Mát lành với món canh rau ngót thịt băm cực kỳ đơn giản!
Cách làm món canh rau ngót thịt băm cực kỳ đơn giản:
Chắc không phải giới thiệu nhiều vì món canh rau ngót là một món quá quen thuộc trong mỗi bữa cơm gia đình của chúng mình rồi đúng không nào? Canh rau ngót thịt băm có thể nói là một trong những món ăn “lành tính” nhất, có thể dùng cho các chị em đang kiêng cữ, cho những người đang ốm bệnh… Món ăn còn khá là dễ ăn đối với các bé vốn không thích ăn canh rau nữa chứ. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách mà mình vẫn thường nấu để có một bát canh rau ngót thịt băm thơm ngon nhất nhé, cực dễ luôn ấy
. Chuẩn bị nguyên liệu:
Rau ngót: 1 mớ (khoảng 300g)
Thịt nạc: 200g
Hành khô: 1 củ
Lưu ý: Các bạn chọn rau ngót còn tươi non, không chọn rau bị úa, già, còn thịt thì mình thường chọn phần thịt thăn, nhiều chất dinh dưỡng mà lại mềm không bị khô, xơ.
Cách làm:
Video đang HOT
Bước 1: Rau ngót mua về chúng mình tuốt hết lá ra khỏi cọng, loại bỏ phần lá già, úa hoặc bị sâu chỉ lấy phần lá nhỏ, tươi non, sau đó các bạn ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút để loại bỏ bớt thuốc hóa học nếu có trong rau, sau đó các bạn rửa sạch lại thêm 2 lần nữa bằng nước sạch, trong lần rửa cuối cùng các bạn nhớ vò hơi dập lá nhé.
Hành khô các bạn bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ để riêng ra bát. Thịt nạc thăn các bạn cũng sát muối rồi rửa sạch lại bằng nước và dùng dao bằm nhỏ, các bạn có thể cho vào máy xay thịt để xay cho tiện đỡ mất công và thời gian, nhưng bản thân mình thì thấy tự băm thịt vẫn ngon và giữ được nhiều mùi vị hơn đấy.
Bước 2: Mình thường xào riêng thịt và rau riêng trước khi nấu canh, làm như vậy mất thêm một chút chút thời gian thôi thế nhưng món canh trở nên ngon và đậm đà hơn hẳn đấy. Đầu tiên chúng mình xào thịt trước nhé, các bạn cho một chiếc chảo lên bếp cùng khoảng 1 thìa dầu ăn, khi thấy dầu ăn bắt đầu sôi các bạn cho thịt vào đảo nhanh, nêm thêm khoảng 2 thìa cafe nước mắm, 1 thìa cafe hạt nêm cho phần thịt thêm đậm đà, các bạn đảo đều và nhanh tay để gia vị tan và thấm vào thịt, trong khi đảo các bạn cố đánh tơi phần thịt ra nha, để khi nấu canh thịt không vón thành cục nhé. Đến khi thấy thịt chín và săn lại thì các bạn tắt bếp và đổ thịt ra bát.
Bước 3: Lấy một chiếc nồi cho lên bếp, đổ khoảng 1 thìa dầu ăn vào, đun tới khi thấy dầu sôi thì cho tất cả phần hành khô đã băm sẵn, đảo đều, đến khi thấy hành khô dậy mùi thơm và hơi chuyển màu các bạn đổ phần rau ngót vào chảo, đảo đều tay, nêm thêm khoảng 2 thìa cafe mắm, 1 thìa cafe bột nêm, 1 thìa cafe mì chính để phần rau được thấm gia vị, khi ăn phần lá rau sẽ thấy rất đậm đà chứ không bị nhạt nhẽo. Xào qua rau khoảng 2 phút, các bạn chế thêm nước vào tiếp tục đun, khi thấy nước đã sôi các bạn tiếp tục đổ phần thịt đã được xào sẵn vào nồi canh, khuấy nhẹ nhàng tránh làm nát nhừ rau nhé. Đun thêm khoảng 5 phút nữa, khi rau và thịt đã chín mềm thi các bạn tắt bếp, để nguội bớt là có thể thưởng thức rồi.
Canh rau ngót thịt băm có thể dùng cho hầu hết mọi người, từ trẻ em đến người bệnh, là một trong những món ăn cực “lành”, đặc biệt món ăn này còn làm đẹp da nữa đó nha các chị em. Vì đặc tính mát lành nên món ăn khá phù hợp vào mùa hè nóng nực, nên trong bữa cơm gia đình mình vào mùa nóng này, tần suất xuất hiện món canh rau ngót thịt băm khá là nhiều nha. Thêm một vài mẹo nho nhỏ như mình vừa hướng dẫn trên, là món ăn của chúng mình đã có hương vị ngon và đậm đà hơn hẳn đó nha, chúng mình cũng thực hiện ngày thôi
Lưu ý khi làm món canh rau ngọt thịt băm:
Ở bước rửa và vò rau, các bạn nhơ vò thật nhẹ để phần lá hơi dập chứ đừng vò nát nhừ rau, và tuyệt đối không rửa lại rau khi đã vò dập lá nhé, sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng có trong rau đó.Món này các bạn nên thực hiện vào đúng mùa rau ngót (mùa hè) nhé, trái mùa thì rau đa số rất già và bị phun rất nhiều các loại chất bảo quản, thuốc kích thích không tốt cho sức khỏe.
