Vợ chồng 10 năm chinh phục cả chục đỉnh núi cao của Việt Nam
10 năm nên duyên vợ chồng, chị Long cùng anh Lê cùng nhau chinh phục trên dưới 10 đỉnh núi của Việt Nam.
10 năm chung sống, vợ chồng chị Nguyễn Thị Thăng Long (37 tuổi, Hà Nội) và anh Lê (40 tuổi) cùng nhau chính phục trên dưới 10 đỉnh núi của Việt Nam như: Fansipan 3.143m, Lảo Thẩn 2.860m, Tà Xùa 2.865m, Nhìu Cồ San 2.965m, Lùng Cúng 2.913m, Tà Chì Nhù 2.979m…
Anh chị quen nhau từ thời đại học, tuy nhiên không phải vì chung sở thích mà đến với nhau. “Chồng yêu thích thể thao, sống quy củ và nguyên tắc còn tôi ít khi vận động, sống nghiêng về cảm xúc”, chị Long nói.
Vợ chồng chị Thăng Long cùng nhau chinh phục nhiều đỉnh núi tại Việt Nam.
Năm 2009, cả hai chính thức có chuyến leo núi đầu tiên tại Fansipan. Nhiều người thường nghĩ rằng chuyện tình cảm của anh chị rất lãng mạn tuy nhiên bản thân chị Long lại thấy có nhiều yếu tố hài hước hơn là lãng mạn.
Chị Long cho biết lý do có chuyến leo núi Fansipan khá hài hước, không phải vì chị thích leo núi mà là do hiểu nhầm lời dạy của bố: “Ông bảo, con người ta hơn nhau ở tầm nhìn, trải nghiệm, đi một ngày đàng học một sàng khôn… Nhưng chị lại hiểu rằng để có tầm nhìn, mình phải lên cao, muốn hiểu biết thì phải đi thật nhiều”.
Bức ảnh kỉ niệm chuyến đi đầu tiên của cả hai.
Nghĩ vậy, chị Thăng Long tìm kiếm những điểm du lịch, leo núi hay để nâng “tầm nhìn”, nên khi trên diễn đàn có một người rủ lập nhóm leo Fansipan – nóc nhà Đông Dương chị đã không ngần ngại đăng kí tham gia.
“Lúc đầu tôi đăng kí đi một mình, nhưng bản thân vốn là người lười vận động mà để leo núi thì cần sức khoẻ nên nhờ chồng, lúc ấy đang là người yêu, giúp mình rèn sức khoẻ. Anh ấy đã lên kế hoạch luyện tập cho tôi như tập chạy rồi leo thang bộ”, chị Long hạnh phúc khi nhớ lại chuyến đi đầu tiên.
Anh chị Long – Lê tại Nhìu Cồ San.
Dù có cố gắng luyện tập chị Long vẫn không thể chạy nổi 1km, vì lo lắng chị đi một mình không an toàn nên anh Lê quyết định đăng kí đi cùng để hỗ trợ. Trong chuyến đi đầu tiên, chị Long vẫn luôn lo lắng bản thân không đủ sức khỏe. Ngược lại với suy nghĩ, hành trình diễn ra suôn sẻ đến bất ngờ.
“Lần chinh phục Fansipan ấy, tôi là người đầu tiên trong đoàn lên đỉnh, cảm giác khi được chạm tay vào nóc nhà Đông Dương sau hai ngày đi trong rừng rất khó tả, một chút rung động và rất nhiều sự tự hào vì đã vượt qua ngưỡng của bản thân”, chị hồi tưởng.
Chiếc quần hoa luôn đồng hành cùng cả hai trên mọi cung đường.
Hiện tại, cặp vợ chồng này đã cùng nhau chinh phục trên dưới 10 đỉnh núi ở Việt Nam, nhưng những lần đi cùng nhau đều là vì lịch trình có vấn đề, hoặc sức khoẻ chị đang không tốt nên anh đi cùng để đảm bảo an toàn nhiều hơn. Bởi thực tế leo núi không phải đam mê của anh Lê.
