Mất “ghế” tổ trưởng, giáo viên hạng II có phải xuống hạng III?
Năm nay làm tổ trưởng được giữ hạng II, sang năm nếu không làm tổ trưởng nữa thì có phải xuống hạng III không?
Thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp giáo viên ở các trường công lập theo chùm Thông tư 01; 02; 03; 04/2021/TT-BGDĐT lần này có hàng trăm ngàn giáo viên tiểu học đang ở hạng II (được bổ nhiệm năm 2015) phải xuống hạng III chỉ vì không làm tổ trưởng chuyên môn(trong đó có không ít thầy cô giáo đã làm tổ trưởng chuyên môn nhiều năm liền, đạt nhiều thành tích cao trong giảng dạy và các hoạt động phong trào).
Nhiều giáo viên giỏi, có nhiều thành tích bị xuống hạng do nguyên tắc bổ nhiệm này (Ảnh chụp Thông tư 02/2021)
Ngược lại cũng có không ít giáo viên vừa mới được bổ nhiệm vào chức danh tổ trưởng chuyên môn khoảng một năm (có những người chưa đạt được thành tích gì) nhưng lại nghiễm nhiên được giữ hạng II (cũ) và phiên qua hạng II (mới).
Nghịch lý này hiện đang xảy ra trong các trường học ở nhiều địa phương, không chỉ làm nhiều giáo viên buồn lòng, hụt hẫng bởi bao năm phấn đấu nhưng cuối cùng mọi công lao, thành tích cũng không thể giúp các thầy cô giáo trụ lại hạng đã được thăng trước đó mà còn làm không ít hiệu trưởng cũng vô cùng khó xử trong việc chuyển xếp hạng những giáo viên thuộc diện này.
Vì sao hàng trăm ngàn giáo viên hạng II phải xuống hạng III?
Điều 4. Giáo viên tiểu học hạng II – Mã số: V.07.03.28
1. Nhiệm vụ
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng III, giáo viên tiểu học hạng II phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Là báo cáo viên hoặc dạy minh họa ở các lớp bồi dưỡng giáo viên tiểu học hoặc dạy thử nghiệm các mô hình, phương pháp mới từ cấp trường trở lên;
b) Chủ trì các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn/chuyên đề ở tổ, khối chuyên môn; tham gia đánh giá, xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của đồng nghiệp từ cấp trường trở lên;
c) Tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh giỏi từ cấp trường trở lên; thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên cốt cán trường tiểu học;
d) Tham gia các hoạt độ ng chuyên môn khác như kiểm định chất lượng giáo dục, thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm từ cấp trường trở lên; tham gia hướng dẫn, đánh giá thực tập sư phạm của sinh viên (nếu có).
Video đang HOT
Căn cứ vào quy định của Điều 4 (Thông tư 02/2021) – Giáo viên tiểu học hạng II thì chỉ có những giáo viên làm tổ trưởng chuyên môn mới đảm bảo đầy đủ yêu cầu này.
Tuy nhiên, Điều 6 – Nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học lại nêu rõ:
Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và quy định tại Điều 7 Thông tư này.
Vì thế, khi bổ nhiệm nhà trường chỉ xét cho những giáo viên hiện đang làm tổ trưởng được giữ hạng và chuyển ngang sang hạng mới. Còn tất cả giáo viên đang ở hạng II (cũ) bao gồm cả những thầy cô đã làm tổ trưởng nhiều năm, có nhiều thành tích cũng không ngoại lệ.
Cô giáo T.P giáo viên một trường tiểu học cho biết mình có hàng chục năm làm tổ trưởng chuyên môn, 4 năm liền đạt giáo viên dạy giỏi cấp thị xã, 8 năm liền là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 7 năm là chiến sĩ thi đua cơ sở, có nhiều giấy khen về các hoạt động, về công đoàn xuất sắc…Tuy nhiên, mới nghỉ tổ trưởng vài năm bỗng chốc mất luôn cơ hội trụ hạng II.