Tiêu thụ rau quả theo khuyến nghị của WHO để phòng bệnh tật
Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019 - 2020 mới đây, mức tiêu thụ rau quả của người dân Việt Nam đã tăng bình quân đầu người từ 190,5g rau/người/ngày lên thành 231g/người/ngày và 140,7g quả chín/người/ngày sau 10 năm (năm 2020).
Tuy vậy, mức tiêu thụ rau quả mới chỉ đạt khoảng 66,4 - 77,4% so với nhu cầu khuyến nghị.
Vai trò của rau quả
Rau quả là một phần quan trọng trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của người dân, cung cấp các vitaimin và khoáng chất giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình trao đổi hấp thu các chất dinh dưỡng. Các loại rau màu xanh thẫm như rau ngót, rau cải, rau muống... chứa nhiều vitamin C, vitamin K, folate; các loại quả có múi (cam, quýt, bưởi), các loại rau quả màu sắc như rau giền, rau cải tím, cà chua, bông cải, ớt chuông, quả đu đủ... giàu vitamin C, beta-carotene và các flavonoids - được chứng minh là có vai trò mạnh mẽ trong giảm quá trình oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật. Rau quả còn rất giàu chất xơ có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng sức bền thành mạch và giảm cholesterol.
Khẩu phần ăn hàng ngày nếu thiếu hụt rau quả sẽ dẫn đến một số nguy cơ đối với sức khỏe. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêu thụ không đủ rau quả có liên quan đến 14% trường hợp tử vong do ung thư đường tiêu hóa và 9% tử vong do đột quỵ
Nên cân đôi lương rau quả trong khâu phân ăn.
Khuyến nghị của WHO
WHO đưa ra mức khuyến nghị tối thiểu về tiêu thụ rau quả là 400g/người/ngày (rau quả ở đây không bao gồm khoai tây và các loại củ giàu tinh bột khác) để ngăn ngừa các bệnh mạn tính như bệnh tim, ung thư, đái tháo đường và béo phì, cũng như ngăn ngừa và giảm thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. WHO cũng nhấn mạnh rằng 400g rau quả/ngày là mức khuyến nghị tối thiểu, các quốc gia, vùng lãnh thổ có thể tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên, tập quán ăn uống của người dân để xây dựng các mức khuyến nghị riêng, tuy nhiên không nên dưới mức 400g/người/ngày.
Tiêu thụ rau quả của người Việt Nam vẫn còn thâp
Ảnh minh họa
Trong Tháp Dinh dưỡng cho người trưởng thành Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt, Viện Dinh dưỡng đưa ra khuyến nghị mức tiêu thụ rau quả là 480g - 560g/ngày (tương đương từ 6-7 đơn vị rau quả, mỗi đơn vị là 80g rau quả sống sạch, không tính phần thải bỏ như vỏ, hạt...); trong đó tiêu thụ rau là từ 240 - 320g/ngày và tiêu thụ quả chín là 240g/ngày.
So với khuyến nghị tối thiểu 400g rau quả/ngày của WHO thì mức khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng đưa ra là cao hơn, điều này là phù hợp với thói quen ăn rau quả của người Việt cũng như tính sẵn có của rau quả do điều kiện tự nhiên Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.
Mặc dù, theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019-2020 mới đây, khẩu mức ăn rau quả của người dân đã tăng bình quân đầu người từ 190,5g rau/người/ngày; 60,9g quả chín/người/ngày (năm 2010) lên thành 231g/ người/ngày và 140,7g quả chín/người/ngày sau 10 năm (năm 2020). Tuy vậy, mức tiêu thụ rau quả mới chỉ đạt khoảng 66,4 - 77,4% so với nhu cầu khuyến nghị.
Với lợi thế từ nguồn rau quả phong phú, đa dạng, việc tiến tới tăng lượng tiêu thụ rau quả đúng khuyến nghị trong bữa ăn hàng ngày của người dân nước ta là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.
Tháp Dinh dưỡng của Nhật Bản đưa ra mức khuyến nghị 520 - 620g rau quả/người/ngày (trong đó, 350 - 420g rau và 200g quả). Australia đưa ra mức khuyến nghị là 560 - 640g rau quả/người/ngày. Trung Quốc đưa ra mức khuyến nghị là 500 - 850g rau quả/ngày (trong đó 300 -500g rau và 200 - 350g quả).
Cần làm gì khi bị gan nhiễm mỡ? Tôi bị gan nhiễm mỡ, đã điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa, nhưng tôi đang băn khoăn về cách phòng ngừa, cần phải hạn chế hay bổ sung những gì cho bệnh này? Mong bác sĩ tư vấn. Hạnh Nguyên (Hải Phòng) Gan nhiễm mỡ là bệnh bị gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất béo trong...