Nói về kỉ niệm trong những lần leo núi, chị Long cười chia sẻ: “Mọi người luôn thấy vợ chồng chị nắm tay nhau khi đi, trông rất tình cảm, nhưng thực tế chị là người thăng bằng kém, ưa dựa dẫm chồng hay dừng nghỉ nên anh Lê luôn cầm tay chị kéo đi để không làm ảnh hưởng đến tiến độ của đoàn”, chị Long cười chia sẻ.
Video đang HOT
Luôn tôn trọng và chấp nhận nhau là quan niệm sống của hai anh chị.
Chị Long và anh Lê cũng thường diện những chiếc quần hoa khi checkin tại các đỉnh núi. Theo anh chị những chiếc quần hoa xuất hiện trên mọi chặng đường không phải ngẫu nhiên. Những chiếc quần hoa ấy là một phần cuộc sống, là thói quen và cũng là dấu ấn trên mỗi cung đường anh chị từng đi, để mỗi khi nhìn thấy nó mọi người thường nhớ ngay đến cặp đôi Long – Lê.
Không chỉ hai vợ chồng, năm 2022 gia đình từng đưa hai con trai là Minh Đức (11 tuổi) và Minh Hiếu (9 tuổi) chinh phục đỉnh Lùng Cúng, một trong những ngọn núi thuộc top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam.
Hành trình của gia đình trở nên đặc biệt bởi thực tế không có mấy gia đình lựa chọn cho con leo núi cao như vậy để trải nghiệm và khám phá. Tuy nhiên với những kinh nghiệm cá nhân cùng thực tế đã trải qua, chị Long không hề hối hận về quyết định cùng các con leo Lùng Cúng.
Bà mẹ hai con thừa nhận bản thân chọn trải nghiệm leo núi trước hết là vì bản thân cảm thấy sức khỏe suy yếu nhiều sau thời gian nghỉ dịch và mắc COVID-19. Chị hay thở dốc, hụt hơi, khó thở. Qua vài cung leo núi chị thấy mọi vấn đề sức khỏe được cải thiện rất nhiều, bên cạnh đó lại được tiếp thêm năng lượng.
Do đó chị cũng muốn hai con được trải nghiệm. “Tất nhiên là khi hai con đã sẵn sàng cho chuyến đi, từ thể lực và ý chí và con phải thật hứng thú với nó thì mới cảm nhận được chuyến đi một cách trọn vẹn nhất”, chị giãi bày.
Gia đình chị Long – anh Lê cùng hai con nhỏ chinh phục Lùng Cúng.
Bày tỏ về cuộc hôn nhân 10 năm với chồng, chị Long cho biết hai người không cùng sở thích cũng như quan niệm sống nên việc xảy ra bất đồng vốn là câu chuyện hàng ngày. Nhưng để đồng hành cùng nhau lâu dài trong cuộc sống, chị Long và anh Lê luôn có những quy tắc riêng.
“Thay vì xin lời khuyên từ ai, vợ chồng tôi thường chọn cách tôn trọng mọi sở thích và chấp nhận nhau, chứ không có thói quen bắt ép”, chị tâm sự.
Chàng trai Hải Phòng 3 ngày chinh phục 3 đỉnh núi cao bậc nhất Việt Nam
Từ mùng 4 đến mùng 6 tháng 3, anh Thanh lần lượt chinh phục thành công 3 đỉnh núi cao là Tà Chì Nhù, Lùng Cúng và Tà Xùa, leo lên xuống trong ngày vớiquãng đường trekking khoảng 20km/hai chiều mỗi đỉnh.
Anh Nguyễn Tiến Thành (SN 1992, nhân viên văn phòng, quê ở Hải Phòng) từng có chuyến leo núi hồi cuối năm 2023, lần đầu chinh phục đỉnh Lảo Thẩn (Lào Cai) rồi di chuyển đến Sơn La để leo đỉnh Sa Mu ở độ cao 2756m.
