Mất 50% lượng máu cơ thể trong vài phút vì “vỡ” u máu
Bị u máu trong xương chưa kịp xử lý, u máu bị “vỡ” khiến bệnh nhân bị chảy máu ồ ạt, chảy ào ào như vòi nước ở ngay răng trong cùng hàm dưới… Chỉ trong vài phút, bệnh nhân mất khoảng gần 2 lít máu.
TS Lê Ngọc Tuyến, Phó trưởng khoa phẫu thuật tạo hình hàm mặt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TƯ cho biết, bệnh viện vừa cấp cứu thành công ca bệnh vỡ u máu khiến máu chảy ồ ạt, bệnh nhân mất đi khoảng một nửa lượng máu cơ thể.
Bệnh nhân mất gần một nửa lượng máu cơ thể chỉ trong vài phút… Ảnh: Tú Anh.
Bệnh nhân là em Trần Văn Lợi (học sinh lớp 11 ở Quỳnh Lưu, Nghệ An). Mẹ của em Lợi cho biết, một năm trở lại đây, gia đình thấy mặt phải của Lợi bị sưng to dần lên nhưng cũng không nghĩ đến bệnh lý nguy hiểm nên không đi khám. Thời gian gần đây, Lợi liên tục bị rỉ máu ở chân răng, gia đình vẫn cố đợi con học xong đến hè mới cho đi khám tại BV huyện, sau đó được chuyển lên tuyến trên.
Khi đến khám tại BV Răng Hàm Mặt TƯ, bệnh nhân được chẩn đoán là bị u máu trong xương – một thể u máu rất nguy hiểm nếu bị chảy máu nên bệnh nhân đã được chỉ định cho đi làm nút mạch trước khi phẫu thuật cắt u để giảm chảy máu, nhưng chưa kịp làm thì bệnh nhân chảy máu
“Hôm 31/5, cháu được chuyển sang bệnh viện Bạch Mai chụp chiếu để nút mạch, trên đường quay về bệnh viện Răng hàm mặt thì bị chảy máu dữ dội, chảy ào ào như vòi nước ở ngay răng trong cùng hàm dưới. Thấy máu con chảy túa ra, tôi hoảng lắm, bởi lượng máu mất rất nhiều, cứ sợ con mình không qua khỏi… Thằng con thấy máu chảy ra ồ ạt, bác sĩ dùng gạc, tay để ép chặt cũng hoảng sợ…”, chị Hoàng Thị Giang, mẹ Lợi nhớ lại.
Trước tình trạng chảy máu ồ ạt của bệnh nhân, các bác sĩ đã dùng gạc, tay ép chặt vị trí chảy máu đưa vào phòng mổ để mổ cấp cứu cắt xương hàm. Sau 4 tiếng phẫu thuật, bệnh nhân cắt nửa xương hàm dưới, tháo cả lồi cầu, sau này bệnh nhân ổn định 6 tháng đến 1 năm tạo hình lại sau.
BS Tuyến cho biết, khó khăn nhất trong việc phẫu thuật chính là tình trạng chảy máu của bệnh nhân. Sau khi phẫu thuật cấp cứu, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân mất gần một nửa lượng máu cơ thể. “Lượng máu mất ước tính đến gần 2 lít chỉ trong vài phút, trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được truyền 1,2 lít máu, nhưng khi phẫu thuật xong, lượng máu cơ thể cũng chỉ còn một nửa. Việc chảy máu nhiều có nguy cơ tử vong do sốc mất máu nếu không can thiệp kịp thời”, BS Tuyến nói.
BS Tuyến cho biết, ước tính có khoảng 1/200 trẻ sinh ra bị u máu, 50-60% gặp ở vùng đầu cổ, có trường hợp u máu trong thanh quản, u máu nằm sâu bên trong họng, gây khó thở, nếu không phát hiện sớm để đến khi bị chảy máu thì rất khó cứu bởi bệnh nhân mất máu ồ ạt và máu tràn ngập vào đường thở.
Thông thường, u máu không gây đau đớn và đến 90% trường hợp trẻ bị u máu phát hiện lúc trẻ 3 tuổi. Còn với u máu thể sâu, thể đặc biệt thì thường phát hiện muộn hơn.
