Mất 2,2 triệu đồng cước 3G trong 1 ngày
Đó là tình cảnh mà ông Đào Đức Hạnh (ở đường Cao Thắng, Q.3, TP.HCM) gặp phải khi sử dụng số thuê bao 0986…777 của mạng Viettel.
Ảnh: minh họa
Theo ông Hạnh phản ánh với báo Thanh Niên, trước đây ông đăng ký thuê bao trả sau. Trong một lần đi công tác nước ngoài, tuy không hề truy cập internet, chỉ nhắn tin, điện thoại, nhưng về VN thì tiền cước, chủ yếu là cước 3G, bị tính hơn 12 triệu đồng. Sau khi khiếu nại, phía Viettel giải thích do ông Hạnh không tắt dịch vụ 3G trên điện thoại nên cước phát sinh cao như vậy.
Lần ra nước ngoài mới đây, ông Hạnh rút kinh nghiệm, chuyển từ thuê bao trả sau sang thuê bao trả trước, tắt 3G, nạp số tiền 2,2 triệu đồng trong tài khoản. Nhưng chỉ trong một ngày, từ 17 – 18/4, số tiền 2,2 triệu đồng trong tài khoản hết sạch, bị cắt cuộc gọi đi dù ông chẳng hề truy cập internet lần nào.
Quá bức xúc, ông đến khiếu nại sự việc với Viettel thì đơn vị này giải thích: Với điện thoại thông minh, dù đã tắt dịch vụ 3G trên máy bằng tay, nhưng chưa tắt trên đường dây truy cập internet trước đó nên 3G vẫn chạy, vẫn bị tính phí, ở nước ngoài phí 3G cao hơn nhiều so với trong nước…
Ông Hạnh bức xúc: “Họ cứ vịn vào vấn đề kỹ thuật. Không những tôi mà rất nhiều người bạn của tôi cũng bị như vậy. Tại sao tôi và vợ tôi cùng xài một loại điện thoại, cùng tắt 3G, cùng ra nước ngoài mà điện thoại tôi thì bị trừ, trong khi điện thoại của vợ tôi thì không?”.
Phóng viên báo Thanh Niên đã liên lạc với bộ phận chăm sóc khách hàng của Viettel về trường hợp này, nhân viên tổng đài cũng giải thích tương tự như trên.
Qua nội dung bài viết đăng trên báo Thanh Niên này, VnReview thấy có một số điểm chưa rõ: Như ông Hạnh sử dụng smartphone gì? đã tắt dịch vụ 3G trên máy có phải là vô hiệu hóa tính năng Dữ liệu di động hay không? Và quan trọng là không thể hiểu giải thích của Viettel cho ông Hạnh và phóng viên có nghĩa là gì?
VnReview sẽ tìm hiểu sự việc và tiếp tục thông tin rõ ràng về sự việc này trong thời gian sớm nhất.
Theo Thanh Niên
Loại nhà mạng nhỏ, dọn đường cho ba ông lớn bắt tay?
Bộ trưởng Bộ TT&TT yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông không thực hiện việc khuyến mãi nếu không có biện pháp chắc chắn đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Video đang HOT
Nhà mạng nhỏ thiệt thòi?
Liên quan tới việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son đã ký công văn yêu cầu: các doanh nghiệp bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và Internet không thực hiện việc khuyến mãi nếu không có biện pháp chắc chắn đảm bảo chất lượng dịch vụ trước và trong Tết Nguyên đán.
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, chưa phát hiện các dấu hiệu bất thường của sự bắt tay hay thỏa thuận giữa 3 doanh nghiệp Viettel, MobiFone và VinaPhone khi tăng giá cước 3G.
Nhìn một cách tích cực thì rõ ràng đây là chỉ đạo rất đúng đắn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Phí phải đi đôi với chất lượng, điều này chứng tỏ Bộ TT&TT đã lắng nghe và thấu hiểu sự bức xúc của khách hàng trong suốt thời gian dài.
