Mật độ virus – yếu tố quyết định tốc độ lây lan SARS-CoV-2

Theo dõi VGT trên

Một nghiên cứu mới đây của nhóm các nhà khoa học Anh và Tây Ban Nha cho thấy: Mật độ virus lớn chính là yếu tố quyết định nguy cơ làm gia tăng tốc độ và hiệu quả lây truyền SARS-CoV-2.

Sử dụng dữ liệu từ các trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 và những người tiếp xúc với họ, nhóm nghiên cứu đã xác định rằng mật độ virus là yếu tố chính xác định liệu những người tiếp xúc có phát triển thành bệnh nhân SARS-CoV-2 hay không. Khi xác định được một bệnh nhân có mang lượng virus với mật độ cao, cần thực hiện các biện pháp theo dõi tiếp xúc và cách ly tuyệt đối.

Mật độ virus tăng trong số những người tiếp xúc không có triệu chứng có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ phát triển COVID-19 với tỉ lệ cao hay thấp và thời gian ủ bệnh.

Phân tích dữ liệu thu thập được trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với các trường hợp COVID-19 từ 18 tuổi trở lên, không phải nhập viện.

Các nhà khoa học phát hiện thấy: Phản ứng chuỗi polymerase (PCR) tại thời điểm ban đầu cho thấy, một số bệnh nhân đã trải qua các triệu chứng nhẹ trong 5 ngày trước khi chính thức xác định bị nhiễm SARS-CoV-2. Trong khi đó, một nhóm khác tiếp xúc với các trường hợp F1, F2, F3… thì lại không có bất kỳ triệu chứng COVID-19 nào trong vòng 7 ngày.

Mật độ virus - yếu tố quyết định tốc độ lây lan SARS-CoV-2 - Hình 1

Tốc độ lây truyền COVID-19 cao ở những người có nồng độ virus lớn.

Nhóm nghiên cứu đã xác định được 314 bệnh nhân COVID-19, trong đó 282 người (tương đương 90%) có ít nhất một lần tiếp xúc gần trong số 753 lần tiếp xúc với nguồn bệnh. Qua đó, mật độ virus chính là yếu tố hàng đầu xác định nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2.

Tỷ lệ tấn công thứ cấp (tỷ lệ tiếp xúc với kết quả dương tính với PCR) trong thời gian nghiên cứu là 17% (tương đương với 125 lần trong số 753 lần tiếp xúc). Phân tích đa biến cho thấy với mỗi lần lượng virus tăng lên mức 1 10 cop/ml, tỷ lệ lây truyền tăng khoảng 30%.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng lượng virus cao trong số những người tiếp xúc không có triệu chứng có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ phát bệnh. Nguy cơ phát bệnh tăng từ 40% (với người có mang lượng virus thấp hơn 1 10cop/ml) lên hơn 66% (với người có mang lượng virus là 1 10cop/ml hoặc cao hơn). Không phân biệt giới tính, tuổi tác, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch hoặc bệnh hô hấp và nguy cơ hoặc thời gian phát triển bệnh.

Lượng virus cũng có liên quan đáng kể tới thời gian ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh ở người có lượng virus thấp hơn 1 10 cop/ml là 7 ngày, trong khi đó ở những người có lượng virus cao là 5 ngày.

Video đang HOT

Phát hiện trên được đánh giá là hữu ích trong việc sàng lọc các trường hợp nên được coi là nguồn lây truyền bệnh tiềm năng, bất kể biểu hiện của họ và hỗ trợ đánh giá lượng virus ở những bệnh nhân có nhiều người tiếp xúc gần. Điều này cũng cho thấy nguy cơ và thời gian ủ bệnh nên được chẩn đoán dựa trên lượng virus ban đầu ở người bệnh.

'Tôi mất một bên mắt sau khi mắc Covid-19'

Một năm sau khi mắc Covid-19, Michael Reagan vẫn phải sống chung với các triệu chứng của bệnh. Ông chật vật chống chọi lại cảm giác đau ngực, nhức dây thần kinh, co giật, run rẩy.