Ngược lại, có những thầy cô giáo vừa được đề cử làm tổ trưởng chuyên môn một vài năm, cũng chưa đạt giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên nhưng vẫn được giữ nguyên hạng II và phiên qua hạng II mới.
Với cách bổ nhiệm hạng chức danh kiểu này, nhiều người thắc mắc: Năm nay làm tổ trưởng được giữ hạng II, sang năm nếu không làm tổ trưởng nữa thì có phải xuống hạng III không?
Câu hỏi đã không ít lần được chính các hiệu trưởng đặt thẳng với Phòng Nội vụ, Sở Nội vụ nhưng vẫn không nhận được câu trả lời chính thức.
Cũng nhận thấy sự bất hợp lý ngay trong các quy định của Thông tư 02/2021 nên một số địa phương đã nới lỏng quy định, lưu ý ghi danh thêm những thầy cô giáo đã từng làm tổ trưởng và có thành tích cao trong giáo dục để xem xét.
Chức danh tổ trưởng chuyên môn ở các trường học không giống như hiệu trưởng, hiệu phó khi đã được đề bạt là làm đến lúc về hưu (trừ khi bị kỷ luật mới xuống).
Tổ trưởng chuyên môn được quy định trong Điều lệ trường học trước đây do tổ chuyên môn bầu và hiệu trưởng ra quyết định. Mỗi năm một lần đều phải bầu và bổ nhiệm lại.
Bởi thế năm nay, giáo viên A. còn làm tổ trưởng nhưng có thể năm sau sẽ không còn làm nữa. Vì thế, thay vì cứ tổ trưởng mới được giữ nguyên hạng II và phiên qua hạng II mới như hiện nay, cần có quy định xét thêm cho những giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, có thành tích cao trong giáo dục, tránh thiệt thòi cho những thầy cô giáo giỏi đã cố gắng nỗ lực trong suốt bao năm qua.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giáo viên mới vào ngành năm 2019 có đủ điều kiện bổ nhiệm hạng II?
Bạn có thể có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng II nhưng theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT thì còn nhiều tiêu chí lắm.
Bạn đọc An Lê, có địa chỉ email là lenguyenhongan...@gmail.com đã viết thư gửi cho Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhờ tư vấn về trường hợp của mình, nội dung câu hỏi như sau:
Kính gửi Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Tôi là giáo viên tuyển mới năm 2019, hiện đã hết thời gian tập sự và vừa được bổ nhiệm là giáo viên trung học cơ sở hạng II- mã số V07.04.11, hưởng lương bậc 1, hệ số 2.34.
Trước đây, tôi tham gia giảng dạy tại trường khác với mã chức danh nghề nghiệp 15.113 và có giấy khen cấp tỉnh.
Vậy, tôi có thể lấy giấy khen đó làm chứng nhận thành tích để xét chuyển sang giáo viên trung học cơ sở hạng II mới không? Hiện tôi đã có đầy đủ các tiêu chuẩn và chứng chỉ, kể cả chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng II. Kính nhờ Tòa soạn phản hồi.
Trong thời gian chờ đợi sự giải đáp, em xin chân thành cám ơn!
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Người viết cung cấp một số thông tin, quy định liên quan đến vấn đề bạn hỏi, để bạn An Lê và các đồng nghiệp có chung quan tâm cùng tham khảo, như sau:
Thứ nhất : bạn mới được tuyển dụng từ năm 2019 và khi hết thời gian tập sự thì bạn được bổ nhiệm là giáo viên trung học cơ sở hạng II- mã số V07.04.11, hưởng lương bậc 1, hệ số 2.34 là hoàn toàn chính xác.
Vì thời điểm đó, việc bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tuy nhiên, ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập thì đã có một số tiêu chí thay đổi khi xếp giáo viên trung học cơ sở hạng II.
