Mất công việc thu nhập cao vì khoe lương trên mạng xã hội TikTok
Tháng 6 vừa qua, Lexi Larson (25 tuổi) đã mất việc sau khi đăng tải nhiều video lên TikTok để chia sẻ rằng cô đã làm gì để tăng lương thêm 20.000 USD.
Larson đã mất việc sau khi khoe về chuyện có vị trí mới lương cao trên TikTok. (Nguồn: Insider)
Lexi Larson, một công dân Mỹ đang sống ở Denver, là người rất hay làm video và đăng lên mạng xã hội TikTok. Cô là nhân viên tại bộ phận marketing của một công ty kinh doanh máy tính ở Denver.
Gần đây, Larson đã tìm được công việc phù hợp có lương cao hơn tại bộ phận kỹ thuật của công ty. Dường như quá vui mừng với chuyện này, cô đã đăng video lên TikTok để thông báo về việc được tăng lương.
Đồng thời, cô cũng chia sẻ trong nhiều video khác các chi tiết về việc bản thân đã làm gì để kiếm được công việc mới, với thu nhập tăng lên 90.000 USD một năm so với mức cũ là 70.000 USD một năm.
Video của cô nhanh chóng nhận được nhiều lượt xem và chia sẻ. Thế nhưng ngay sau đó, cô thông báo lên TikTok rằng mình đã mất công việc mới này.
Nguyên nhân do công ty đã tìm thấy tài khoản TikTok của Larson và biết về các video của cô. Để khỏi làm phật lòng các sếp mới, Larson đã xóa bớt video trên tài khoản Tiktok của cô. Tuy nhiên cấp trên vẫn gọi cô tới để trao đổi về tài khoản TikTok và các nội dung liên quan tới tiền lương mà cô đã đăng tải.
Theo Larson, cấp trên tỏ thái độ không ủng hộ các video này. Họ cũng ám chỉ rằng video có thể ảnh hưởng tới hoạt động bảo mật thông tin của công ty.
Hai tuần sau khi nhận được việc làm mới, Larson đã bị sa thải khỏi vị trí này. “TikTok đã khiến tôi mất việc,” Larson chia sẻ. “Tôi đã không được tiếp tục làm việc bởi cấp trên cho rằng tài khoản (TikTok) của tôi có thể là hiểm họa về bảo mật thông tin”.
Hiện Larson đã quay trở lại công việc cũ ở bộ phận marketing và chỉ còn biết tiếc nuối công việc vừa mất do quá mê TikTok./.
Tranh cãi về 'Money Heist' bản Hàn
Khán giả cho rằng nội dung nhồi nhét trong "Money Heist" bản Hàn khiến cảm xúc nhân vật phát triển không tự nhiên. Bản remake bị đánh giá là chưa đột phá.
Money Heist: Korea - Joint Economic Area ( Phi vụ triệu đô: Hàn Quốc - Khu vực Kinh tế chung) được làm lại từ bộ phim truyền hình Tây Ban Nha nổi tiếng về chủ đề tội phạm trộm cướp Money Heist.
Trái ngược với kỳ vọng lớn từ khán giả, sau khi ra mắt, phiên bản remake do Hàn Quốc thực hiện nhanh chóng thu về ý kiến trái chiều.
Money Heist bản Hàn đối mặt với nhiều đánh giá trái chiều.
Cảnh phim nhắc đến BTS bị chỉ trích
Tác phẩm lấy bối cảnh tương lai gần năm 2025, khi hai khu vực Bắc - Nam Hàn ngừng chiến và đi đến quyết định thống nhất. Hai bên mở cửa biên giới, thành lập khu vực kinh tế chung để phát triển xã hội. Tuy nhiên, xung đột mới giữa người dân hai bên cũng dần nảy sinh.
Giữa loạt biến động, mâu thuẫn, kẻ chủ mưu bí ẩn tự xưng là Giáo sư (Yoo Ji Tae thủ vai) xuất hiện. Ông tuyển dụng 8 cá nhân tài năng, ôm trong mình bất mãn với xã hội mới để thực hiện vụ trộm trị giá 4.000 tỷ won (3 tỷ USD).
Mùa đầu tiên của Money Heist bản Hàn chia làm hai phần, mỗi phần gồm sáu tập. Phần 1 khởi chiếu ngày 24/6, và phần 2 sẽ sớm ra mắt vào nửa cuối năm 2022.
Korea JoongAng Daily nhận xét phần 1 tựa như "phiên bản tóm tắt" hai mùa đầu tiên của phần phim gốc. Có thể thấy nội dung phim cố gắng bám sát với kịch bản gốc, đồng thời thay đổi một số yếu tố cho phù hợp với văn hóa, xã hội Hàn Quốc. Tuy nhiên, chính những thay đổi này là nguyên nhân dẫn đến ý kiến trái chiều.