'Tôi mất một bên mắt sau khi mắc Covid-19' - Hình 1

Đã gần một năm kể từ ngày Michael Reagan, 50 tuổi, mắc Covid-19.

"Khi thức dậy, điều đầu tiên tôi cảm nhận được đó là nóng và rất khó thở", ông nhớ lại buổi sáng 22/3/2020. Reagan gắng gượng vào phòng tắm, cố gắng hít thở. Nhưng bất ngờ, ông ho ra máu. Người đàn ông phải nhập viện khẩn cấp và tại đây, các bác sĩ chẩn đoán Reagan nhiễm SARS-CoV-2.

Ông đã phải trải qua 2 tháng nằm trên giường bệnh. Nhưng khó khăn chưa dừng lại ở đó. Một năm sau khi nhiễm chủng virus này, Reagan vẫn phải đối mặt cảm giác đau ngực liên tục, dây thần kinh ở tay, chân luôn nhức nhối, co giật, run rẩy.

"Nhưng điều tồi tệ nhất là tôi mất một bên mắt sau khi mắc Covid-19. Tôi nhận ra Covid-19 đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời mình", người đàn ông này chia sẻ. Căn bệnh đã khiến một con mắt của ông không thể nhìn thấy. Reagan không thể trở lại với trạng thái khỏe mạnh và tận hưởng cuộc sống hạnh phúc như trước đây.

Hơn 30% bệnh nhân sống chung với các triệu chứng kéo dài

Tương tự Reagan, Stephanie Condra, 34 tuổi, phải nhập viện vì mắc Covid-19 vào mùa hè năm ngoái. Khi đó, các triệu chứng của cô không quá nghiêm trọng như mệt mỏi, khó thở, đau dạ dày, chuột rút và sốt nhẹ.

Nhưng sau khi khỏi Covid-19, sức khỏe của Condra xuống dốc trầm trọng và cô gặp phải hàng loạt triệu chứng không thể chữa như đau xoang nặng, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi đến mức không thể làm bất kỳ điều gì, luôn chóng mặt, cảm giác nóng ran ở ngực, ho khan, lú lẫn và sương mù não.

"Các triệu chứng của tôi không ngừng diễn biến nặng hơn. Chúng giống nhau, lặp lại và chưa có dấu hiệu sẽ biến mất", nữ bệnh nhân 34 tuổi đau đớn nói. Mỗi ngày, cô chỉ có thể vận động tối đa 4 giờ đồng hồ.

Một năm sau khi đại dịch Covid-19 xảy ra, con người vẫn chưa thể hiểu hết về căn bệnh này. Các biến chứng và hệ lụy lâu dài của nó với bệnh nhân vẫn là ẩn số.

Mới đây, nhóm tác giả từ Đại học Washington dành 9 tháng để quan sát 177 người nhiễm nCoV đã khỏi bệnh. Đây là nghiên cứu có thời gian quan sát lâu nhất cho đến nay. Đáng chú ý, nhóm này có 150 người mắc Covid-19 nhẹ, không phải nhập viện.

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí JAMA Network Open , nhóm phát hiện 30% bệnh nhân dù đã khỏi Covid-19 vẫn gặp phải các triệu chứng dai dẳng. Phổ biến nhất là mệt mỏi, mất khứu giác, vị giác. Hơn 30% cảm thấy tồi tệ vì chất lượng sống bị ảnh hưởng. 14 người tham gia (chiếm 8%, gồm 9 người không phải nhập viện) gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động thông thường.

Tuy nhiên, số lượng mẫu điều tra còn rất nhỏ so với 57,8 triệu người mắc Covid-19 trên thế giới. Về điểm này, nhóm tác giả cho rằng "ngay cả với tỷ lệ nhỏ, tình trạng suy nhược lâu dài cũng có thể gây những hậu quả lớn về sức khỏe và kinh tế".