Kết thúc chuyến đi, anh Thành thấy rất vui vì được được trải nghiệm các cung bậc cảm xúc khác nhau khi leo núi.
"Dịp đó mình đặt tour chinh phục 2 đỉnh núi của công ty du lịch và đi cùng đoàn. Chuyến đi rất vui nhưng có một vấn đề là tốn quá nhiều thời gian cho việc di chuyển. Trung bình một tour kéo dài 2 ngày 1 đêm (thường là thứ 7 và chủ nhật) nhưng sẽ phải di chuyển từ tối thứ 6. Quãng đường di chuyển từ Hải Phòng đến các tỉnh Tây Bắc khoảng 900km cho hai chiều mà chỉ leo được một đỉnh nên mình nảy ra ý tưởng sẽ leo một loạt các đỉnh ở gần nhau trong một chuyến đi", anh Thành cho biết.
Đầu tháng 3 năm nay, anh quyết định hiện thực hóa ý tưởng leo núi trong ngày, chinh phục 3 đỉnh núi cao liên tiếp.
Anh Thành di chuyển từ Hải Phòng lên Yên Bái, 3 ngày chinh phục 3 đỉnh núi cao bậc nhất Việt Nam
Sáng ngày 4/3/2024, sau một đêm nghỉ tại Mù Cang Chải, anh Thành xuất phát đi bản Nậm Nghiệp (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La), bắt đầu leo đỉnh Tà Chì Nhù (thuộc xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái).
Đỉnh Tà Chì Nhù nằm ở độ cao 2.979m, là ngọn núi cao thứ 7 ở Việt Nam và được mệnh danh là "nóc nhà Yên Bái". Cảnh quan trên đỉnh Tà Chì Nhù rất đẹp, có hệ sinh thái rừng đa dạng nên nhiều tín đồ ưa xê dịch thường tới đây trekking.
Để chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, ngoài di chuyển theo hướng từ huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái), du khách còn có một hướng tiếp cận khác là đi qua bản Nậm Nghiệp (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La).
Đỉnh Tà Chì Nhù là một phần của khối núi Pú Luông, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Đây cũng là một trong những địa điểm săn mây lý tưởng được du khách yêu thích.
Hoa đỗ quyên bung nở rực rỡ trên cung đường leo đỉnh Tà Chì Nhù
Anh Thành bắt đầu leo đỉnh Tà Chì Nhù lúc 9h30 và xuống núi lúc 17h. Sau một đêm nghỉ ngơi dưỡng sức, sáng ngày 5/3, anh tiếp tục di chuyển đến thị trấn Tú Lệ (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái), ghé bản Tu San để thực hiện cung leo chinh phục đỉnh Lùng Cúng.
Ngày cuối cùng, anh hoàn thành chuyến đi bằng cung trekking tới đỉnh Tà Xùa (thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, tiếp giáp với tỉnh Yên Bái).
Đỉnh Tà Xùa nằm ở độ cao 2.865m so với mực nước biển, cũng là một trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Từ khi con đường nối hai huyện Trạm Tấu (Yên Bái) và Bắc Yên được khai thông, cung phượt Tà Xùa ngày càng thu hút nhiều phượt thủ tới chinh phục.
Tháng 3 là thời điểm thích hợp để leo Tà Xùa vì thời tiết thuận lợi, một ngày có thể trải qua nhiều hình thái thời tiết như sương mù, mưa, nắng, gió, biển mây. Đây cũng là thời điểm hoa đỗ quyên, táo mèo bắt đầu bung nở.
Anh Thành nhận xét, mỗi đỉnh núi đều mang nét đẹp riêng nhưng anh thấy ấn tượng nhất là đỉnh Tà Xùa với nhiều khu rừng rêu đầy vẻ ma mị
Thời gian này, trên hành trình leo đỉnh Tà Xùa, du khách có thể bắt gặp những cây dương xỉ đang trong thời gian bung lá non khá đẹp mắt
Để có nhiều trải nghiệm, du khách thường chọn cung trekking từ hướng Trạm Tấu thay vì di chuyển theo hướng từ Sơn La, nơi ô tô có thể lên được tận nơi. Hành trình chinh phục đỉnh Tà Xùa cả hai chiều là khoảng 25km.
