Mất điện, sóng điện thoại nhưng không sợ mất xe khi du lịch đảo ở Việt Nam
Các hòn đảo xinh đẹp của Việt Nam có những điều đặc biệt chỉ khi đến đây du khách mới có cơ hội trải nghiệm như điện phát theo giờ, mất sóng điện thoại…
Đến với những hòn đảo thơ mộng dọc miền đất nước, du khách được nhìn ngắm cảnh đẹp, và trải nghiệm điều kiện sống có phần thiếu tiện nghi như không có điện 24/24, không có internet hay sóng điện thoại… nhưng môi trường an toàn khi không sợ bị trộm cướp, mất cắp xe cộ… và nếp sống yên bình.
Thường xuyên mất điện
Nguồn điện trên đảo chủ yếu đến từ máy phát điện thế nên người ta thường ngắt điện trong ngày để tiết kiệm nhiên liệu. Nếu bạn đến các đảo Phú Quý, Lý Sơn, Điệp Sơn… thì việc này sẽ xảy ra thường xuyên.
Có đảo ngắt điện bất ngờ nhưng cũng có đảo có khung giờ phát điện nhất định. Đối với người dân đảo, đây là điều đã quá quen thuộc nhưng với du khách tới đây, ít nhiều có sự bất tiện. Bạn nên mang theo sạc dự phòng và sạc đầy điện thoại cũng như các thiết bị điện tử để dùng được liên tục trong ngày. Cùng với đó là chuẩn bị cho hoạt động vui chơi giải trí buổi tối – thời gian dễ bị ngắt điện – để tránh cảm thấy buồn tẻ.
Bắt buộc mang theo giấy tờ tùy thân
Du khách đừng quên mang theo giấy tờ tùy thân khi du lịch trên đảo. Để ra tới đảo, bạn cần xuất trình giấy tờ tùy thân như căn cước công dân hay giấy phép lái xe để làm thủ tục soát vé trước khi lên, xuống tàu biển, canô. Thêm nữa, khi lên đảo, du khách phải trình các loại giấy tờ tùy thân mới có thể lưu trú tại các khách sạn, homestay hay resort.
Video đang HOT
Bạn cần mang theo giấy tờ để check in. Ảnh: Duy Tuấn
Mang theo tiền mặt
Nếu có thói quen thanh toán online hay quẹt thẻ, du khách cần lưu ý điều này. Bạn nên chuẩn bị trước tiền mặt để thoải mái chi tiêu trên đảo. Người dân trên các đảo không thường xuyên nhận thanh toán bằng tài khoản ngân hàng, cũng ít nơi sẵn cây ATM để rút tiền. Chỉ các homestay, khách sạn, resort hoặc quán ăn lớn nhận chuyển khoản, quét mã QR hay quẹt thẻ.
Internet, sóng điện thoại chập chờn
Các đảo cách đất liền hàng trăm cây số, gió và sóng biển lớn nên khiến cho việc thu phát sóng không ổn định. Sóng điện thoại, 4G trên đảo thường khá yếu và có khi mất tín hiệu. Hãy coi đây là dịp để dành thời gian cho bản thân, vui vẻ bên bạn bè hoặc gia đình, hòa mình với thiên nhiên, con người trên đảo với các hoạt động trải nghiệm thú vị.
Không có sóng điện thoại, du khách có cơ hội tận hưởng vẻ đẹp trên đảo. Ảnh: Bùi Huy Khang
Để xe máy bên đường không sợ mất
Trên đảo, du khách sẽ bắt gặp những chiếc xe máy để bên đường, bến cảng cả ngày cả đêm không có người trông giữ hay thậm chí vẫn cắm nguyên chìa khóa. Người dân ở đảo cũng để xe máy trước cửa nhà không lo mất cắp. Bởi, hoạt động mua bán xe bất chính trên đảo là không thể. Xe vận chuyển về đất liền phải qua khâu kiểm tra nghiêm ngặt về giấy tờ trước khi xuống tàu.