Một nghiên cứu khác có mẫu số lớn hơn được thực hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc trên 1.733 bệnh nhân mắc Covid-19 đã cho thấy 76% vẫn gặp ít nhất một triệu chứng sau 6 tháng nhiễm SARS-CoV-2. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet vào đầu tháng 1, toàn bộ bệnh nhân được theo dõi đều ở tình trạng nặng, phải nằm viện.

'Tôi mất một bên mắt sau khi mắc Covid-19' - Hình 2

30% người nhiễm SARS-CoV-2 dạng nhẹ vẫn gặp phải các triệu chứng sau khi khỏi bệnh. Ảnh: AP.

Điều trị Covid-19 là cuộc chiến dài

Vài tháng trở lại đây, Trung tâm Chăm sóc Hậu phẫu tại Hệ thống Y tế Mount Sinai, New York, Mỹ, đã tiếp nhận hơn 1.600 bệnh nhân Covid-19, trong đó có Reagan và Condra - quay trở lại tìm sự trợ giúp dù đã khỏi bệnh. "Rất khó để đoán được ai sẽ là người phải sống chung với các triệu chứng này. Ngay cả bệnh nhân nhẹ hoặc khỏe mạnh, không có gì chắc chắn bạn sẽ sống sót khi mắc Covid-19 hay không gặp các triệu chứng dai dẳng", bác sĩ Zijian Chen, Giám đốc Hệ thống Y tế Mount Sinai, trả lời phỏng vấn của CNN.

Vị chuyên gia này cũng khẳng định tuổi tác không phải yếu tố quyết định ai là người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi mắc Covid-19. Ở những người đã có bệnh từ trước, việc nhiễm virus nCoV càng khiến tình trạng của họ trở nên trầm trọng hơn.

Điều khó hiểu khác là hội chứng hậu Covid-19 dường như xảy ra ở những bệnh nhân một cách ngẫu nhiên. Giáo sư, tiến sĩ Christian Sandrock, Đại học Công lập California tại Davis, California, Mỹ, tiết lộ: "Triệu chứng dài hạn phổ biến nhất mà chúng tôi nhận thấy đó là mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ. Chúng chiếm hơn 50% các trường hợp. Mất khứu giác, vị giác cũng là dấu hiệu rất cụ thể. Khó thở, đau ngực cũng vậy. Nhiều bệnh nhân gặp các triệu chứng cùng lúc, chúng có thể biến mất hoặc không".

Giáo sư Sandrock phân loại các triệu chứng thành nhiều nhóm. Những người bị đau ngực, khó thở và viêm tim được xếp vào nhóm bệnh tim mạch. Đau ngực và khó thở, tùy thuộc vào nguyên nhân, cũng có thể thuộc nhóm hô hấp, bất thường về chức năng phổi.

Phát ban, rụng tóc và thậm chí rụng răng được xếp vào nhóm da liễu. Trong khi đó, mệt mỏi, sương mù não (khó tập trung, nhầm lẫn hoặc hay quên, suy nghĩ chậm chạp và không rõ ràng, cảm giác mơ hồ hoặc suy nhược thần kinh) thuộc nhóm thể chất.

Nhóm bệnh thần kinh gồm mất khứu giác và vị giác, rối loạn giấc ngủ, thay đổi nhận thức và suy giảm trí nhớ. Ông cũng giải thích trầm cảm, lo lắng và thay đổi tâm trạng đều thuộc nhóm bệnh tâm thần.

'Tôi mất một bên mắt sau khi mắc Covid-19' - Hình 3

Các biến chứng, triệu chứng kéo dài hậu Covid-19 đến từ nhiều nguyên nhân và chưa có phác đồ điều trị cụ thể. Ảnh: Freepik.

Về nguyên nhân gây ra các triệu chứng, Giáo sư Sandrock chỉ ra một số thủ phạm. Nó có thể do biến chứng của việc nằm viện kéo dài hoặc nằm phòng ICU lâu. Số khác có thể do bệnh vi mạch, tổn thương các mao mạch gây ra, khiến nạn nhân bị đau ngực, co cứng ngón chân, mệt mỏi, thậm chí sương mù não.