Tuy nhiên, trên thực tế có thể thấy năm 2013 hoạt động của các mạng nhỏ tương đối trầm lắng, nhường gần như toàn bộ sân chơi cho bộ 3 đại gia Viettel - MobiFone -VinaPhone.
Theo Sách Trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2013 do Bộ TT&TT phát hành, Viettel đang đứng số một về thị phần di động (44,05%), tiếp sau là MobiFone (21,4%), VinaPhone (19,88%), Vietnamobile (10,74%), Gmobile (3,93%) và cuối cùng là S-Fone (0,01%, tuy nhiên đây chỉ là con số tượng trưng, tránh 0%). Cả nước đang có hơn 120 triệu thuê bao hoạt động có phát sinh liên lạc.
Trong đó, S-Fone mặc dù chưa chính thức khai tử, nhưng các thuê bao buộc phải ngừng hoạt động.
Gmobile cũng không tạo được tiếng vang nào trên thị trường trong năm qua. Theo nhận định của chuyên gia, các đơn vị ở quy mô nhỏ hiện hết sức khó khăn. Số các mạng nhỏ, có doanh nghiệp đã tê liệt hoàn hoàn, có đơn vị sống không còn tính bằng năm, bằng quý nữa mà có thể là tuần.
Đến lúc này chỉ còn Tập đoàn Hutchison (Hong Kong, Trung Quốc) còn bám trụ lại được với mạng Vietnamobile.
Là mạng lớn thứ 4 với hơn 10 triệu thuê bao, vài năm gần đây Vietnamobile hoạt động khá ổn định trên thị trường, chưa có dấu hiệu sa sút.
Điểm nhấn duy nhất của đơn vị trong năm 2013 là tuyên bố không tăng giá cước 3G sau khi 3 nhà mạng lớn là Viettel, MobiFone và VinaPhone đồng loạt điều chỉnh vào ngày 16/10/2013. Hiện 3G của Vietnamobile có giá thành rẻ nhất, cam kết tốc độ cao tuy nhiên chỉ hoạt động được tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.
Vietnamobile cũng là nhà mạng duy nhất hiện nay đang áp dụng mức khuyến mãi 100% giá trị thẻ nạp.
Trong báo cáo tổng kết công tác năm 2013 của Bộ TT&TT, ngoài 3 doanh nghiệp lớn được công bố đầy đủ tài chính, Vietnamobile là mạng nhỏ duy nhất được nhắc tên kèm khoản doanh thu hơn 8.400 tỷ đồng.
Thế nhưng, xét về cơ sở hạ tầng chắc chắn Vietnamobile không thể so sánh với Viettel, MobiFone và VinaPhone.
Bắt tay tăng cước?
Khi 3 nhà mạng Viettel, MobiFone và VinaPhone đang chiếm hơn 95% thị phần viễn thông di động cả nước, nếu họ ngấm ngầm bắt tay nhau thì thị trường sẽ hoàn toàn mất tính cạnh tranh. Trong đợt tăng giá cước 3G mới đây, cả ba nhà mạng đều đồng loạt tăng cước, thay đổi block tính cước, không những giống hệt nhau về phương thức tính cước, giá cước mà còn trùng lặp các gói cước.
Khách hàng chỉ có hai lựa chọn hoặc là "bỏ" hoặc "mạng nào dùng gói ấy".
Cụ thể từ 16/10/2013, người dùng tá hỏa khi gói cước 3G trả trước của cả 3 nhà mạng có mức tăng lên đến hơn 300%, và mất trăm tỷ cho những ứng dụng mà nhà mạng tự ý cài đặt.
Đơn cử như gói cước EZ0 của VinaPhone thay đổi từ mức 60 đồng/MB lên đến 200 đồng/MB, tăng 333,3% so với cước cũ; gói cước FC0 của MobiFone, Laptop Easy của Viettel cũng có mức tăng tương tự từ 60 đồng/MB lên 200 đồng/MB.
Trước đây mỗi thuê bao chỉ phải tốn trung bình 60.000 đồng/tháng cho loại dịch vụ 3G này thì giờ đây họ phải tốn ít nhất 200.000 đồng/tháng.
