Mắt đọc của chuột quang hoạt động như thế nào?
Mắt đọc quang học trên chuột quang là một trong những thành tựu công nghệ quan trọng để mở đường cho sự hiện đại quá của thiết bị ngoại vi.
Đối với ngành công nghiệp game mà nói thì nó đã mở ra một kỷ nguyên mới, khi mà con chuột trở nên bền hơn, hoạt động tin cậy hơn, chính xác hơn và phản hồi cực nhanh.
Cơ chế hoạt động của mắt đọc trên chuột quang thật ra cũng khá đơn giản và nó không thay đổi nhiều trong suốt quá trình từ khi nó xuất hiện cho đến giờ. Về cơ bản thì nó có 3 phần chính:
Cảm biến [1] Bộ phát quang [2] Thấu kính [3]
Cảm biến: Đây là một chiếc camera siêu nhỏ, độ phân giải thấp và có khả năng ghi hình với tốc độ rất cao. Nó chụp lại bề mặt di chuột với tốc độ có thể lên đến hàng nghìn lần mỗi giây. Nó sẽ so sánh bức ảnh sau so với bức ảnh trước rồi áp dụng thuật toán để tính toán khoảng cách dịch chuyển, sau đó gửi tín hiệu về cho máy tính.
Bộ phát quang: Khi bạn úp chuột xuống bề mặt di chuột thì điều kiện ánh sáng ở dưới bụng chuột là rất hạn chế. Để cảm biến có thể chụp được hình ảnh thì chúng ta cần phải có ánh sáng. Vì thế mà mỗi con chuột quang học phải có một bộ phận chiếu sáng để chiếu rõ bề mặt. Trên hầu hết các mẫu mắt đọc hiện nay thì bộ phận phát quang là một bóng đèn LED.
Thấu kính: Như mọi cái camera khác thì cảm biến trong mắt đọc cũng cần phải có thấu kính để điều chỉnh chùm sáng theo hướng thích hợp, tối ưu cho việc thu thập hình ảnh.
Có lẽ đến đây thì bạn cũng đã ngờ ngợ ra được rằng mắt đọc hoạt động như thế nào rồi đúng không? Vậy thì chúng ta nói lại một lần luôn cho nó rõ ràng nhé:
Đầu tiên là bộ phận phát quang (đèn LED) sẽ chiếu xuống bề mặt di chuột và, làm nổi bật các chi tiết ở đó lên để mắt đọc có thể “nhìn thấy”. Cảm biến là một cái camera tốc độ cao, nó sẽ chụp lại bề mặt di chuột với tốc độ rất cao, đủ để ảnh sau luôn chồng lên một phần ảnh trước. Sau đó, nó so sánh nhiều tấm ảnh với nhau, căn cứ vào phần chống lên nhau của những tấm ảnh và dùng thuật toán để tìm ra hướng và tốc độ di chuyển.
Video đang HOT
OK, về cơ bản thì như vậy là xong!
Mắt đọc chính là linh hồn của con chuột mà bạn sử dụng. Việc nó tracking chính xác hay không, DPI như thế nào, tốc độ theo dõi ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào mắt đọc hết. Qua vài viết ngắn này, hy vọng có thể giúp anh em biết hơn một chút về một món “vũ khí” trong tay mình.
Theo gearvn
Học sinh Đà Nẵng lần đầu trải nghiệm Công nghệ cảm biến MESH từ Sony
Các học sinh đến từ trường THCS Lý Thường Kiệt (Hải Châu, Đà Nẵng) đã có những trải nghiệm trực tiếp với các khối cảm biến MESH để sáng tạo ra những ứng dụng tự động cụ thể theo sở thích của mình.
Các học sinh được giới thiệu về cảm biến MESH
Ngày 16/11, tại TP. Đà Nẵng, Sony Việt Nam tổ chức chương trình "Tìm hiểu Khoa học cùng Sony" với chủ đề công nghệ cảm biến MESH cho các học sinh trung học cơ sở Đà Nẵng.
MESH là cụm từ viết tắt của Make - Experience - Share với ý nghĩa khuyến khích các em học sinh làm được một ứng dụng cụ thể từ các khối cảm biến, trải nghiệm ứng dụng mình tạo ra và chia sẻ với các bạn. Không giới hạn ở một sản phẩm nhất định, công nghệ MESH giúp các em học sinh thỏa sức tìm tòi, khám phá, phát huy sáng tạo để tự làm ra những sản phẩm theo sở thích của mình.
Tại chương trình, các em học sinh trường THCS Lý Thường Kiệt đã được giới thiệu và làm quen với 5 khối cảm biến (tag) gồm Move (màu xanh da trời): tag di chuyển, có thể cảm nhận được các chuyển động như lắc, lật, chạm nhẹ hay chuyển hướng; Button (màu xanh lá): tag nút bấm, hoạt động như công tắc khi được bấm một lần, hai lần hay bấm giữ; LED (màu cam): tag đèn LED, có thể phát ra ánh sáng nhiều màu khác nhau hoặc ánh đèn chớp; Brightness (màu xanh đậm): tag cảm ứng ánh sáng, hoạt động như một công tắc khi có sự thay đổi về ánh sáng; và GPIO (màu xám): tag GPIO, hoạt động như một thiết bị cảm biến trung gian kết nối các cảm biến bấm, chuyển động, ánh sáng với các thiết bị ngoại vi khác.