Một số triệu chứng có thể do phản ứng tự miễn gây ra khi cơ thể bị viêm nặng, chẳng hạn đau nhức khớp, toàn thân; rối loạn giấc ngủ; trầm cảm và mệt mỏi. Số khác do ảnh hưởng trực tiếp của virus như mất khứu giác, vị giác.

Việc điều trị cho những bệnh nhân gặp biến chứng kéo dài hậu Covid-19 không có phác đồ cụ thể. Bác sĩ cần căn cứ theo tình trạng của từng bệnh nhân. Các đơn thuốc cũng được kê theo nguyên tắc cá nhân hóa, mỗi bệnh nhân có thể sẽ là một toa thuốc khác nhau.

Nhưng điều quan trọng không kém đó là tinh thần của bệnh nhân. Bởi gặp phải các triệu chứng này, đa số họ đều căng thẳng và tuyệt vọng. "Chúng tôi muốn mọi người thật sự kiên nhẫn và hiểu rằng chữa trị cho căn bệnh này là quá trình dài. Chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian để vượt qua nó. Tôi nghĩ đây mới chính là chìa khóa", vị chuyên gia nói thêm.

Với Michael Reagan và Stephanie Condra, họ đang cố gắng hết sức có thể. "Mỗi ngày, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân mình phải lạc quan và tích cực hơn. Không phải lúc nào tôi cũng kiểm soát được hoàn cảnh đang diễn ra nhưng tôi phải học cách cân bằng cảm xúc. Gia đình luôn ở bên và ủng hộ tôi. Tôi có đồng nghiệp và các bác sĩ điều trị xuất sắc, vì vậy, bản thân mình càng phải cố gắng vì những điều tốt đẹp mà tôi đang hàm ơn", ông Reagan tâm sự.

Còn với Condra, cô phải cố gắng kiềm chế những năng lượng tiêu cực xuất hiện mỗi ngày: "Tôi biết ơn những gì mà bác sĩ dành cho mình từng ngày để có thể tận hưởng cuộc sống hạnh phúc hơn. Giờ đây, tôi cảm thấy lạc quan và thoải mái hơn rất nhiều. Nhưng có lẽ sẽ phải chờ đợi rất lâu để mọi thứ trở về như ban đầu".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ba không khi ăn đậu phụBa không khi ăn đậu phụ
11:54:12 21/02/2025
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: 'Lọc máu mà ngừa được đột quỵ thì tôi thất nghiệp'PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: 'Lọc máu mà ngừa được đột quỵ thì tôi thất nghiệp'
09:57:34 22/02/2025
Món khoái khẩu của nhiều người Việt vô tình nuôi sán trong ganMón khoái khẩu của nhiều người Việt vô tình nuôi sán trong gan
11:30:07 21/02/2025
3 lưu ý quan trọng khi uống cà phê tránh tích thêm mỡ bụng3 lưu ý quan trọng khi uống cà phê tránh tích thêm mỡ bụng
11:32:38 21/02/2025
Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đìnhLoại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình
10:41:55 22/02/2025
Thời điểm tốt nhất trong ngày để uống nướcThời điểm tốt nhất trong ngày để uống nước
11:12:03 21/02/2025
Nuôi sống thành công trẻ sinh non bị viêm ruột hoại tửNuôi sống thành công trẻ sinh non bị viêm ruột hoại tử
11:26:51 21/02/2025
Hàng loạt ca viêm kết mạc vào bệnh viện ở TPHCM, bác sĩ cảnh báo "nóng"Hàng loạt ca viêm kết mạc vào bệnh viện ở TPHCM, bác sĩ cảnh báo "nóng"
15:38:20 21/02/2025

