn thiếu nhiều giáo viên Hôm nay 15/8c học sinh từ tiểcến THPT tại TPHCM vào nm họci và cuối tháng 8 thì học sinh mầm non cũng sẽ tựu trng. Dù nm học này, kế hoạch ca Sở GD-ĐT TPHCM là tuyển thêm gần 5.000 giáo viên nhngến nayi tuyểnc 50%. Ở cấc, tình trạng thiếu vẫn tiếp tục tái diễn nhhuyện Hóc Mô nhuu thêm 41...