Từ ý tưởng của mình, các học sinh sẽ chọn những đồ vật cần thiết để tạo ứng dụng cho đồ vật đó
Không giống với lập trình thông thường yêu cầu người dùng cần phải biết ngôn ngữ lập trình, MESH có thể được thực hiện chỉ bằng cách chạm và kéo các lệnh trực quan trên ứng dụng có sẵn, thông qua kết nối bluetooth.
Dưới sự hỗ trợ của các trợ lý đến từ Sony, các em học sinh đã tự mình thiết lập các chuỗi tự động hóa theo ý tưởng của mình như nhắc học bài, uống thuốc hay tưới cây đúng giờ bằng cách dùng cảm biến LED, khi được lập trình, đèn sẽ sáng lên nếu tập vở, hộp thuốc không được mở theo lịch trình hay cây chưa được tưới nước. Hoặc các bạn có thể lập trình để tủ quần áo phát sáng khi đóng mở với tag cảm biến ánh sáng, âm nhạc phát ra khi mở cửa phòng với tag di chuyển. Thậm chí có thể kết hợp chúng với nhau tạo ra chuỗi lập trình, có bổ sung thêm tag nút bấm để có thể tắt - mở cả hệ thống.
Xây dựng ứng dụng tự động cho đồ vật đã chọn bằng các khối cảm biến
Qua 8 năm tổ chức với 18 lần triển khai, Chương trình "Tìm hiểu Khoa học cùng Sony" đã mang đến cơ hội tiếp cận khoa học và công nghệ cho hơn 2.000 học sinh các TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng với từng chủ đề thú vị, bổ ích và mang tính giáo dục cao. Chương trình thể hiện tâm huyết của người đứng đầu Sony với mong muốn mang cảm xúc đến cho trẻ em nói riêng và thế giới nói chung thông qua sức mạnh của sáng tạo và công nghệ. Tâm huyết này cũng thể hiện ở việc tìm kiếm chủ đề mới, phù hợp lứa tuổi cho chương trình đồng thời đầu tư nghiêm túc để các em có cơ hội trải nghiệm thực tế. Công nghệ cảm biến MESH là một trong những chủ đề như vậy.
So với các chủ đề được tổ chức trước đây, MESH có độ phức tạp cao hơn, nhưng cũng thú vị và hào hứng hơn khi học sinh được thỏa sức sáng tạo để hiện thực hóa những ý tưởng của mình. Không dừng lại ở đó, MESH mang đến cho các em những khái niệm đầu tiên về cảm biến, về tự động hóa, đồng thời rèn luyện cho các em nhiều kỹ năng cần thiết như làm việc nhóm, suy nghĩ logic và giải quyết vấn đề...
Các em học sinh thích thú khi tương tác trực tiếp với chó robot Aibo
Đặc biệt, tham dự chương trình lần này, các em học sinh được chạm tay vào chú chó robot Aibo đáng yêu và thông minh. Aibo là robot được tích hợp hàng loạt những công nghệ hiện đại của Sony về trí thông minh nhân tạo và camera, đây thành tựu đỉnh cao của một loạt các cảm biến - là công nghệ mà các học sinh được trải nghiệm trong chương trình. Nhờ có các cảm biến này, các bạn nhỏ có thể tương tác với Aibo thông qua các động tác chạm hoặc vuốt ve lên phần lưng.
Ông Tsuda Yasuhiro, Tổng Giám đốc Sony Electronics Việt Nam cho biết: "Cảm biến MESH là bộ công cụ dễ sử dụng và mang lại nhiều thú vị khi được kết hợp với những vật dụng trong đời sống. Vì vậy, chúng tôi muốn mang đến cơ hội trải nghiệm những điều thú vị này đến với các em học sinh, để các em thỏa sức sáng tạo và hiện thực hóa ý tưởng của mình".
Công nghệ cảm biến MESH mong muốn mang lại cho các học sinh những trải nghiệm thực tế với công nghệ để phát huy sức sáng tạo
MESH được Sony ra mắt từ 2015 với 7 khối cảm biến gồm: LED (đèn phát sáng), Button (nút bấm), Motion (cảm biến chuyển động), Move (cảm biến di chuyển), Brightness (cảm biến ánh sáng), Temperature & Humidity (cảm biến nhiệt độ và độ ẩm) và GPIO (cảm biến trung gian dùng để kết nối các cảm biến với các thiết bị ngoại vi). Tất cả các cảm biến này đều được sản xuất tại Nhật Bản với mức giá từ 39.99 USD (khoảng 921 nghìn đồng).
Theo Công Thương
Xe đạp trẻ em của Xiaomi, thiết kế kín hoàn toàn, chất liệu an toàn tối đa, giá 2,6 triệu đồng Chiếc xe đạp không có bất kỳ bề mặt tiếp xúc bằng kim loại nào, cũng như không có lỗ hổng để quần áo trẻ em có thể bị mắc vào khi sử dụng. Xiaomi dường như là một "cửa hàng tạp hóa", bởi ngoài các thiết bị ngoại vi như máy tính bảng điện thoại di động và TV, công ty này...