Tin đang nóng

Chở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạnChở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạn
15:13:07 22/02/2025
Người đàn ông chiếm đoạt tờ vé số trúng thưởng của cụ bà 83 tuổiNgười đàn ông chiếm đoạt tờ vé số trúng thưởng của cụ bà 83 tuổi
10:16:43 22/02/2025
Chuyện gì đã xảy ra khiến vợ Vũ Cát Tường cư xử lạ sau lễ thành đôi?Chuyện gì đã xảy ra khiến vợ Vũ Cát Tường cư xử lạ sau lễ thành đôi?
13:01:34 22/02/2025
Vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn La: Khởi tố vụ ánVụ tai nạn 6 người chết ở Sơn La: Khởi tố vụ án
10:44:40 22/02/2025
Bạn gái Văn Thanh khoe nghề nghiệp giúp kiếm gần 4 tỷ/thángBạn gái Văn Thanh khoe nghề nghiệp giúp kiếm gần 4 tỷ/tháng
11:27:01 22/02/2025
Chuyện tình "mưa dầm thấm lâu" của anh chàng khiếm thị với nữ ca sĩ hơn 14 tuổiChuyện tình "mưa dầm thấm lâu" của anh chàng khiếm thị với nữ ca sĩ hơn 14 tuổi
10:50:43 22/02/2025
Nữ lực sĩ 17 tuổi tử vong thương tâm vì bị tạ 270kg đè vào cổNữ lực sĩ 17 tuổi tử vong thương tâm vì bị tạ 270kg đè vào cổ
10:19:44 22/02/2025
Ngoại hình gây sốc của 1 Chị Đẹp: Mặt xinh như thiên thần mà nhìn xuống body thì lạ lắm!Ngoại hình gây sốc của 1 Chị Đẹp: Mặt xinh như thiên thần mà nhìn xuống body thì lạ lắm!
12:47:24 22/02/2025

Tin mới nhất

Loại rau Việt được coi là 'vua thảo mộc', dược tính cực cao, ăn vào bổ đủ đường

Loại rau Việt được coi là 'vua thảo mộc', dược tính cực cao, ăn vào bổ đủ đường

10:39:01 22/02/2025
Trong lá ngải cứu chứa đựng một lượng lớn các vitamin và khoáng chất quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch, lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
Có nên dùng lá trầu không chữa đau mắt đỏ?

Có nên dùng lá trầu không chữa đau mắt đỏ?

10:15:05 22/02/2025
Tuy vậy, tôi khuyến cáo không nên sử dụng tùy tiện những cách này do tinh dầu nóng trong lá trầu không có thể gây bỏng giác mạc, loét giác mạc và nhiễm khuẩn nặng hơn.
Cảnh báo biến chứng của cúm mùa: Ai dễ mắc bệnh?

Cảnh báo biến chứng của cúm mùa: Ai dễ mắc bệnh?

10:02:58 22/02/2025
Thông thường, triệu chứng cúm sẽ xuất hiện và khỏi sau khoảng 1 tuần. Nhưng nhiều trường hợp biến chứng viêm phổi, thường gặp ở trẻ nhỏ, người có tuổi, người mắc bệnh mạn tính, bệnh mạch vành, suy tim hay tiểu đường.
Virus mới ở Trung Quốc có thể lây sang người giống Covid-19, nguy hiểm thế nào?

Virus mới ở Trung Quốc có thể lây sang người giống Covid-19, nguy hiểm thế nào?

09:55:01 22/02/2025
Đặc biệt, các nhà khoa học thông qua nghiên cứu mới nhất còn phát hiện ra rằng loại virus vừa dược phát hiện có khả năng gắn kết với thụ thể ACE2, cơ chế tương tự như SARS-CoV-2, virus gây ra đại dịch Covid-19.
Thường xuyên buồn ngủ có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Thường xuyên buồn ngủ có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

09:51:23 22/02/2025
Mặc dù có nhiều loại bệnh tim khác nhau nhưng tất cả chúng đều có thể khiến máu lưu thông kém và khiến các sản phẩm trao đổi chất (chủ yếu là axit lactic) tích tụ trong các mô, có thể kích thích các đầu dây thần kinh và gây mệt mỏi.
Bạn có nhận đủ acid béo omega-3 trong chế độ ăn uống không?

Bạn có nhận đủ acid béo omega-3 trong chế độ ăn uống không?