Trên cung leo chinh phục đỉnh núi này, du khách có thể gặp những "sống lưng khủng long" nối tiếp nhau, có đoạn kéo dài 1,2 km.
"Đây cũng là đỉnh khó chinh phục nhất trong chuyến đi, một phần do quãng đường dài hơn, một phần là do dốc lưng khủng long hiểm trở.
Bình thường khi leo xuống thì mình có thể chạy được trong rừng nhưng ở sống lưng khủng long thì việc leo lên hay leo xuống đều khó như nhau, nhiều đoạn phải bám vào dây cáp để đu người lên", anh Thành kể.
Du khách được chiêm ngưỡng các loài hoa đẹp trên đường chinh phục những đỉnh núi cao ở Tây Bắc
Vị du khách ở Hải Phòng cho hay, việc leo 3 đỉnh núi cao liên tiếp trong 3 ngày đòi hỏi thể lực phải đảm bảo, kết hợp trang bị đầy đủ đồ đạc hỗ trợ như gậy chống và ba lô trợ lực, giày chống nước,...
"Ngoài duy trì tập gym và đạp xe đều đặn, trước chuyến đi này khoảng một tháng, mình còn kết hợp tập các bài tập về chân. Ví dụ trong lúc làm việc thì mình tranh thủ tập squat ngay tại chỗ làm việc, cứ tập đến khi nào mỏi chân lại nghỉ rồi làm việc tiếp. Sáng và tối thì tập thêm các bài leo cầu thang ở chung cư", anh Thành nói.
Về đồ đạc, theo anh cần lựa chọn một đôi giày chuyên dụng loại tốt, hơi rộng để tránh bị dồn chân, gây đau ngón chân khi xuống núi. Giày cũng phải chống thấm nước để thuận tiện di chuyển khi đi qua các địa hình rừng ẩm ướt hoặc có suối. Bên cạnh đó, nam nhân viên văn phòng còn chuẩn bị cả gậy chống và ba lô trợ lực, kèm ít thuốc đau bụng, đau đầu với một ít kẹo ngọt để ăn trong lúc bị tụt huyết áp.
Du khách người Hải Phòng cảm thấy tràn đầy năng lượng sau những chuyến leo núi, ngắm cảnh đẹp ở vùng cao
Anh cũng thừa nhận, việc leo núi liên tục có vất vả nhưng bù lại tinh thần được giải tỏa và có thể chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp ở từng nơi. Không chỉ được trải nghiệm cảnh đẹp trong rừng khi leo núi mà lúc di chuyển giữa các điểm leo vào sáng sớm hay chiều muộn, anh còn có cơ hội chiêm ngưỡng khung cảnh bình minh và hoàng hôn tuyệt đẹp ở vùng cao.
"3 ngày 3 đỉnh, lên xuống trong ngày, mình đã chạm đến giới hạn của bản thân. Đây cũng là lần đầu tiên leo núi mà mình được ngắm trọn vẹn khung cảnh xung quanh vì không có gợn mây hay tí sương mù nào.
Buổi tối khi nghỉ ở homestay, mình còn được thưởng thức các đặc sản của núi rừng và nghe chủ homestay thổi sáo rất nghệ. Thực sự là trải nghiệm vô cùng tuyệt vời", chàng trai 32 tuổi bày tỏ.
Tươi thắm sắc đào rừng Tây Bắc trên núi cao hùng vĩ Hoa đào là loài hoa đặc trưng của miền Bắc. Thay vì những cành đào được cắt tỉa kỹ lưỡng, tạo thế cầu kỳ, thì hoa đào Tây Bắc lại mang nét đẹp hoang dại đặc trưng của núi rừng. Đầu Xuân, đến với các bản, xã vùng cao trên đỉnh núi Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) du khách sẽ...