Trường hợp bệnh nhân này bị thể u máu rất nguy hiểm, u máu ở trong xương. Khối u máu phồng to khiến mạch máu dưới khối u ngoằn nghèo, nổi to lên. Bình thường tĩnh mạch rất nhỏ, chỉ bằng đầu tăm thì giờ giãn to như ngón tay cái, phồng lên ngay dưới da, mạch đập, có trường hợp đập rung như đặt tay lên ngực. Tốc độ dòng máu tại vị trí đấy rất lớn, bệnh nhân cảm nhận được và khi đặt tay lên khối u sẽ thấy nóng hơn các vùng da khác do lưu lượng máu đến đấy nhiều hơn.
Video đang HOT
Tình trạng “vỡ” u máu không phải là hiếm gặp. Có những bệnh nhân bị chảy máu khối u mới vào viện cấp cứu, nhưng có những bệnh nhân đang nằm tại viện chờ xử lý đã bị “vỡ” khối u gây chảy máu. Nhưng với trường hợp này, bệnh nhân chảy máu quá ồ ạt, mất máu quá nhanh rất nguy hiểm đến tính mạng.
“Những bệnh nhân bị u máu như bớt màu đỏ trên mặt có thể chung sống suốt đời với nó mà không nguy hiểm đến tính mạng, chỉ là vấn đề thẩm mỹ. Nhưng với những thể u máu đặc biệt nằm ở những vị trí đặc biệt như thanh quản, nằm sâu trong họng, u máu trong xương, u máu thể thông động tĩnh mạch là thể nguy hiểm nhất, đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Vì thế, những khối u này nên được phát hiện, xử lý sớm, để khối u càng to, xử lý càng khó, nguy hiểm và ảnh hưởng thẩm mỹ. Vì thế, nếu thấy có những dấu hiệu bất thường, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được kiểm tra, phát hiện sớm và xử lý kịp thời”, TS Tuyến nói.
Theo Dantri
Nữ sinh 16 tuổi nguy kịch vì bệnh lupus ban đỏ
Trên giường bệnh, cô bé nằm thiêm thiếp, mà tôi cũng không biết là em đang ngủ hay đang chìm theo dòng xoáy của tử thần ghê sợ. Bố em, rồi mẹ em đang xoa bóp cho em như cố níu kéo em ở lại với cuộc đời trong dòng lệ rơi lã chã...
Người bố có khuôn mặt đen xì, râu tóc lởm chởm. Làn da rám nắng của một người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn. Anh ngồi gục bên con với dáng bất động pha sự mệt mỏi sau những đêm trắng để canh cho tính mạng của con không bị tử thần cướp đi. Những giọt nước mắt bắt đầu rỉ ra trong khóe mắt của anh khi tôi chạm hỏi đến tình trạng bệnh tật của đứa con gái mà anh yêu và thương nhất trên đời.
Em Bùi Thị Minh Ngọc (16 tuổi) nguy kịch do bệnh lupus ban đỏ tấn công vào cơ quan nội tạng và thần kinh, khiến em bị liệt nửa người, mù gần như hai mắt, xuất huyết não
Anh tên là Bùi Văn Tá, quê ở vùng có giống nhãn nổi tiếng ngon là Thanh Hà, Hải Dương. 2 tuần nay, anh Tá chưa có một đêm nào được chợp mắt, bởi anh sợ chỉ một cái chợp mắt lâu của anh thôi, thì anh vĩnh viễn không còn được gặp con gái nữa. Căn bệnh Lupus ban đỏ hiểm nghèo đã rình rập tính mạng con anh suốt 5 năm nay giờ đây lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Con gái anh tên là Bùi Thị Minh Ngọc, học sinh lớp 10 Trường THPT Thanh Hà, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, hiện đang nằm cấp cứu tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Suốt 5 năm qua, kể từ khi phát hiện ra căn bệnh Lupus ban đỏ, Minh Ngọc như người phải mang một cái án của tử thần, mà chỉ sơ sểnh là tính mạng của em khó giữ được.
Theo các bác sĩ, bệnh Lupus ban đỏ là một trong những căn bệnh rất nặng, theo đó bệnh có ảnh hưởng tới tất cả các bộ phận của cơ thể như gan, thận, tim mạch, tâm thần, tế bào máu. Đây là một căn bệnh tự miễn, tồn tại đến hết cuộc đời của bệnh nhân, nhưng nó sẽ gây tổn thương nặng nề và dẫn đến nguy cơ tử vong cao một khi xâm nhập vào các cơ quan nội tạng, đặc biệt là hệ thần kinh.