09:47:25 22/02/2025
Acid béo là thành phần của chất béo có trong thực phẩm. Tùy thuộc vào cấu trúc hóa học của chúng, acid béo có thể được chia thành các nhóm khác nhau: acid béo bão hòa, không bão hòa đơn và không bão hòa đa.
Vì sao phải uống thuốc đúng thời điểm?

Vì sao phải uống thuốc đúng thời điểm?

09:41:29 22/02/2025
Theo đó, một số loại thuốc có hiệu quả hơn khi uống vào những thời điểm nhất định trong ngày, trong khi một số khác sẽ tăng nguy cơ tác dụng phụ bất lợi nếu uống không đúng thời điểm.
3 dấu hiệu ở mắt cảnh báo ung thư gan

3 dấu hiệu ở mắt cảnh báo ung thư gan

09:37:08 22/02/2025
Đồng thời, tránh ăn thực phẩm bị mốc vàthực phẩm có chứa chất gây ung thư như aflatoxin. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng giúp giảm gánh nặng cho gan và cải thiện khả năng giải độc của gan.
Bài tập cho người bệnh lao thanh quản

Bài tập cho người bệnh lao thanh quản

09:32:02 22/02/2025
Đứng trên thảm, hai chân dang rộng hơn vai, xoay bàn chân phải ra ngoài sao cho các ngón chân hướng về phía cạnh ngắn của tấm thảm, bàn chân trái đặt nằm ngang.
Ăn ít có thực sự giúp kéo dài tuổi thọ?

Ăn ít có thực sự giúp kéo dài tuổi thọ?

09:26:19 22/02/2025
Theo lời khuyên của các chuyên gia, trước hết, mọi người nên kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể và tuân thủ nguyên tắc 70% đến 80% no . Theo đó, no 70% làm cảm giác chưa no hẳn, ham muốn ăn giảm, tốc độ ăn cũng chậm lại đáng kể.
Cỏ 'nghìn rễ' mọc dại khắp Việt Nam, ở nước ngoài hái bán là ra tiền

Cỏ 'nghìn rễ' mọc dại khắp Việt Nam, ở nước ngoài hái bán là ra tiền

09:21:32 22/02/2025
Cỏ sữa lá nhỏ vốn là một loại cỏ dại phổ biến ở các vùng nông thôn. Nó còn có tên gọi là "cỏ nghìn rễ" vì bộ rễ phát triển tốt, sinh sôi nhanh. Chúng thậm chí có thể xuất hiện trong các khe nứt trên sàn xi măng cũ, ở ven tường.
Bước tiến mới trong sàng lọc ung thư cổ tử cung

Bước tiến mới trong sàng lọc ung thư cổ tử cung

09:14:53 22/02/2025
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa hai phương pháp xét nghiệm khi phân tích 15 chủng HPV nguy hiểm nhất. Nghiên cứu này khẳng định rằng xét nghiệm tự lấy mẫu có độ chính xác tương đương với phương pháp truyền thống.

Có thể bạn quan tâm

Ông Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với Nga

Ông Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với Nga

Thế giới

16:09:23 22/02/2025
Bình luận về xung đột Ukraine, Bộ trưởng Elon Musk cho rằng "vô số cái chết trong chiến hào là điều sai trái và bất cứ ai tiếp tục thúc đẩy điều này đều là người thiếu sự thấu cảm và trí óc".
Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc

Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc

Sao châu á

16:06:06 22/02/2025
Giữa nghi vấn chia tay, Quan Hiểu Đồng và Lộc Hàm để lộ nhiều dấu hiệu cho thấy mối quan hệ tình cảm của họ gặp trục trặc.
NSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷ

NSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷ

Sao việt

16:00:08 22/02/2025
Mới đây, đạo diễn Khương Dừa đã tới dự khai trương nhà hàng đồ Thái của nghệ sĩ ưu tú Kim Tử Long, mới mở tại trung tâm quận 7, TP.HCM.
Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Tin nổi bật