Tập đầu tiên mở ra với phân cảnh một nữ binh sĩ Triều Tiên (Jeon Jong Seo thủ vai) - người sau này được biết đến với mật danh Tokyo - nhảy theo ca khúc DNA của nhóm nhạc nam BTS. Nữ binh sĩ thừa nhận rằng cô là người hâm mộ bí mật của nhóm nhạc nam, và không giống với các ARMY khác (tên gọi cộng đồng fan BTS), cô là người "đặc biệt" vì cô thực sự phải phục vụ trong quân đội.
Nhiều khán giả Hàn Quốc nhận xét cảnh phim "quá gượng ép", "lạc quẻ" và "sượng sùng". Một số người thậm chí cho rằng Money Heist bản Hàn "cố tình lợi dụng danh tiếng BTS để nâng cao sức nóng cho bộ phim".
Chia sẻ với Korea JoongAng Daily, đạo diễn Kim Hong Sun giải thích rằng phân cảnh này được đưa vào phim dựa trên nghiên cứu của đội ngũ sản xuất.
Ông nói: "Chúng tôi không biết nhiều về văn hóa Bắc Triều Tiên, nhưng theo nghiên cứu chúng tôi thực hiện, bài hát của BTS cũng rất nổi tiếng ở đó".
Đạo diễn Kim cho rằng việc Tokyo - một cô gái Triều Tiên thuộc thế hệ MZ (thuật ngữ kết hợp giữa Millennials và Gen Z, chỉ người sinh từ năm 1980 đến 2010) - yêu thích BTS, từ đó mang trong mình giấc mơ đổi đời ở Hàn Quốc thực chất là điều tự nhiên, bình thường.
Tình tiết phim nhồi nhét
Chứng kiến bản remake cố "nhồi nhét" nội dung từ hai mùa phim gốc vào vỏn vẹn 6 tập phim, không ít khán giả phàn nàn rằng lối suy nghĩ, mạch cảm xúc của nhân vật trong Money Heist bản Hàn phát triển một cách không tự nhiên. Bản thân dàn diễn viên cũng thừa nhận điều này.
Nam diễn viên Yoo Ji Tae cho biết anh tập trung truyền tải chính xác kế hoạch vụ trộm dưới tư cách kẻ chủ mưu.
Anh nhận xét: "Tôi nghĩ bộ phim sẽ hấp dẫn hơn với người chưa xem bản gốc. Đây là kiểu nội dung bị 'phình to ra' trong quá trình phát triển câu chuyện, vì có quá nhiều diễn biến bị nén vào 12 tập phim. Tôi tập trung hơn vào thể hiện chính xác kế hoạch Giáo sư vạch ra nhằm cung cấp cái nhìn dễ hiểu cho người xem, thay vì cố gắng làm cho nhân vật tôi đóng có cảm giác đa chiều".
Bản làm lại giảm bớt yếu tố lãng mạn. Thay vào đó, bộ phim tập trung khai thác mối quan hệ giữa Giáo sư và thanh tra cảnh sát Seon Woo Jin (Kim Yun Jin thể hiện), giữa tên trộm Denver (Kim Ji Hoon thủ vai) cùng con tin Yoon Mi Seon (Lee Joo Bin đóng).
Khán giả cho rằng cảm xúc của nhân vật trong Money Heist bản Hàn phát triển một cách không tự nhiên.
Biên kịch Ryu Yong Jae cho rằng điểm thú vị khi so sánh phần phim remake của Hàn Quốc với bản gốc của Tây Ban Nha nằm ở bầu không khí và cảm xúc.
"Cả hai nước có cùng niềm đam mê nhiệt huyết, nhưng điểm khác biệt là cách hai bên giải quyết cảm xúc này. Không giống với phương Tây, người Hàn Quốc chúng tôi không thoải mái, bình tĩnh bằng họ. Chúng tôi có thể rất cương quyết khi đặt ra mục tiêu và cố gắng đạt được chúng. Chúng tôi thường không mất tập trung. Tôi nghĩ trong chuyện tình cảm cũng vậy", biên kịch Ryu nhận xét.
Ryu mô tả mối tình lãng mạn giữa Denver và Yoon Mi Seon là "trong sáng, nồng nàn nhất". Họ gắn kết với nhau, bất chấp thực tế rằng họ là tội phạm và con tin. Ngoài ra, Ryu chỉnh sửa kịch bản để bộ đôi Giáo sư và Seon Woo Jin gặp nhau hai tháng trước khi vụ trộm bắt đầu.
Ryu giải thích: "Mặc dù Woo Jin bị giáo sư thao túng, tôi không muốn cô ấy tỏ ra thiếu chuyên nghiệp. Về khía cạnh cảm xúc, tôi không nghĩ Woo Jin sẽ đột nhiên xiêu lòng và trở nên thân thiết với giáo sư khi cô ấy đang dấn sâu vào một vụ án quan trọng".