Với đại đa số thuê bao trong khoảng 3,4 triệu thuê bao 3G phát sinh lưu lượng, sử dụng dịch vụ 3G trên máy tính bảng, USB 3G đều không đăng ký dịch vụ trọn gói, sau khi mức cước tăng nhảy vọt, nhà mạng đã kiếm thêm 500-600 tỷ đồng/tháng.
Ngày 12/1 vừa qua, các doanh nghiệp viễn thông cũng đã đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông cho tăng cước gọi di động và cố định quốc tế chiều về từ 6,1 cent lên 8,1 cent một phút, nhằm thu về khoảng 12 triệu USD mỗi năm.
Chưa hết, đến ngày 18/1/2014, dựa vào Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng lệ phí phân bổ và phí sử dụng kho số viễn thông (hiệu lực từ 6/2) của Bộ Tài chính, các nhà mạng đã tính toán việc tăng 3-4 lần mức phí sử dụng kho số.
"Luộc" tiền khách hàng
Đặc biệt, các nhà mạng tích hợp ứng dụng trên sim cho phép tải thông tin và tính phí nhưng không niêm yết rõ ràng, chính xác giá cước, không có thông tin cảnh báo về giá cước, không cho phép người sử dụng xác nhận đồng ý, không đồng ý tải dịch vụ với mức phí được đưa ra.
Tại VinaPhone, chỉ tính trong một năm (từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013) đã đạt doanh thu hơn 20 tỷ đồng từ ứng dụng IOD; tại MobiFone đạt hơn 150 tỷ đồng từ ứng dụng SuperSim và LiveInfo.
Ở Viettel, tình trạng này cũng tương tự khi nhà mạng cài sẵn phần mềm Viettel Plus do nhà mạng cài đặt sẵn trên sim điện thoại, bán cho người sử dụng có chức năng cho phép tải thông tin và tính phí.
Ngoài ra, các nhà mạng đã thu tiền cước sử dụng các tin nhắn lỗi, tin nhắn sai cú pháp, tin nhắn không được cung cấp dịch vụ với tổng sổ tiền gần 693 triệu đồng tại VinaPhone.
MobiFone cũng móc túi của người dùng gần 817 triệu đồng nhưng đến nay còn hơn 227 triệu đồng không thể hoàn lại vì khách hàng đã rời mạng.
Viettel cũng trong tình trạng thu cước người sử dụng đối với các tin nhắn này, tiếp tục gửi quảng cáo cho người sử dụng mặc dù chủ thuê bao đã nhắn tin từ chối nhận tin nhắn quảng cáo.
Thế nhưng, khi vào cuộc xử lý thì thanh tra Bộ TT&TT lại cho rằng "để doanh nghiệp tự khắc phục và báo cáo". Trong khi đó, các nhà mạng đều cho biết "đang thỏa thuận hình thức khắc phục với thanh tra bộ".
Gần 1 tháng (24/12-20/1/2013), khách hàng vẫn bị nhà mạng "luộc" tiền oan, trong khi đó thanh tra cũng như các nhà mạng vẫn không đưa ra được hình thức xử lý cụ thể.
Về phía Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cũng đã chính thức công bố kết quả: Chưa phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường của sự câu kết, bắt tay hay thỏa thuận giữa 3 doanh nghiệp Viettel, MobiFone và VinaPhone về tăng cước 3G.
Nhiều độc giả đặt ra nghi vấn liệu có sự ưu ái cho các nhà mạng hay không, khi Thanh tra lên tiếng xử lý, nhưng các dịch vụ "luộc" tiền của khách hàng một cách bất hợp pháp vẫn tiếp tục tồn tại.
Theo Baodatviet
Cước 3G và dịch vụ OTT vẫn 'nóng' Theo Cục Viễn thông- Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), mặc dù giá cước 3G đã tăng thời gian qua nhưng các doanh nghiệp viễn thông cho biết họ vẫn đang cung cấp dịch vụ 3G dưới giá thành. Do vậy, không ít người lại lo ngại, cước 3G sẽ tiếp tục tăng trong năm 2014. Trong khi đó, nhà mạng lại...