Mật ong lạ cứng như đá ở Lào Cai
Mới đây, thầy thuốc đông y Phạm Văn Thanh ( Nhà thuốc gia truyền Hoàng Liên Sơn, TP Lào Cai) đã công bố một phát hiện khá lạ: Ở Lào Cai có mật ong tự nhiên khô và cứng như đá!
Thầy thuốc Phạm Văn Thanh và một phần của khối mật ong khô khổng lồ.
Là thầy thuốc đông y, nên anh Phạm Văn Thanh thường xuyên leo núi, băng rừng để tìm những cây thuốc quý hiếm, sưu tầm học hỏi những bài thuốc độc đáo của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc.
Cuối năm 2010, trong chuyến đi tìm cây thuốc ở vùng núi cao rừng thẳm Si Ma Cai (Lài Cai), thầy thuốc Phạm Văn Thanh đã phát hiện một loài ong lạ sản sinh ra mật khô rất độc đáo. Theo anh Thanh, anh cũng như các thầy thuốc, các nhà khoa học chưa từng thấy loại mật ong này.
Anh Thanh mua được tổ ong có mật khô từ nhóm thợ săn ở Si Ma Cai.
Thầy thuốc Phạm Văn Thanh là chủ nhân của hai bài thuốc khá nổi tiếng được Công ty Nam Dược chiết xuất thành thuốc, gồm: Vị linh đan và An vị babi. Vị linh đan không những điều trị tận gốc viêm, loét dạ dày, tá tràng, mà còn bảo vệ niêm mạc, làm lành vết loét, tăng cường tiêu hóa, nâng cao thể trạng cơ thể. An vị babi là sản phẩm phối hợp của nhiều vị dược liệu, rất hiệu quả trong điều trị tiêu chảy cho trẻ em.
Cục mật ong lạ này nặng hơn 40kg, được mấy thợ săn người Tày phát hiện khi đi săn thú trong rừng sâu. Theo lời kể, sau mấy ngày luồn rừng, mấy thợ săn vào vách núi nghỉ. Họ lần theo những tiếng u u nho nhỏ và phát hiện ra mấy tổ ong lạ. Những tổ ong này nằm trên vách đá kín đáo, rất cao, khô ráo, sạch sẽ.
Vài tổ ong vẫn có ong bu kín và chúng thay nhau sản sinh ra mật. Đám thợ săn quan sát thì thấy một hiện tượng lạ: Ong sinh ra mật đến đâu mật khô đến đó. Ong sinh mật hết năm này qua năm khác và cục mật cứ to dần, từ bằng quả nhãn, đến quả cam, quả bưởi, quả mít, rồi bằng cái thúng. Loài ong sinh mật khô này có hình dáng khá giống ong mật bình thường, nhưng to gấp rưỡi đến gấp đôi.
Đám thợ săn đã chọn một tổ ong bỏ hoang để khai thác. Họ phải ròng dây thừng, treo lủng lẳng trên vách đá, rồi dùng dao sắc nạy nhiều giờ mới đánh bật được tổ ong khỏi vách đá. Không rõ tổ ong đã tồn tại bao nhiêu lâu, 1 năm, hay 100 năm, nhưng rêu mốc, dương xỉ đã mọc trùm kín. Nhóm thợ săn phải cạo lớp cỏ, rêu, rễ, mùn phủ bên ngoài, màu vàng đặc trưng của mật ong mới lộ ra. Do kiến và các loại công trùng, động vật không ăn mật ong khô, nên chúng có thể tồn tại vĩnh cửu trên vách đá.
Quá ngạc nhiên với tổ ong lạ này, thầy thuốc Phạm Văn Thanh đã bỏ một số tiền khá lớn để mua. Trưng bày ở hiệu thuốc một thời gian, anh chia năm xẻ bảy, biếu anh em bạn bè mỗi người một miếng để sử dụng và trưng bày trong lọ thủy tinh làm kỷ niệm.
Video đang HOT
Qua tìm hiểu, anh Thanh mới biết, đây là loại mật ong vô cùng hiếm và chỉ xuất hiện ở vùng Si Ma Cai và Mường Khương của Lào Cai. Năm 1979, một cụ già người Tày cũng từng tìm được một tổ ong tương tự nặng đến 50 kg. Sau này, không thấy ai tìm được tổ ong lạ to như thế nữa. Tổ ong anh Thanh mua được cũng là thứ mà hàng chục năm nay đồng bào ở vùng này không còn thấy.