Anh Bùi Văn Tá đắng lặng trước tình cảnh nguy nan của con, trong khi hai vợ chồng của anh đã trở nên kiệt quệ khi không thể vay mượn đâu thêm tiền cho con chạy chữa bệnh tật
Vậy mà, điều lo sợ nhất thế rồi cũng đến. Hơn một năm trở lại đây, em Minh Ngọc thường xuyên kêu đau đầu chóng mặt. Anh Tá và vợ anh là chị Tân hết đưa con vào điều trị ở bệnh viện tỉnh cho đến bệnh viện trung ương: "Có lần, cháu phải nằm điều trị liên tục 8 tháng ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Khỏi phải nói những vất vả, cực nhọc của chúng tôi trong những ngày theo con điều trị ở viện. Nhưng vất vả, cực nhọc mấy chúng tôi cũng chịu đựng được, chúng tôi chỉ đau khổ, xót xa khi bất lực nhìn thấy bệnh của con ngày càng nặng hơn", anh Tá nói.
Anh Tá cho biết, cách đây nửa tháng, đột nhin con gái anh lên cơn sốt, co giật, ngay sau đó anh chuyển con vào cấp cứu ở Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây các bác sĩ cho biết căn bệnh lupus ban đỏ đã xâm nhập vào các cơ quan nội tạng, khiến bé Minh Ngọc đã bị liệt nửa người, dọc bên phải từ đầu xuống chân. Đáng thương hơn, mắt bên phải của bé Ngọc đã mù, mắt trái thị lực giảm xuống còn có 20%.
Chưa dừng lại ở đó, căn bệnh tấn công lên não khiến Minh Ngọc bị tắc mạch máu não, sau đó gây xuất huyết não và em rơi vào tình trạng hôn mê sâu. "12 ngày nay cháu không còn được tỉnh táo nữa, thậm chí còn không nhận ra bố mẹ nữa. Nhìn chân tay con không cử động, rồi mắt cũng không thấy gì, chúng tôi cứ như xé từng khúc ruột vậy. Có cách nào để cứu cháu không anh ?", chị Bùi Thị Tân, mẹ bé Minh Ngọc nói với tôi trong dòng nước mắt nhạt nhòa.
Người bố rắn rỏi ở bề ngoài nhưng trong lòng anh như đứt từng khúc ruột trước tình cảnh tính mạng con gái đang bị đe dọa từng giờ
Cũng trong "2 tuần bão táp" này, bao nhiêu tiền bạc vay mượn, gom góp theo kiểu giật gấu vá vai mà vợ chồng anh Tá xoay cho con chạy chữa cứ thế đội nón ra đi. Những khoản nợ chưa kịp trả được đồng nào lại tiếp tục chồng chất, như cố xô đẩy vợ chồng anh cùng đứa con đáng thương vào ngõ cụt không lối thoát.
"Dù đã có bảo hiểm thì mỗi ngày nằm ở đây chi phí không dưới 3 triệu đồng. Vợ chồng tôi làm nông, đến cái ăn, cái mặc đã khó chứ nói chi đến tiền triệu, mà là hàng chục triệu cho con chữa bệnh. Nếu cứ thế này chắc chúng tôi đành phải về thôi, đành mang tội với con thôi con ơi", anh Tá nói trong cay đắng.
Theo đánh giá của bác sĩ khoa thần kinh, bệnh viện Bạch Mai, tình trạng của bé Minh Ngọc hiện tại rất xấu. Các bác sĩ đang tích cực điều trị cho bé Minh Ngọc bằng tất cả những gì có thể, trong đó quan trọng nhất là ngăn chặn việc xuất huyết não đang chèn ép các dây thần kinh trung ương.
"Họ bảo chúng tôi chuẩn bị tinh thần cho những điều xấu nhất có thể xảy ra. Sao con gái tôi lại có số phận nghiệt ngã vậy cơ chứ. Sao chúng tôi thấy mình bất lực, đau đớn khi không gánh được nỗi đau cho con đến dường nào", giọng anh Tá như có một cái gì chèn ngang cổ họng, làm chúng tôi cũng đắng cả lòng.
Liệu sẽ có phép màu nào đến với bé Minh Ngọc ? Thật chúng tôi cũng không thể tìm thấy câu trả lời.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1022: Anh Bùi Văn Tá (bố của em Bùi Thị Minh Ngọc), thôn Hải Hậu, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. ĐT: 01699.586.393
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Cứ vô tư "bắn thuốc" trong bệnh viện Những tấm biển cấm hút thuốc lá trong bệnh viện dường như là vô hình... Sau hơn một năm Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá được Quốc hội chính thức thông qua, lực lượng chức năng trên cả nước chỉ phạt được... 10 người hút thuốc lá với tổng số tiền phạt là 1,5 triệu đồng. Những con số khó hiểu trên...