Lòng trung thành 'mù quáng' của Tokyo
Tokyo là một trong số nhân vật trải qua nhiều thay đổi nhất so với nguyên tác. Cô là nhân vật chính trong tác phẩm. Câu chuyện về Money Heist mở ra dưới góc nhìn của Tokyo.
Theo Korea JoongAng Daily, thay vì Tokyo có tinh thần tự do, không thể tin cậy hoàn toàn trong bản gốc, Tokyo mà Jeon Jong Seo thể hiện "cống hiến bản thân vô điều kiện" cho kế hoạch của Giáo sư.
Cô hoàn toàn tập trung vào vụ trộm. Trong suốt quá trình này, cô răm rắp nghe theo mục tiêu số một của Giáo sư là "không làm tổn thương ai", ngay cả khi đồng nghiệp cô không làm vậy.
Một số đánh giá tiêu cực nhận xét rằng Tokyo có giọng điệu, lối dẫn dắt chuyện không tự nhiên. Họ cũng chỉ ra sự thiếu hợp lý đằng sau lòng trung thành "gần như mù quáng" của cô đối với Giáo sư.
Chia sẻ với Korea JoongAng Daily, Jeon Jong Seo giải thích: "Trước khi bắt đầu quay, tôi và đạo diễn thảo luận về việc tôi nên thể hiện giọng điệu người kể chuyện như nào. Chúng tôi quyết định chọn phong cách khác với những gì tôi từng làm. Tôi cố tình kịch tính hóa và hạ thấp giọng mình khi thực hiện các đoạn dẫn truyện".
Về sự trung thành của Tokyo đối với niềm tin của Giáo sư, Jeon cho rằng trong mắt Tokyo, Giáo sư chính là "vị cứu tinh".
"Tôi nghĩ cô ấy vốn không còn lý do gì để sống. Cô ấy định bóp cò, nhưng Giáo sư đã cứu lấy cô. Cô bắt đầu dốc hết lòng mình để bảo vệ niềm tin của ông. Tuy nhiên, tôi nghĩ cô ấy vẫn sẽ nghe theo ngay cả khi ông ấy nói điều gì khác", Jeon bày tỏ.
Theo Jeon Jong Seo, Tokyo thực chất cảm thấy gắn kết với Giáo sư "như thành viên trong gia đình" vì họ đều có cảm giác bị phản bội và muốn nổi dậy chống lại thế giới, thay vì chỉ đơn thuần là thay đổi thế giới bằng cách ăn trộm tiền.
Lòng trung thành của Tokyo đối với Giáo sư bị chê là "mù quáng".
Dù phần 2 chưa phát hành, nhiều người hâm mộ phàn nàn rằng bản làm lại quá "giống" với phần phim gốc. Trước nhận xét này, đội ngũ sản xuất và dàn diễn viên Money Heist bản Hàn bày tỏ hy vọng người xem có thể "kiên nhẫn trông chờ vào phần 2".
Nữ diễn viên Kim Yun Jin bày tỏ: "Nếu tôi so sánh câu chuyện với một chuyến tàu, thì phần 1 kết thúc ngay khi tàu đang tăng tốc. Câu chuyện dần tăng tốc ở tập 7, 8, 9, và rồi, cảm xúc của tất cả nhân vật đạt đỉnh điểm trong tập 12, qua đó mang lại nhiều sự giải trí hơn cho khán giả".
Biên kịch Ryu tiết lộ rằng một số nhân vật quan trọng không có trong phần phim gốc sẽ xuất hiện ở phần 2. Ngoài ra, lý do Giáo sư lập kế hoạch cho vụ trộm này, động cơ đằng sau mỗi tên trộm, yếu tố thúc đẩy họ tham gia vụ trộm và nguyên nhân khiến họ buộc thực hiện vụ trộm thành công cũng được hé lộ.
"Cá nhân tôi nghĩ rằng những thắc mắc, nghi ngờ khán giả đặt ra về lối kể chuyện, hay cách xây dựng nhân vật có thể được giải quyết sau khi xem phần 2", biên kịch Ryu nhận xét.
Trải qua hết 3 "cửa ải" này thì chắc chắn đàn bà đã đến lúc khổ tận cam lai Đời đàn bà lấy chồng có trăm thứ khổ, nhưng chỉ cần vượt qua được 3 thứ khổ nhất này, thì chẳng còn gì có thể quật ngã được họ, thì sớm thôi cũng đến lúc khổ tận cam lai, đón nhận hạnh phúc. Đổ vỡ hôn nhân Chuyện hệ trọng nhất trong cuộc đời đàn bà có lẽ là việc lấy một...