Mất cân bằng estrogen gây bất lợi cho cơ thể phụ nữ như thế nào?
Nhiều người vẫn lầm tưởng, chỉ những phụ nữ mất cân bằng estrogen trong độ tuổi mãn kinh mới gặp rắc rối về sức khỏe và tâm sinh lý. Tuy nhiên, thiếu hoặc thừa estrogen trong bất cứ giai đoạn nào đều gây ra các hệ lụy không tốt đến cơ thể phái đẹp.
Vậy làm thế nào để xác định mình bị mất cân bằng estrogen? Để trả lời câu hỏi này, các bạn đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích ngay sau đây.
1. Mất cân bằng estrogen thể dư thừa
1.1. Biểu hiện lâm sàng
- Cơ thể tăng cân: Bản chất của hormone estrogen là thúc đẩy tế bào mô mỡ sản sinh. Khi thừa estrogen, cơ thể sẽ lưu trữ một lượng mỡ đáng kể, đồng thời tích tụ nước gây nên hiện tượng thừa cân hoặc béo phì ở nữ.
- Triệu chứng kinh nguyệt bất thường: Mất cân bằng estrogen do dưa thừa hàm lượng hormone có thể gây rối loạn chức năng của buồng trứng và tử cung. Từ đó, làm ảnh hưởng tới cơ chế rụng trứng khiến kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đầy bụng.
Thừa cân, béo phì cũng là một biểu hiện dư thừa estrogen (Ảnh: Internet)
1.2. Cách khắc phục
- Tăng cường các loại rau củ quả và trái cây tươi vào thực đơn ăn uống, đặc biệt là cải bắp, súp lơ xanh vì chúng có khả năng hạn chế sự hấp thu estrogen ở ruột.
- Nên chọn những thực phẩm và ngũ cốc đảm bảo tươi tự nhiên, giúp cải thiện chức năng gan, loại bỏ estrogen dư thừa.
- Rèn luyện cơ thể, luyện tập thể thao nhằm giải phóng hormone endorphins, điều chỉnh hormone estrogen và testosterone trở nên cân bằng.
2. Mất cân bằng estrogen dạng thiếu hụt
2.1. Biểu hiện lâm sàng
Đối tượng dễ bị thiếu hụt khi mất cân bằng estrogen là những người đang trong thời kì tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Ngoài ra, phụ nữ đã từng cắt bỏ tử cung và buồng trứng cũng có nguy cơ phải đối đối mặt với tình trạng này.
- Đời sống tình dục suy giảm: Hormone estrogen bị thiếu hụt khiến chị em gặp phải những rắc rối trong chuyện “phòng the”. Lúc này, phái nữ không còn mặn mà với chuyện chăn gối, âm đạo khô khan, cảm giác đau rát, khó chịu khi quan hệ tình dục.
- Triệu chứng toàn cơ thể: Đa số phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh sẽ gặp phải chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ra mồ hôi trộm ban đêm, mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
Video đang HOT
- Da dẻ ngứa ngáy: Mất cân bằng estrogen do thiếu hụt, da không còn độ đàn hồi và mềm mại như trước. Thay vào đó là tình trạng da khô, đỏ, ngứa.
- Loãng xương: Liên kết giữa canxi và xương sẽ trở nên lỏng lẻo khi thiếu hụt nội tiết tố estrogen. Do đó, thời kì mãn kinh phụ nữ rất dễ bị bệnh loãng xương ghé thăm.
Estrogen bị thiếu hụt khiến chị em gặp phải những rắc rối trong chuyện “phòng the” (Ảnh: Internet)
2.2. Cách khắc phục
- Gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân gây suy giảm estrogen là gì. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị, chế độ ăn uống và vận động hợp lý để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tâm sinh lý.
- Lựa chọn các thực phẩm có chứa di-indolylmethane hoặc có hàm lượng estrogen tự nhiên cao như: đậu nành, dâu, đu đủ, cà tím, khoai lang, yến mạch, hạt lanh, cà chua,… Những thực phẩm này sẽ kích thích cơ thể sản xuất estrogen và nhanh chóng đạt tới mức cân bằng.
Theo Suckhoehangngay
Những điều cần biết về bệnh Herpes sinh dục nữ
Herpes sinh dục nữ do một loại vi rút herpes simplex (HSV) gây nên, thường lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn.
Herpes sinh dục nữ là một bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục và nó được gây ra bởi virus Herpes simplex (HSV). Các virus này có thể lây lan theo tinh dịch, nước bọt, dịch âm đạo hoặc dịch cổ tử cung...
Nếu tiếp xúc với vùng da bị trầy xước, virus này càng có cơ hội nhân lên nhanh chóng, gây nhiễm trùng trầm trọng hơn.
1. Triệu chứng của bệnh Herpes sinh dục nữ
Các thương tổn của bệnh Herpes sinh dục nữ có thể làm thương tổn đến bất kỳ bộ phận sinh dục nào trong cơ quan sinh sản như âm đạo, âm hộ, niệu đạo hoặc cổ tử cung... Ngoài ra, các thương tổn này có thể ảnh hưởng đến mông hoặc bắp đùi của bệnh nhân.
Những điều cần biết về bệnh Herpes sinh dục nữ (ảnh Internet).
Nhiều trường hợp, phụ nữ không phát hiện mình mắc bệnh hoặc phát hiện muộn sau một vài ngày, vài tuần bởi họ không có dấu hiệu hay triệu chứng gì chứng tỏ mình đang mang bệnh. Thông thường, hầu hết phụ nữ khi mắc bệnh đều có các biểu hiện như:
- Có cảm giác đau, ngứa xung quanh bộ phận sinh dục hoặc vùng hậu môn.
- Xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc mọng nước, đây chính là mụn Herpes sinh dục nữ kèm theo cảm giác ngứa, đau rát ở quanh môi âm hộ, âm đạo, hậu môn, cổ tử cung, mông, đùi. Trong trường hợp có oral sex thì các vết mụn có thể xuất hiện trên mặt hay xung quanh miệng.
- Đau rát khi đi tiểu.
- Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn, có màu, có mùi bất thường.
- Sưng hạch huyết.
Đau rát khi đi tiểu là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh Herpes sinh dục nữ (ảnh Internet).
Bên cạnh những triệu chứng phổ biến trên, các chị em cũng cần lưu ý nếu nhận thấy các hiện tượng nhức đầu, đau lưng, cảm cúm...xảy đến một cách bất thường.
2. Cách điều trị bệnh Herpes sinh dục nữ
Khi nhận biết được các triệu chứng như trên, các bạn có thể giảm bớt sự khó chịu và mức độ nghiêm trọng của bệnh nhờ các phương pháp điều trị tại nhà như:
- Vệ sinh vùng bị đau bằng nước ấm pha muối hai lần/ngày.
- Bạn nên mặc quần áo rộng rãi để những chỗ bị mẩn đỏ, mọc mụn nước được thông thoáng, ít bị va chạm nhất.
- Nghỉ ngơi nhiều.
Để đảm bảo an toàn nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh (ảnh Internet).
Để đảm bảo an toàn nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám kỹ càng hơn. Trong nhiều trường hợp, HSV có thể bị nhầm lẫn với nhiễm nấm âm đào, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng bàng quang do đó, để biết chính xác nhất bạn cần tiến hành các xét nghiệm chuyên khoa.
Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc giúp ngăn chặn các triệu chứng của virus Herpes đồng thời cũng làm giảm nguy cơ lây lan virus sang cho người khác của bạn.
3. Một số lưu ý trong quá trình điều trị
- Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh, tránh lây lan bệnh cho người khác và kết quả chữa bệnh không cao.
- Không quan hệ tình dục qua đường miệng.
- Đảm bảo vết loét luôn sạch sẽ, khô thoáng, tránh nhiễm trùng diện rộng.
- Rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm vào vùng nhiễm bệnh.
Rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm vào vùng nhiễm bệnh (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, sau khi điều trị khỏi bệnh thì bạn vẫn có nguy cơ tái phát bệnh. Những nguyên nhân dưới đây có thể khiến bạn bị virus herpes tấn công lại một lần nữa:
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Áp lực, căng thẳng, mệt mỏi.
- Suy nhược cơ thể.
- Bệnh tật.
- Phẫu thuật.
- Vấn đề về kinh nguyệt.
- Chịu cú sốc lớn về tinh thần.
4. Biến chứng của bệnh Herpes sinh dục nữ
Ghi nhận biến chứng nguy hiểm của bệnh Herpes sinh dục đối với phụ nữ đang mang thai là nếu không may nhiễm viruts HSV thì có thế dẫn đến những tác động nguy hiểm cho thai nhi. Trong trường hợp này, Herpes sinh dục có thể gây tổn thương não, mờ mắt hoặc tử vong cho trẻ.
Để đảm bảo sức khỏe của bản thân, bạn nên quan hệ tình dục an toàn!
Theo Eva.vn
6 Cách chữa liệt dương không dùng thuốc mà nam giới nên biết Bạn đã biết đến cách chữa liệt dương không dùng thuốc mà vẫn đem lại hiệu quả chưa? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé. Liệt dương là một tình trạng rối loạn chức năng tình dục ở nam giới. Một số biểu hiện của bệnh liệt dương như: - Dương vật không thể cương cứng làm mất khả năng đi vào âm đạo...