15:57:48 22/02/2025
Nhiều bệnh nhân chấn thương nặng trong vụ tai nạn xe giường nằm tông ô tô đầu kéo được chuyển về Hà Nội tiếp tục điều trị
Những vai diễn của NSND Công Lý trên truyền hình sau khi mắc bạo bệnh

Những vai diễn của NSND Công Lý trên truyền hình sau khi mắc bạo bệnh

Hậu trường phim

15:45:44 22/02/2025
Sau khi mắc bạo bệnh, NSND Công Lý chỉ có thể tham gia những vai diễn nhỏ trên truyền hình, tuy nhiên, diễn xuất của anh vẫn được khán giả đánh giá cao và yêu mến.
Tử vi ngày mới 23/2: Top 3 con giáp được Thần Tài che chở, công việc lẫn tình yêu đều thuận lợi

Tử vi ngày mới 23/2: Top 3 con giáp được Thần Tài che chở, công việc lẫn tình yêu đều thuận lợi

Trắc nghiệm

15:36:50 22/02/2025
Tử vi ngày mới 23/2 bật mí có 3 con giáp gặp nhiều may mắn.Tháng 3 tới, chim hỷ thước báo tin tốt lành, 3 con giáp ôm trọn niềm vui, Thần Tài ban phát tài lộc 4 con giáp càng khiêm tốn
Tan làm về, Quang Hải giật mình vì 1 hành động của Chu Thanh Huyền cùng mẹ chồng, dân mạng khẳng định cưới đúng người

Tan làm về, Quang Hải giật mình vì 1 hành động của Chu Thanh Huyền cùng mẹ chồng, dân mạng khẳng định cưới đúng người

Sao thể thao

15:33:57 22/02/2025
Khi Quang Hải về tới căn hộ chung cư cao cấp, Chu Thanh Huyền cùng mẹ chồng - bà Dương Thị Cúc - bế theo cậu quý tử đầu lòng - Lido (tên thật Nguyễn Quang Minh) chờ sẵn ở cửa.
Cơ trưởng uống cả lít bia trước giờ bay khiến hãng hàng không bị 'vạ lây'

Cơ trưởng uống cả lít bia trước giờ bay khiến hãng hàng không bị 'vạ lây'

Netizen

15:31:55 22/02/2025
Hãng hàng không giá rẻ Peach Aviation đã bị Cục Hàng không Dân dụng Nhật Bản cảnh cáo sau khi một cơ trưởng của hãng này bị phát hiện nồng độ cồn ngay trước chuyến bay đến Kansai.
Nam ca sĩ đang ở thời kỳ đỉnh cao bỗng ở ẩn và đóng băng sự nghiệp, nói gì khi quyết định trở lại Vpop?

Nam ca sĩ đang ở thời kỳ đỉnh cao bỗng ở ẩn và đóng băng sự nghiệp, nói gì khi quyết định trở lại Vpop?

Nhạc việt

15:14:31 22/02/2025
Bùi Anh Tuấn từng vướng loạt tranh cãi sau khi trở thành hiện tượng tại Giọng Hát Việt, bỗng mất tích khi đang ở đỉnh cao.
Hội An là nơi hưởng tuần trăng mật lãng mạn nhất thế giới

Hội An là nơi hưởng tuần trăng mật lãng mạn nhất thế giới

Du lịch

15:05:14 22/02/2025
Hội An từng là thương cảng sầm uất, quan trọng bậc nhất của Đông Nam Á, đến nay vẫn là minh chứng rõ nét cho một di sản được bảo tồn gần như nguyên vẹn.
Phim Hoa ngữ gây sốc vì có rating cao nhất lịch sử cả nước, nam chính hack tuổi quá đỉnh 20 năm trẻ mãi không già

Phim Hoa ngữ gây sốc vì có rating cao nhất lịch sử cả nước, nam chính hack tuổi quá đỉnh 20 năm trẻ mãi không già

Phim châu á

14:43:23 22/02/2025
Ngày 21/2, trang 163 đưa tin phim truyền hình Sáu Chị Em trong tập 31 mới nhất đã chứng kiến màn phá vỡ tỷ lệ người xem kỷ lục trên đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV1.