Thầy thuốc Phạm Văn Thanh trong chuyến tìm cây thuốc trong rừng già.
Đồng bào dân tộc ở vùng Si Ma Cai có nhiều bài thuốc rất tốt liên quan đến mật ong khô. Thậm chí, rêu, dương xỉ hoặc bất kỳ loài cỏ nào mọc trên tổ ong khô đều có thể làm thuốc chữa sài đẹn trẻ em. Anh Thanh chưa nghiên cứu kỹ về loại mật ong này, song qua quan sát, tìm hiểu, anh thấy mật ong khô chứa mùi thơm của rất nhiều loài hoa.
Theo thầy thuốc Phạm Văn Thanh, anh đã nghiên cứu các loại sách cổ đông y, trao đổi với các nhà khoa học, côn trùng học, song chưa sách nào nói đến, chưa ai từng biết đến loại mật ong khô tự nhiên này. Xưa nay, các nhà khoa học chỉ biết đến 85 loại mật ong. Có lẽ, từ đây, mật ong có có thêm một loại mới.
Một số hình ảnh về tổ ong cho mật khô kỳ lạ:
Rêu, cây cỏ, dương xỉ mọc trùm kín tổ ong.
Theo VTC
Rượu: Lợi hay hại phụ thuộc vào mức độ uống
Nhiều tài liệu y học khuyên nên uống chút rượu vang đỏ hoặc rượu thuốc vào mỗi bữa ăn. Nhưng cũng có thầy thuốc bảo đừng vướng vào rượu bia vì chúng rất có hại. Thực ra, việc có nên uống hay không phụ thuộc vào chính bạn.
Rất khó trả lời thật khoa học và chính xác câu hỏi "có nên uống rượu không" vì có nhiều yếu tố tác động đến kết quả cuối cùng của việc uống rượu. Các yếu tố này tùy thuộc bản thân người uống rượu như tiền sử y học, tuổi tác, giới tính, cân nặng, hiện trạng sức khỏe, môi trường nơi uống rượu v.v... Vậy chúng ta cứ thoải mái hưởng thụ đôi chút "cảm giác lâng lâng" hay nhất quyết từ bỏ "chất men say" này như tránh xa một bệnh dịch?
Trước khi có câu trả lời đúng, ta cần biết rõ về 3 mức độ uống rượu: uống vừa mức, uống quá mức và nghiện rượu (còn gọi là phụ thuộc rượu).
Uống vừa mức là uống không quá lượng quy ước mỗi ngày: chai có dung lượng 12 ounce hoặc một lon (1 ounce tương ứng khoảng 30 ml - đối với bia) hoặc 1 ly có dung lượng 5 ounce, (đối với rượu vang); hoặc 1 ly 1,5 ounce (đối với rượu mạnh). Nữ giới chỉ nên uống 1 lượng quy ước/ngày, còn nam giới có thể uống 2 lượng quy ước/ngày. Nói đơn giản là nam giới uống 2 lon bia/ngày là vừa mức.
Thế nào là uống quá mức? Là khi có 1 trong 4 biểu hiện dưới đây xảy ra trong khoảng thời gian 12 tháng:
- Không hoàn thành trách nhiệm bản thân (trong công việc hằng ngày ở cơ quan, gia đình hoặc trường học).
- Uống khi sắp thực hiện những công việc đòi hỏi tính cẩn thận (lái xe, điều khiển máy...).
- Có hành vi ứng xử không đúng (nói năng lung tung, gây gổ, cãi lộn...).
- Tiếp tục uống khi đã có những biểu hiện rối loạn thực thể và chức năng (nôn ói, mệt lả, tim đập nhanh...).
Uông rươu vưa mưc se mang lai lơi ich tich cưc cho sưc khoe
Một người được coi là nghiện rượu khi có 4 biểu hiện rõ rệt sau:
- Thèm muốn cực độ (nhu cầu uống cao hơn cả đói ăn, khát nước).
- Mất tự chủ (không thể tự ngưng uống).
