Masan muốn chi phối tuyệt đối Vinacafe Biên Hoà
Công ty thành viên của Masan có thể chi khoảng 90 tỷ đồng để mua thêm cổ phiếu Vinacafé Biên Hoà, nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lên 100%.
Công ty TNHH MTV Masan Beverage cuối tuần trước thông báo chào mua 401.000 cổ phiếu, tương đương 1,51% vốn của Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hoà (VCF) để nâng sở hữu tại đây lên 100%. Giao dịch dự kiến thực hiện bằng phương thức khớp lệnh hoặc thoả thuận từ 17/6 đến 16/7.
Việc đăng ký mua để có quyền chi phối tuyệt đối diễn ra trước thềm đại hội đồng cổ đông thường niên, nơi Vinacafé Biên hoà sẽ bầu Hội đồng quản trị mới.
Masan Beverage là công ty con của Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer). Doanh nghiệp này đánh dấu sự hiện diện tại Vinacafé Biên Hoà từ năm 2011 khi liên tiếp mua cổ phần từ cổ đông lớn để nâng sở hữu lên trên 50%. Giao dịch gần nhất được thực hiện vào tháng 2/2018, khi đó Masan Beverage mua thêm gần 8 triệu cổ phiếu với giá khoảng 1.600 tỷ đồng để tăng tỷ lệ nắm giữ lên 98,49%.
Video đang HOT
Cơ cấu cổ đông cô đặc khiến thanh khoản cổ phiếu Vinacafé Biên Hoà èo uột, bình quân chưa đến 500 đơn vị mỗi phiên. Tuy nhiên, thị giá lại cao nhất sàn chứng khoán khi đang giao dịch tại vùng 216.000 đồng và EPS (tỷ suất sinh lời trên mỗi cổ phiếu) hơn 25.600 đồng.
Công ty cũng có lịch sử chia cổ tức hấp dẫn bậc nhất. Điển hình năm ngoái, công ty dành khoảng 640 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 240%, tức mỗi cổ phiếu nhận 24.000 đồng.
Vinacafé Biên Hòa được thành lập từ năm 1968 và bàn giao lại cho nhà nước sau giải phóng. Công ty là doanh nghiệp dẫn đầu thị phần ngành hàng cà phê hòa tan suốt nhiều năm liên tiếp. Kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm nay ở mức cao lần lượt là 3.300 tỷ đồng và 780 tỷ đồng.
Sau khi rót 1,5 tỷ USD vào Masan và Vingroup, SK Group tiếp tục mua gần 25% cổ phần Imexpharm
Phần lớn số cổ phiếu trên được mua lại từ nhóm quỹ Dragon Capital.
Ngày 29/5, SK Investment Vina III - đơn vị đầu tư trực thuộc tập đoàn đa ngành Hàn Quốc SK Group - đã nhận chuyển nhượng 12,32 triệu cổ phiếu, tương đương 24,9% cổ phần của Dược phẩm Imexpharm.
Giao dịch được thực hiện qua VSD nên giá trị chuyển nhượng không được công bố. Tính theo giá thị trường hiện tại của cổ phiếu IMP khoảng 54.000 đồng/cp thì lượng cổ phiếu trên có trị giá 665 tỷ đồng (gần 29 triệu USD).
Phần lớn số cổ phiếu trên được mua lại từ nhóm quỹ Dragon Capital với 11,3 triệu cổ phiếu. Phần còn lại đến từ một số quỹ khác như CAM Vietnam Mother Fund, Kingsmead, Mirae Asset...
Khoản đầu tư trên của SK Group khá khiêm tốn so với 2 thương vụ trước đó khi SK Investment Vina I chi 470 triệu USD mua 9,4% cổ phần của Masan Group và SK Investment Vina II chi gần 1 tỷ USD mua 6% cổ phần của Vingroup.
Bên cạnh đó, một thành viên của SK Group là SK Energy đang nắm giữ 5,2% cổ phần của PV Oil.
Tại Imexpharm, nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ xấp xỉ 49% cổ phần. Các cổ đông lớn khác gồm có nhóm VinaCapital (7%), KWE Beteiligungen AG (14,3%) và Tổng Công ty dược Việt Nam - Vinapharm (22,9%).
Hiện tại khá nhiều doanh nghiệp dược lớn đã mở room ngoại lên 49% qua đó mở đường cho doanh nghiệp ngoại nắm quyền chi phối như Taisho Pharmaceutical sở hữu 51% cổ phần Dược Hậu Giang, Abbott nắm giữ 51,7% cổ phần Domesco, Stada sở hữu 62% cổ phần Pymepharco...
Họp Quốc hội: Có nên xây dựng riêng một luật cho hộ kinh doanh? Có những ý kiến đề nghị đưa nội dung quy định về hộ kinh doanh vào dự thảo Luật Doanh nghiệp như dự thảo của Chính phủ, song, có những ý kiến lại đề nghị ngược lại. Một hộ kinh doanh vải ở thành phố Lào Cai. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN) Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) tiếp tục được thảo luận, xem...