Đến đảo, du khách có thể thuê xe máy với mức giá từ 100.000-150.000 đồng/ngày, để có thể chủ động khám phá khung cảnh trên đảo, chụp hình, ngắm cảnh. Nếu xảy ra trường hợp lấy nhầm xe, người dân và du khách có thể đăng lên các hội nhóm địa phương để dễ dàng trao đổi.
Dễ dàng thân thiết với người dân trên đảo
Các đảo có diện tích không quá lớn, lại có ít người sinh sống nên chỉ cần một ngày dạo quanh đảo, du khách có thể thuộc các cung đường, trò chuyện làm quen với với bà con. Bạn có thể cùng người dân quăng lưới, kéo chài, trò chuyện với họ để hiểu thêm về nếp sống, con người địa phương.
Thăm nhà hàng nổi giữa biển khơi của ngư dân đảo Phú Quý
Lồng bè không chỉ là nơi ngư dân đảo Phú Quý, Bình Thuận nuôi hải sản mà còn đón khách du lịch như những nhà hàng nổi giữa biển khơi.
Huyện đảo Phú Quý của Bình Thuận cách đất liền 56 hải lí, xung quanh có nhiều vùng lạch, eo vịnh kín gió, đặc biệt khu vực Lạch Dù, xã Tam Thanh là nơi hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi hải sản trên biển. Hiện nay, tại khu vực Lạch Dù có rất nhiều hộ nuôi đa dạng hải sản bằng lồng bè.
Nuôi thủy sản ở Phú Quý giúp nhiều người giàu lên chính đáng. Không ít ngư dân chọn hướng vừa nuôi hải sản, vừa kết hợp làm du lịch trên bè để khai thác tối đa tiềm năng du lịch tại đảo. Trên ảnh là lồng bè nổi trên biển đón du khách đến ăn hải sản.
Từ đầu tháng 3 năm nay, du khách nườm nượp ra đảo Phú Quý và các lồng bè hải sản luôn là một điểm phải đến. Từ bãi Lạch Dù, phía lồng bè có xuồng đưa du khách ra các lồng bè trong khoảng 3-5 phút. Du khách được trang bị áo phao và có giới hạn số lượng người mỗi chuyến để an toàn cho du khách.
Lồng bè được làm chắc chắn, nổi trên biển và có khu vực để bàn ghế ngồi thoáng mát. "Ở đây rất mát mẻ, không khí này thật thích", chị Trần Kim Hải, du khách TPHCM, thích thú chia sẻ. "Toàn là hải sản tươi sống nên ăn rất ngon, nhìn loại hải sản nào cũng thấy thích nên cả nhà quyết định chọn mỗi loại một ít để thưởng thức được nhiều".
Tại khu vực nuôi hải sản là những lồng bè bằng lưới với đa dạng các loại hải sản như tôm hùm, tôm vỗ, mực, cua huỳnh đế, cá mú, ốc bàn tay, cua đá, nhum...
Play Video
Trải nghiệm thăm lồng bè nuôi hải sản và thưởng thức ẩm thực.
Sau khi thưởng thức các món hải sản, du khách có thể xuống tắm biển, lặn ngắm san hô rồi xuồng chở vào lại bờ. Để loại hình du lịch này hoạt động bài bản và an toàn, trước đó địa phương đã yêu cầu các chủ cơ sở lồng bè phải kí cam kết, trang bị đầy đủ phương tiện cứu nạn cứu hộ, áo phao cho khách.
Các phương tiện đưa đón khách ra bè phải đăng kí, đăng kiểm theo quy định và người điều khiển phương tiện ca nô, thuyền máy phải có chứng chỉ. Đặc biệt, các bè phải bảo vệ môi trường, tránh tình trạng xả rác bừa bãi gây ô nhiễm biển. Ảnh: Phạm Duy
Hòn Tranh - 'Viên ngọc thô' giữa biển khơi Hòn Tranh là một đảo nhỏ thuộc huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận). Với vẻ đẹp hoang sơ, được bao bọc bởi vách núi cao nên biển ở đây rất tĩnh lặng, nước biển trong, xanh ngắt quanh năm. Được thiên nhiên ban tặng cho vẻ đẹp thơ mộng, biển xanh, cát trắng, cùng hệ thực vật, sinh thái đa dạng, phong phú,...