- Cơ thể phụ thuộc rượu (khi thiếu rượu sẽ cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, buồn nôn, miệng khô đắng).
- "Chịu rượu" (luôn có nhu cầu uống nhiều hơn mới đủ "đô" để "phê").
Một số tài liệu y học cho rằng tình trạng nghiện rượu có thể liên quan đến cấu trúc gene (gia đình có người nghiện rượu); nhưng đây không phải là yếu tố quyết định. Phần lớn các thầy thuốc cho rằng tình trạng nghiện rượu phụ thuộc nhiều vào môi trường sống (điều kiện làm việc, sinh hoạt nghề nghiệp, bạn bè, trình độ văn hóa, giáo dục...). Người bắt đầu uống rượu trước 15 tuổi có nguy cơ nghiện cao gấp 4 lần người bắt đầu uống sau 21 tuổi.
Nhiều nghiên cứu y học ghi nhận rằng, việc uống rượu vừa mức đem lại các lợi ích:
- Khỏe tim mạch: Làm giảm 30-50% nguy cơ cơn đau tim ở những người tuổi trung niên, giảm thiểu nguy cơ suy tim hoặc đột tử vì tim ở những người có tiền sử bệnh tim.
- Tốt cho tuần hoàn mạch vành: Làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành vì làm tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giúp đào thải cholesterol xấu ra khỏi động mạch, làm giảm nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch (ứ đọng nhiều mảng mỡ gây xơ cứng mạch máu).
- Tăng cường tuần hoàn chung: Ở người có huyết áp bình thường, việc uống rượu vừa mức sẽ giúp phòng chống hiện tượng đóng cục máu, nhờ vậy làm giảm những cơn thiếu máu cục bộ, đặc biệt chống được nguy cơ lấp tắc động mạch ở chi dưới (bệnh mạch ngoại vi).
- Có lợi cho tuần hoàn mạch não: Làm giảm tình trạng thiếu máu não, nhờ vậy giúp phòng chống bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi (bệnh Alzheimer).
Uông rươu qua mưc tăng nguy cơ măc bênh ung thư (anh minh hoa)
Việc uống rượu quá mức hoặc nghiện rượu gây nhiều điều hại:
- Gây nhức đầu, làm giảm khả năng thích ứng và phối hợp các hành động ứng xử (dễ gây rối nơi công cộng, hành hung người khác). Đặc biệt, người uống rượu quá mức thường dễ gây tai nạn (đụng xe, chấn thương do té ngã...).
- Rối loạn giấc ngủ và hoạt động tình dục.
- Làm tăng huyết áp, có thể gây tai biến mạch máu não, suy tim cấp đến mức đột tử.
- Gây viêm nhiều cơ quan (như phổi, thận), xơ gan, loãng xương và rối loạn các chức năng miễn nhiễm.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư (miệng, họng, thực quản, gan). Nguy cơ này có thể cao gấp hai lần ở những người nghiện rượu kèm nghiện hút thuốc lá.
- Có thể dẫn đến chảy máu dạ dày ở những người đang dùng các loại thuốc điều trị (an thần, kháng histamin, giảm đau, aspirin).
Các tài liệu y học đã khuyến cáo tuyệt đối cấm uống rượu bia trong trường hợp: huyết áp cao, rối loạn nhịp tim (rung tâm nhĩ...), viêm loét đường tiêu hóa, mắc bệnh gan, phụ nữ đang mang thai (vì gây tổn thương phôi thai).
Như vậy, sau những giờ làm việc mệt mỏi, chúng ta có thể "nâng ly chạm cốc" nhưng phải luôn tự hỏi: sức khỏe của mình ra sao, uống để làm gì và uống bao nhiêu là vừa mức?
Theo Sức khỏe
Lợi ích của giấc mơ với sức khỏe Dưới góc nhìn nghề nghiệp của thầy thuốc, giấc mơ rất quan trọng vì nó liên hệ mật thiết với sức kháng bệnh. Nhiều chuyên gia về sức khỏe khẳng định ngủ mà không mơ coi như chưa ngủ, nghĩa là chắc chắn làm mất chất lượng cuộc sống. Dưới góc nhìn nghề nghiệp của thầy thuốc, giấc mơ rất quan trọng vì...