Mất cơ hội vì thiếu kỹ năng
Sinh viên (SV) còn thiếu và yếu kỹ năng mềm là vấn đề không mới nhưng vẫn làm đau đầu nhiều nhà tuyển dụng. Những cảnh báo về thực trạng này đã có nhưng làm sao để lấp khoảng trống đó lại là chuyện không dễ.
Trong buổi trao học bổng của Công ty Ernst & Young và ACCA mới đây dành cho SV ngành kế toán – kiểm toán Trường ĐH Kinh tế – Luật TPHCM, dù dành ra 10 suất học bổng nhưng lãnh đạo 2 đơn vị này cho biết qua các vòng thi và phỏng vấn, chỉ có 4/60 SV đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Lý do chính là rất nhiều SV vượt qua vòng thi kiến thức chuyên môn nhưng không qua được vòng phỏng vấn vì thụ động và thiếu tự tin.
Bà Hoàng Thị Mộng Liên, Giám đốc nhân sự Ernst & Young, cho biết: Khi được nhà tuyển dụng phỏng vấn, SV phải coi mình như sản phẩm, phải làm sao để “bán” được mình. Những SV được trao học bổng không phải là người có điểm cao nhất, cũng không phải giỏi tiếng Anh nhất mà là những người năng động, có kỹ năng giao tiếp, đam mê nghề nghiệp và có đạo đức.
Video đang HOT
Trong khi đó, bà Lê Thị Hồng Len, Trưởng đại diện ACCA tại Việt Nam, cho biết đối với những hiệp hội nghề nghiệp uy tín trên thế giới, yêu cầu về kỹ năng mềm ở SV là bắt buộc, có hẳn chương trình học và phải hoàn thành mới được công nhận tốt nghiệp và hành nghề. Văn bằng ACCA yêu cầu SV trong 3 môn phải có 1 môn kỹ năng mềm, khi kết thúc phải có 1 bài kiểm tra để xem có đủ tố chất và thái độ đảm nhận công việc hay không.
Bà Liên bức xúc cho rằng bất cứ ngành nghề nào cũng cần đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là những ngành nghề liên quan đến tài chính. Bà kể: “Trong những lần ra đề thi hoặc phỏng vấn tuyển dụng, trong nhiều năm, tôi chỉ hỏi 1 câu đơn giản là “SV nghĩ gì về đạo đức” nhưng chưa khi nào nhận được câu trả lời ưng ý.
Hầu hết các bạn cho rằng đạo đức chỉ đơn giản là thật thà, không quay cóp. Điều tôi muốn nói là các bạn phải biết chịu trách nhiệm với chữ ký, hành vi của mình”. Bà Liên cho biết rất bức xúc trước nhiều trường hợp SV đã đặt bút ký hợp đồng nhưng hôm sau quay lại để xin nghỉ, nhiều khi chỉ với lý do như muốn đến nơi khác làm việc vì ở đó có bạn sẽ vui hơn.
Việc SV yếu kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm đã ở mức báo động, đến nỗi mới đây, trong một hội thảo do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức, ông M.Yamashita, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, phải thốt lên: “Có thể những phát biểu của tôi khiến nhiều người không muốn nghe nhưng tôi muốn nói lên sự thật…”.
Thực tế, nhiều trường ĐH cũng đã chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm cho SV nhưng trong đó, không ít trường chỉ mang tính đối phó hoặc chỉ dành cho SV năm cuối, như vậy là quá muộn.
Theo người lao động
Rào cản khi đào tạo theo hướng thực hành nghề nghiệp
Có nhiều trở ngại trong định hướng đào tạo ĐH hiện nay khi nhiều trường được định hướng theo đào tạo nghề nghiệp lại đặt mục tiêu phát triển thành trường nghiên cứu.
Từ năm 2005 - 2009, Bộ GD-ĐT thí điểm đào tạo theo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng (gọi tắt POHE) ở 8 trường ĐH, gồm: Nông nghiệp Hà Nội, Nông lâm (ĐH Huế), Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Kinh tế quốc dân Hà Nội, Nông lâm TP.HCM, Nông lâm Thái Nguyên, Sư phạm Thái Nguyên, ĐH Vinh.
Ngoài kiến thức chuyên môn như các chương trình truyền thống, sinh viên (SV) chương trình POHE có các khả năng vượt trội về kiến thức thực tế, thực tập và ứng dụng, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy độc lập sáng tạo, nhạy bén và biết nắm cơ hội. SV POHE cũng được đánh giá là tích cực, năng động và tự tin hơn. Sau khi tốt nghiệp, khả năng có việc làm của SV cũng cao hơn... Khi thực hiện chương trình POHE, các môn học được thiết kế theo mức độ, năng lực và thành tích học tập của SV. Giảng viên cũng phải thay đổi cách dạy theo hướng tích cực hơn và tập trung vào người học hơn.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng có không ít vướng mắc khi phát triển giáo dục ĐH theo định hướng này. Tiến sĩ Phạm Thị Ly (ĐH Quốc gia TP.HCM) - đại diện nhóm nghiên cứu về POHE, cho biết: "Tâm lý trọng bằng cấp trong xã hội tạo ra những lo ngại về khả năng chuyển tiếp lên học các bậc học cao hơn của SV. Thói quen quan tâm đến bảng điểm (hơn là tay nghề và khả năng thực sự của SV ra trường) của các nhà tuyển dụng cũng ảnh hưởng đến chương trình đào tạo. Theo chương trình POHE, SV khó có được một "bảng điểm đẹp" khi việc đào tạo bao gồm những dự án thực hành, bài tập nhóm được đánh giá bằng nhiều nguồn, nhấn mạnh đến kỹ năng thực hành...".
Bên cạnh đó, chính sách liên quan đến giáo dục ĐH chưa đồng bộ và chưa khuyến khích đào tạo theo định hướng thực hành. Mặc dù đặt mục tiêu đến năm 2020 có 70 - 80% SV đào tạo theo định hướng thực hành nhưng chưa có khung chính sách về chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp; quy trình đào tạo còn phức tạp và chưa đáp ứng theo nhu cầu thế giới việc làm. Đặc biệt, theo bà Ly, tầm nhìn và chiến lược phát triển của các trường ĐH cũng chưa rõ ràng. Nghiên cứu từ 8 trường thực hiện POHE cho thấy có tới 6/8 trường coi họ là trường định hướng nghiên cứu. Như vậy, nhà trường sẽ ưu tiên hướng nghiên cứu hàn lâm và sẽ là rào cản khi phát triển theo hướng thực hành nghề nghiệp vì đây là 2 định hướng hoàn toàn khác nhau.
Mặc dù các trường đều hướng tới "đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội", song khảo sát ở các trường cho thấy thông tin và sự hiểu biết về thị trường lao động còn hạn chế. Đa số các trường chưa có các nghiên cứu thường xuyên về nhu cầu thị trường lao động.
Theo thanh niên
Nhiều nhà tuyển dụng chê sinh viên giao tiếp kém Hàng trăm sinh viên năm cuối của một số trường ĐH đã có mặt tại Ngày hội việc làm của ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn TP.HCM để đăng ký tuyển dụng trực tiếp và lắng nghe chia sẻ từ các doanh nghiệp sáng 16.11. Tại những gian hàng, nơi các doanh nghiệp trực tiếp nhận đăng ký tuyển dụng, nhiều sinh...