Theo thư bạn gửi cho tòa soạn thì bạn trình bày là " đã có đầy đủ các tiêu chuẩn và chứng chỉ, kể cả chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng II " nhưng thực tế có thể...chưa hẳn là như vậy.
Bởi, bạn có thể có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng II nhưng theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT thì để được là giáo viên trung học cơ sở hạng II có nhiều tiêu chí lắm.
Chẳng hạn, ngoài bằng cấp, chứng chỉ theo quy định thì phần nhiệm vụ bạn phải đảm bảo một số tiêu chí như: " Tham gia đoàn đánh giá ngoài; hoặc công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp trường trở lên; Tham gia ban giám khảo hoặc ban ra đề hoặc người hướng dẫn trong các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp trường trở lên (nếu có )".
Đặc biệt, khi dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II thì bạn " phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc tương đương đủ từ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng ".
Những tiêu chí được hướng dẫn như vậy mà bạn mới được tuyển dụng vào ngành từ năm 2019 thì chúng tôi nghĩ bạn chưa đảm bảo các tiêu chí này. Ngoài ra, nó còn rất nhiều tiêu chí khác nữa tại điều 4 của Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, bạn có thể tham khảo thêm.
Thứ hai : bạn nói rằng: " Trước đây, tôi tham gia giảng dạy tại trường khác với mã chức danh nghề nghiệp 15.113 và có giấy khen cấp tỉnh. Vậy, tôi có thể lấy giấy khen đó làm chứng nhận thành tích để xét chuyển sang giáo viên trung học cơ sở hạng II mới không?
Câu hỏi này, bạn chưa nói rõ là "trước đây" là thời điểm nào, bạn đã từng dạy ở "trường khác" là ký hợp đồng có thời hạn hay hợp đồng không xác định thời hạn, cơ quan nào ký?
Và, chúng tôi cũng không tìm thấy " mã chức danh nghề nghiệp 15.113 " mà bạn nói được hướng dẫn ở văn bản nào.
Bởi, từ năm 2005 đến 2015 thì chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở có các mã số 15a.201; Mã số 15a.202; Mã số 15c.208.
Từ năm 2015 đến trước khi có Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20/3/2021 thì giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số: V.07.04.10; Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số: V.07.04.11; Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số: V.07.04.12.
Khi có Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT thì chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở bao gồm: Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số V.07.04.32; Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số V.07.04.31; Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30.
Tuy nhiên, xếp xếp hạng giáo viên theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT hiện nay các địa phương đang thực hiện theo hướng dẫn của văn bản số 971/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 12/3/2021 nên hiện nay đa số các địa phương chưa triển khai việc xếp hạng giáo viên đến các nhà trường.
Việc bạn có giấy khen cấp tỉnh cũng là một tiêu chí khi xếp hạng giáo viên nhưng theo hướng dẫn của Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT và quan điểm của chúng tôi thì trường hợp của bạn chưa đủ điều kiện để được xếp giáo viên trung học cơ sở hạng II vì bạn mới được tuyển dụng từ năm 2019 nên có thể bạn sẽ xuống hạng III.
Chính vì vậy, bạn chờ đợi hướng dẫn cụ thể của Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục- nơi bạn công tác bởi theo văn bản số 971/BGDĐT-NGCBQLGD thì các địa phương đã và đang triển khai công việc này rồi.
Những tư vấn trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Cảm ơn bạn đã gửi thư đến Tòa soạn.
Tài liệu tham khảo:
https://luatvietnam.vn/co-cau-to-chuc/thong-tu-03-2021-bo-nhiem-xep-luong-giao-vien-thcs-cong-lap-198082-d1.html
Sáu kiến nghị gấp về xếp lương giáo viên theo Thông tư mới Rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cụ thể, thống nhất cả nước để các địa phương tiến hành bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mới thống nhất, đồng bộ cả nước. Sau một thời gian chờ đợi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chùm Thông 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo...