Mất an toàn trường học: Mối lo không chỉ riêng ai

Theo dõi VGT trên

Vấn đề an toàn cho trường học chưa bao giờ hết nóng. Mỗi ngày đi học của con là một ngày vui mà cũng là một ngày lo của các bậc phụ huynh.

Tai nạn xảy đến với học sinh không chỉ do những nguyên nhân khách quan mà còn phụ thuộc rất lớn vào việc thiếu quan tâm phòng ngừa của các trường học trong các hoạt động hằng ngày.

Mất an toàn trường học: Mối lo không chỉ riêng ai - Hình 1

Hiện trường vụ cây phượng bật gốc (Trường THCS Bạch Đằng, Q.3, TP HCM).

Bất an sân trường

Vụ cây phượng trong sân Trường THCS Bạch Đằng, Quận 3, TP Hồ Chí Minh bật gốc khiến một HS tử vong và nhiều em khác bị thương một lần nữa đặt ra vấn đề làm sao để đảm bảo an toàn trường học. Cụ thể, trong vụ việc này, cây phượng nhìn bên ngoài lá vẫn tươi tốt, đang ra hoa nên cây đổ xuống gây bất ngờ với tất cả mọi người.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Sở GDĐT TP HCM chỉ đạo khẩn các trường phải kiểm tra cắt tỉa cành, chăm sóc cây xanh, xử lý thông thoáng hệ thống thoát nước… Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cũng đề nghị Sở GDĐT TP HCM, các sở GDĐT trong toàn quốc cần chỉ đạo ngay các nhà trường liên hệ đơn vị quản lý môi trường đô thị, cây xanh trên địa bàn, tiến hành việc kiểm tra, kiểm kê và cắt tỉa, xử lý các cây nguy hiểm, có thể gãy đổ… đảm bảo an toàn tuyệt đối cho HS, giáo viên. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về môi trường giáo dục an toàn, các chỉ đạo về bảo đảm an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích cho HS sinh viên.

Điều cần lưu ý là tại buổi họp báo sau khi xảy ra sự việc cây đổ ít giờ, thầy giáo Nguyễn Vạn Phúc, Hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng đã nhanh chóng nhận trách nhiệm. Thầy Phúc nói ngắn gọn rằng: “Cây bật gốc trong trường, trách nhiệm thuộc về tôi”. Dẫu thế dư luận vẫn đặt ra câu hỏi: Trong vụ việc thương tâm này, việc chịu trách nhiệm sẽ thực hiện ra sao và truy cứu như thế nào?

Trên thực tế, việc cây xanh gãy đổ không phải là hiện tượng hiếm nhưng khi xảy ra tại trường học, với tai nạn thương tâm như trên, cho thấy vẫn còn lỗ hổng trong công tác quản lý của các nhà trường nói riêng cũng như sự thiếu rà soát của các đơn vị có liên quan nói chung. Như trong sự việc này, Ban Giám hiệu nhà trường đều là giáo viên, không ai có chuyên môn về cây xanh. Nếu chỉ nhìn vẻ tươi tốt bề ngoài thì không ai nghĩ cây phượng sẽ đổ. Trước đó, trong thời gian xảy ra dịch Covid-19, nhà trường đã thuê một đơn vị chăm sóc cây xanh của tư nhân đến để thay đất và mé nhánh…

Theo ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GDĐT TP HCM, mặc dù cây nằm trong khuôn viên trường nhưng muốn đốn hạ, trường phải xin phép các cơ quan có thẩm quyền. Khi trồng cây trong sân trường, cây nào đảm bảo an toàn, cây nào phù hợp, cây nào rễ chùm, rễ cọc… thì phải có chuyên môn mới rành được, cái này thuộc Sở Xây dựng. Cây nào lớn trên 10m muốn đốn đi cũng phải làm giấy xin phép.

Cũng liên quan đến nguy cơ bất an trường học, mới đây một HS lớp 9 Trường THCS Quyết Thắng, Hải Dương bị điện giật khi được nhà trường cử ra chặt cây. Sau nhiều ngày chữa trị, em đã không qua khỏi.

Điều đáng nói, trong sự việc này, như giải thích của lãnh đạo Sở GDĐT Hải Dương, bình thường các việc liên quan đến chặt cây nhà trường sẽ thuê người làm. Tuy nhiên, hôm đó không hiểu vì sao lại cử nhóm HS ra chặt. Có thể, vì cây cũng nhỏ nên trường có tâm lý chủ quan.

Trước đó, những vụ việc cảnh bảo về nguy cơ mất an toàn trường học do cơ sở vật chất xuống cấp, trong quá trình đưa đón HS từ nhà đến trường, những vụ ngộ độc thực phẩm, những tai nạn do khách quan và chủ quan như giáo viên lùi xe trong trường gây tai nạn giao thông, bạo lực học đường xảy ra cả trong và ngoài nhà trường… cũng đã xảy ra không chỉ một lần. Nhưng sau những hồi chuông báo động khẩn cấp ấy, hình như vẫn chưa có người đứng đầu nhà trường nào phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, chưa có biện pháp căn cơ nào để giảm thiểu những sự việc thương tâm ấy.

Trong đó, rất nhiều vụ việc khi xảy ra rồi, kiểm tra lại mới lộ ra rằng quy trình đảm bảo an toàn cho trẻ ở cơ sở giáo dục là quá lỏng lẻo và thiếu trách nhiệm của người lớn. Những chỉ đạo khẩn sau đó tuy rằng cần thiết nhưng chẳng phải “mất bò mới lo làm chuồng”?

Video đang HOT

Tăng cường rà soát, thanh kiểm tra

Chưa nói đến những việc khác, trách nhiệm đầu tiên của mỗi nhà trường khi tiếp nhận HS đó là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các em khi ở trường. Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng một trường học an toàn cho HS. Trong đó, quan trọng nhất là phòng ngừa các nguy cơ/rủi ro có thể xảy đến. Bởi ở bất cứ môi trường nào, trong hoàn cảnh nào, yếu tố nguy cơ luôn hiện hữu. Tận tâm lắng nghe, quan sát và học hỏi những kiến thức xung quanh mới có thể giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy đến.

Trong đó, cũng cần trang bị cho giáo viên, HS những kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình trong những tình huống khẩn cấp. Bởi như chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích hiệu quả nhất chính là ý thức trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng. Trước khi có sự hỗ trợ từ bên ngoài, đội ngũ cán bộ, giáo viên các nhà trường cần chủ động loại bỏ nguy cơ gây tai nạn thương tích.

Lấy phòng là chính cũng là giải pháp ngành giáo dục đặt ra nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường. Trong đó, đề cao trách nhiệm của lãnh đạo các nhà trường, bao gồm cả hiệu trưởng, hiệu phó, tổng phụ trách và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm… trong việc tìm ra các nguy cơ, giải pháp…

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, cần tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát. Vì nếu không tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ ra những bất cập, hạn chế thì việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai kế hoạch đôi khi trên giấy, việc thực hiện kế hoạch sẽ không thiết thực. Trong đó, bao gồm cả sự vào cuộc của các cấp chính quyền và chính phụ huynh trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường, từ đó kịp thời khắc phục những lỗ hổng, những điểm nghẽn trong hoạt động của nhà trường để hướng tới mục tiêu lâu dài, liên tục là đảm bảo an toàn trường học ở mức cao nhất.

* Rà soát lại các văn bản cho thấy, Bộ GDĐT và các bộ, ngành liên quan không thiếu cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo an toàn trường học. Hệ thống tiêu chuẩn thiết kế trong các công trình giáo dục của ngành xây dựng, trong đó quy định rất rõ về độ cao phòng học, cầu thang, lan can, số tầng, phải dùng vật liệu gì, khe hở ra sao… để đảm bảo HS không bị tai nạn, thương tích do bị ngã, bị rơi từ trên cao xuống…

Bộ GDĐT cũng đã ban hành Thông tư quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông. Trong đó nêu rõ yêu cầu khắc phục các nguy cơ thương tích trong trường học, thường gặp như tai nạn giao thông, ngã, đuối nước, bỏng, điện giật, cháy nổ, ngộ độc, vật sắc nhọn đâm, cắt, bạo lực…

Thậm chí, Thông tư này còn đặt ra quy định cấp chứng nhận về trường học được công nhận đạt tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích khi 80% nội dung các tiêu chí trường học an toàn được đánh giá là đạt; không có HS bị tử vong hay thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong trường.

* Theo ông Trần Thanh Bình, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thiết kế trường học (Bộ GDĐT), trong khi ngành giáo dục trong và ngoài nước đã có nhiều cuộc cải cách đáng kể về nội dung, chương trình cũng như mô hình trường, cơ sở giáo dục thì hệ thống tiêu chuẩn thiết kế công trình trường học vẫn còn chưa theo kịp với những thay đổi đó. Cần có những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra trong trường học.

'Hồi chuông cảnh báo về an toàn trong trường học' phải dừng lại!

'Hồi trống trường có thể vang theo năm tháng, nhưng 'hồi chuông cảnh báo về an toàn trong trường học' phải dừng lại...

Hồi chuông cảnh báo về an toàn trong trường học phải dừng lại! - Hình 1

Cây phượng còn lại trong Trường THCS Bạch Đằng được đốn bỏ sáng nay - NGUYỄN RÔNG

Thời gian gần đây, những tai nạn đang diễn ra liên tục trên khắp cả nước khiến giáo viên, phụ huynh và cả học sinh lo ngại về sự an toàn trong trường học của bản thân. Họ đang bất an, nơm nớp lo sợ với đầy rẫy mối nguy tiềm ẩn.

Khi trường học có nhiều mối nguy tiềm ẩn

Nếu nhìn thấy hình ảnh bố mẹ của N.T.K (12 tuổi, HS lớp 6/8, Trường THCS Bạch Đằng, Q.3, TP.HCM, nạn nhân bị cây đè tử vong tại trường) thẫn thờ trước linh cữu đứa con trai đầu lòng đã không còn được cười nói, chắc hẳn ai cũng sẽ bật khóc.

Bố mẹ của K. đã không ngờ, K. tử vong vì cây bật gốc ngã đè lên người ngay ở trường học.

Khoảng 3 năm trước, người thân của N.T.L (ở Q.2, TP HCM), sinh viên liên thông ngành Kỹ thuật môi trường, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, bật khóc tức tưởi khi L. tử vong vì bị khối bê tông của trường vỡ, rơi từ tầng cao trúng đầu khi đang xếp hàng vào thang máy.

Người thân của L. đã không ngờ con trai mình qua đời vì một tai nạn trong khuôn viên trường học.

Cách đây vài ngày, Bùi Hoàng Anh (22 tuổi, ở xã Bù Gia Mập, Bình Phước) đến một trường tiểu học trên địa bàn TP.Đồng Xoài. Sau đó đến khu vực nhà vệ sinh của trường, đe dọa và khống chế một bé gái để thực hiện một số hành vi dâm ô. Chắc chắn, bố mẹ của bé gái này cũng không ngờ con mình bị dâm ô ngay trong khuôn viên trường học.

Hồi chuông cảnh báo về an toàn trong trường học phải dừng lại! - Hình 2

Hiện trường vụ cây đổ làm một học sinh tử vong ngày 26.5 - NGUYỄN RÔNG

Những câu chuyện trên đã chứng minh an toàn trong trường học, trên khắp cả nước có một số vấn đề. Điều này khiến giáo viên, phụ huynh và cả học sinh lo ngại về sự an toàn của bản thân. Họ bất an, lo sợ vì ngay trong trường học lại đầy rẫy mối nguy tiềm ẩn.

Sau mỗi vụ việc, cụm từ "là hồi chuông cảnh báo, đáng báo động về an toàn trong trường học" lại xuất hiện. Nhưng sau đó, lại tiếp tục diễn ra những câu chuyện đau lòng khác.

Đừng để sau tai nạn phải thốt lên "hồi chuông cảnh báo"

Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết đọc tin tức trên báo chí về vụ việc N.T.K tử vong, ông cũng đã không thể kìm nén những giọt nước mắt.

"Người hiệu trưởng phải quản lý giảng dạy, có trách nhiệm về mọi mặt trong trường nên khó quán xuyến được hết mọi việc. Tuy nhiên, hiệu trưởng phải biết phân công từng người, từng nhóm người là giáo viên, nhân viên trong trường thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất để kịp thời phát hiện những mối nguy có thể dẫn đến những sự cố đáng tiếc", ông Ngai nói.

Nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT một tỉnh lân cận TP.HCM, cho rằng ngành giáo dục cần phải thẳng thắng thừa nhận môi trường học đường đang tiềm ẩn những bất an. Vị này dẫn chứng năm 2019, vụ chập điện cháy ở một trường mầm non ở P.Phú Lương (Q.Hà Đông, Hà Nội) khiến cô hoảng loạn ôm trò bỏ chạy.

Ông cũng nhắc lại cách đây không lâu, nhiều phòng học ở H.Núi Thành (Quảng Nam) xập xệ, mái ngói bị mục nát rơi vãi xuống nền nhà, cửa kính nhiều phòng bị vỡ...

"Ngay lúc này, ngay bây giờ, chứ không phải lúc nào khác, Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT các tỉnh thành phải rà soát lại cơ sở vật chất tất cả các trường học trên cả nước. Đồng thời phải tăng cường hướng dẫn những quy định an toàn cho học sinh, giáo viên. Có như vậy, ngành giáo dục mới có sự chủ động để sẵn sàng giải quyết những tình huống, sự cố về mất an toàn bất ngờ xảy ra ngay trong trường học. Chứ đừng để sau mỗi vụ tai nạn thì lại thốt lên điệp khúc 'đây là hồi chuông cảnh báo...'", vị này chia sẻ.

Hồi chuông cảnh báo về an toàn trong trường học phải dừng lại! - Hình 3

Hiện trường vụ cây đổ làm một học sinh tử vong ngày 26.5 - NGUYỄN RÔNG

Giáo viên phải có nhiều kỹ năng

Ngay trong chiều 26.5, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM) đã cùng giáo viên trong trường đi quanh khuôn viên trường, nhìn khắp các tường, cống, ổ điện, dây điện trong phòng học...

Ông Phú cho biết bài học đau lòng vừa xảy ra ở Trường THCS Bạch Đằng khiến ban giám hiệu nhà trường phải rà soát lại cơ sở vật chất nhà trường.

Cách đây mấy ngày, khi TP.HCM bắt đầu mùa mưa, vị hiệu trưởng này đã yêu cầu đốn đi 2 cây bò cạp vàng trong sân trường. Lý do vì thân cây này to lại dòn, dễ gãy. Trái của cây này nặng, rơi dễ "bể đầu". Nếu để cây tồn tại trong trường, rất dễ gây tai nạn đáng tiếc cho học sinh, giáo viên.

Ông Phú cũng yêu cầu đội bảo trì của trường dựng thêm nhiều trụ đỡ mái vòm trong sân trường. "Mái vòm dù mới làm, nhưng nếu có nhánh cây đổ xuống, có thể làm xiêu vẹo, đổ đè học sinh", ông Phú cho biết.

Kể những câu chuyện ấy, ông Phú cho rằng không chỉ hiệu trưởng, mà giáo viên, nhân viên trong trường học đều phải có những kỹ năng.

Đó là kỹ năng nhìn nhận, đánh giá và dự báo sự việc. Nếu nhìn cây có nguy cơ bị bật gốc, có thể ngã đổ, cần phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Nếu thấy cơ sở vật chất hư hỏng, hệ thống điện chập chờn, có vấn đề, phải lập tức sửa chữa. Nếu thấy hệ thống thoát nước ở trường ùn ứ, có thể gây muỗi đốt học sinh, cần nhanh chóng nạo vét...

"Những kỹ năng 'bảo trì' này cần được hướng dẫn bài bản với giáo viên, nhân viên trong trường. Có như vậy, thì mới ngăn chặn được những tình huống xấu có thể xảy ra", ông Phú chia sẻ.

Hồi chuông cảnh báo về an toàn trong trường học phải dừng lại! - Hình 4

Quang cảnh buổi họp báo sau vụ cây đổ khiến học sinh tử vong ngày 26.5 - ĐĂNG NGUYÊN

Cũng theo Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, trường cần thường xuyên dạy kỹ năng sống cho học sinh.

"Việc dạy kỹ năng ứng phó trước những tình huống nguy cấp, kỹ năng phản kháng trước những hiện tượng bất thường, sẽ giúp học sinh tránh được những câu chuyện đau lòng trong trường học. Ví dụ, cần dạy học sinh khi trời mưa gió không được ra ngoài, không được chạy nhảy ngoài sân trường. Khi bị người lạ xông vào trường uy hiếp, phải biết kêu cứu tìm sự trợ giúp. Khi thấy trời sấm chớp hay cây ngã không được tò mò ra hiện trường mà phải tập trung trong lớp học. Khi thấy những điều bất thường trong lớp học, trong trường học, thấy có người lạ lảng vảng trong khuôn viên trường, thấy hệ thống điện chập chờn, thấy ngói trường có nguy cơ bị rớt... phải báo với giáo viên, ban giám hiệu...", ông Phú chia sẻ.

"Cần chú trọng những kênh thông tin từ phụ huynh và học sinh có nói về an toàn trong trường học. Những phản ảnh (nếu có) của học sinh, phụ huynh về cơ sở vật chất của trường, về những tình huống bạo lực học đường... sẽ giúp nhà trường dễ dàng hơn trong việc quản lý, kiểm soát, nhằm tránh những câu chuyện tai nạn khó lường có thể xảy ra", ông Phú nói thêm.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật02:16Tiết mục biểu diễn văn nghệ mừng 20/11 của học sinh lớp 1 khiến dân tình "ngả mũ": Quá nể các cô giáo rồi!03:18Xôn xao clip cô giáo mầm non cho cả lớp xếp hàng tát liên tiếp 1 bạn, lý do càng gây tranh cãi00:33"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Vừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thăm00:54Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động01:34Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39Xúc động lời nhắn nhủ của người lính trẻ dành cho mẹ nơi quê nhà: "Má cố gắng gánh vác thay phần con nha, năm sau con về"01:09Anh chồng chăm 3 nàng công chúa sinh ba toát mồ hôi hột nhưng dân tình chỉ chú ý đến điều này02:28

Tin đang nóng

Danh tính cô gái Đà Lạt có tên khai sinh độc lạ, nhan sắc được ví như mỹ nhân TVB thập niên 90
11:38:33 22/11/2024
Bắt đối tượng tẩm xăng thiêu chết bố mẹ ở Hà Giang
14:38:34 22/11/2024
Động thái mới nhất của Hoài Lâm gây xôn xao
11:55:13 22/11/2024
Lindsay Lohan hiện tại: Lấy lại nhan sắc "nữ thần", hạnh phúc bên chồng con
14:03:02 22/11/2024
Kỳ lạ chiếc ô tô "vắt vẻo" trên cổng nhà ở Đồng Nai, chủ nhà giải thích mới vỡ lẽ nguyên nhân đầy cảm động
11:35:55 22/11/2024
Cảnh tượng khiến "tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất bị tố giả tạo
14:45:13 22/11/2024
Chàng trai Pháp gốc Việt tìm mẹ ở Bắc Kạn, ít giờ sau đã có tin, cha dượng lên tiếng khiến tất cả lặng đi
14:36:54 22/11/2024
'Độc đạo' tung ngoại truyện đặc biệt quy tụ dàn diễn viên sau cái kết tranh cãi
10:45:30 22/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

IAEA thông qua nghị quyết yêu cầu Iran cải thiện hợp tác hạt nhân

Thế giới

16:23:27 22/11/2024
Trước đó, ngày 20/11, Iran và IAEA đã tái khẳng định cam kết tiếp tục đối thoại và tương tác để giải quyết bất đồng cùng những vấn đề khác trong chương trình nghị sự song phương.

Doãn Quốc Đam hé lộ điều bất ngờ khi kết thúc Độc đạo gây chú ý

Phim việt

16:20:35 22/11/2024
Ở bản án cuối dành cho Tân, anh ta chỉ phải nhận mức án 36 tháng tù vì tội giết người, đồng thời phải chi trả viện phí và bồi thường cho Lê Vũ Hồng . Vì vậy, nhiều khả năng Hồng đã được cấp cứu kịp thời và sống sót.

Xôn xao bức tượng con hàu khổng lồ ở Quảng Ninh: Sự thật ngỡ ngàng

Netizen

16:01:28 22/11/2024
Mới đây trên MXH xuất hiện hình ảnh một bức tượng hình con hàu khổng lồ được đặt giữa phố với tiêu đề như: Biểu tượng của tỉnh Quảng Ninh .

Xịt khoáng gây hại như thế nào cho làn da nếu sử dụng sai cách?

Làm đẹp

15:02:15 22/11/2024
Đây là công dụng đầu tiên và quan trọng nhất của xịt khoáng. Khi làn da cảm thấy khô căng, chỉ cần xịt một lớp sương mỏng, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và làn da được cấp ẩm tức thì.

Gã chồng rút kiếm gây án sau màn ẩu đả của hai người phụ nữ

Pháp luật

14:55:50 22/11/2024
Trước đó, vào tháng 6/ 2023, Đỗ Văn Quyền vay của anh Nguyễn Sỹ Sơn (SN 1997) số tiền 2,5 triệu đồng. Sau mấy hôm, Quyền trả cho anh Sơn được 1 triệu đồng. Anh Sơn nhiều lần đòi nợ số tiền còn lại nhưng Quyền chưa có tiền trả.

Về Thanh Hóa ngắm bình minh trên bãi Đông

Du lịch

14:42:32 22/11/2024
Bãi Đông nằm trên bán đảo Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sở hữu cảnh sắc còn khá hoang sơ. Vào lúc bình minh, bãi Đông như khoác lên mình vẻ đẹp khác lạ, thu hút du khách đến săn ảnh và check-in.

Thần số học thứ 6 ngày 22/11/2024: Số 4 làm điều mới, số 8 khởi nghiệp

Trắc nghiệm

14:38:45 22/11/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 22/11/2024 cho thấy ngày hôm nay Thần số học số 8 rời khỏi vị trí hiện tại, sẵn sàng đối diện với những thay đổi mới.

Những chiếc áo sơ mi, áo thun.... giúp che khuyết điểm bắp tay

Thời trang

14:11:53 22/11/2024
Những chị em đang sở hữu phần vai hay bắp tay to luôn có xu hướng giấu chúng dưới những chiếc váy có phần tay bèo hay nhiều lớp nhưng điều này lại hoàn toàn phản tác dụng .

Mỹ nhân Hàn tan sự nghiệp vì "phông bạt": Cái giá chạy theo sự hào nhoáng

Sao châu á

14:05:58 22/11/2024
Theo giáo sư Lim Myung Ho, vì không thể sở hữu những món đồ xa xỉ nên họ thường ngưỡng mộ những người giàu có và trở thành người hâm mộ của họ. Do vậy, khán giả tẩy chay Song Ji A vì họ thấy bị lừa dối.

Vụ ô tô rơi khỏi cầu ở Huế: "Người nhái" và tàu lặn tìm kiếm 2 nạn nhân

Tin nổi bật

13:56:55 22/11/2024
Theo anh Nghĩa, đội của anh đã có kinh nghiệm tìm kiếm cứu hộ trong nhiều năm, tại nhiều tỉnh, thành miền Trung, mới nhất là tại khu vực cầu Đại Lộc (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).