Masan huy động gần 1.150 tỷ đồng từ 1.070 nhà đầu tư cá nhân
Trong chưa đầy một tháng, Masan đã hoàn tất phát hành lượng trái phiếu trị giá 3.000 tỷ đồng như kế hoạch đề ra. Đã có 1.070 nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu của Masan, với giá trị mua bình quân 1,07 tỷ đồng/người.
CTCP Tập đoàn Masan (mã MSN) cho biết đã hoàn tất đợt phát hành trái phiếu đầu tiên trong năm 2020.
Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, là loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không được bảo đảm tài sản, không phải là nợ thứ cấp của tổ chức phát hành. Masan sẽ chi trả lãi trái phiếu mỗi 6 tháng, áp dụng mức cố định 9,3%/năm cho năm đầu tiên và lãi suất thả nổi cộng biên độ 2,5%/năm ở các kỳ tiếp theo.
Phương thức phát hành là chào bán ra công chúng. Trong thời gian chưa đến một tháng, từ ngày 17/2 đến 8/3, Masan đã hoàn tất phân phối 30 triệu trái phiếu, mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu.
Để tham gia đợt phát hành này, các nhà đầu tư phải chi ít nhất 50 triệu đồng. Theo báo cáo kết quả phát hành, 1.070 nhà đầu tư cá nhân mua vào 38,25% lượng trái phiếu, trị giá gần 1.147 tỷ đồng. Đa phần là các cá nhân trong nước, chỉ có hai trái chủ là người nước ngoài. Số tiền bình quân mỗi cá nhân chi ra là 1,07 tỷ đồng. Còn lại 6 tổ chức trong nước đã chi 1.853 tỷ đồng.
Đây là đợt trái phiếu nằm trong kế hoạch phát hành trái phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng được doanh nghiệp này cuối tháng 12/2019. Số tiền huy động được dự kiến dùng để tăng quy mô vốn hoạt động nhằm thực hiện dự án đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh bằng việc góp thêm vốn vào vốn điều lệ của công ty con, cho vay các công ty con và thanh toán các khoản nợ (bao gồm các khoản vay nội bộ). Dự kiến sẽ còn 3 đợt phát hành khác được thực hiện ngay trong nửa đầu năm 2020.
Theo báo cáo tài chính riêng lẻ của Masan, doanh nghiệp này cũng đang vay nợ thông qua kênh trái phiếu với giá trị huy động 1.500 tỷ đồng. Cũng tương tự đợt phát hành 10.000 tỷ đồng lần này, số trái phiếu 1.500 tỷ đồng trên không có tài sản đảm bảo. Trong khi đó, các khoản trái phiếu của công ty con đều có tài sản thế chấp.
Cùng các đơn vị thành viên, “nhà” Masan đang nợ 13.820 tỷ đồng qua kênh trái phiếu. Tính đến cuối năm 2019, tổng các khoản vay nợ ngân hàng và trái phiếu của Masan và các công ty con xấp xỉ 30.000 tỷ đồng. Tỷ trọng vay qua kênh trái phiếu đã giảm đáng kể trong ba năm qua. Tỷ lệ nợ/tổng tài sản của Masan hai năm gần đây đã giảm về quanh 47%, thấp hơn nhiều so với hồi năm 2017 (68,16%).
Video đang HOT
Thanh Thủy
Theo Baodautu.vn
ThaiBev thoái vốn khỏi Sabeco?
ThaiBev dự kiến tách mảng sản xuất bia thông qua IPO tại Singapore vào năm 2020 với giá trị định giá mảng này lên đến 12 tỷ USD và mục tiêu huy động vốn là 2,5 tỷ USD.
Nhiều chuyên gia cho rằng, động thái nói trên của ThaiBev nhằm mục đích thu hút các nhà đầu tư mua lại Tổng Công ty Bia R-ượu Nước Giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB).
Biến động giá cổ phiếu SAB của Sabeco
Vòng tạo định giá mới
Mảng bia của ThaiBev - tập đoàn do tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi sở hữu - vốn nổi tiếng với Chang Beer - thương hiệu gắn liền với hình ảnh 2 chú voi đối mặt vào nhau. Bia Chang trong tay tỷ phú Charoen cạnh tranh và đạt hơn 1/2 thị phần tại Thái Lan, nửa còn lại thuộc về Shingha Beer thuộc Tập đoàn Boon Rawd Brewery và 1 thương hiệu khác.
Cả ThaiBev và Shingha từ những năm trước đều đã có những động thái quyết liệt nhằm vào thị trường Việt Nam. Trong khi Shingha bắt tay với Tập đoàn Masan phát triển Bia Sư Tử Trắng và cả kế hoạch nối dài mục tiêu Inland Asean, thì ThaiBev thâu tóm Sabeco. Đồng thời, ThaiBev còn thông qua một thành viên để từng bước nâng tỷ lệ sở hữu tại Vinamilk.
4.279 tỷ đồng là tổng lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2019 của Sabeco, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2018.
Còn nhớ ở thời điểm ThaiBev thâu tóm Sabeco với mức giá gần gấp đôi định giá của công ty tư vấn ban đầu, giới đầu tư cho rằng đây là một thương vụ "điên rồ". Bởi đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử thoái vốn cổ phần Nhà nước ở Việt Nam, có một thương vụ lập kỷ lục về tổng giá trị/số lượng cổ phần bán được cao đến như vậy.
Hiện nay, sau những tăng trưởng của các thương hiệu bia thuộc ThaiBev, xét định giá của hơn 1/2 cổ phần Sabeco ban đầu và mảng công nghiệp đồ uống có cồn với đóng góp gần 50% doanh thu của Tập đoàn, việc định giá 12 tỷ USD khi IPO ở Singapore trở nên dễ hiểu. Như vậy, cái giá mà ThaiBev phải trả ban đầu để có Sabeco giờ bước vào một vòng tạo định giá mới.
Tân trang để thoái vốn?
Sabeco về tay người Thái tính đến nay đã tròn 2 năm. Đến nay đã có rất nhiều thay đổi tại Sabeco, từ việc thay đổi cơ cấu nhân sự cấp cao, thực hiện các vụ mua bán, sang nhượng, thoái vốn.... đến việc thanh lý các công ty và tập trung vào năng lực lõi của ngành bia cũng như lập ra các công ty để đưa phân phối - mảng quan trọng thứ 2 của một doanh nghiệp F&B nói chung.
Còn nhớ vào cuối tháng 11/2019, Sabeco còn công bố một dự án đầu tư tổng lực, đó là đầu tư nâng công suất sản xuất tại các nhà máy Bia Sài Gòn - Củ Chi, Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi và Bia Sài Gòn - Sóc Trăng.
Theo công bố của Sabeco, dự án này sẽ nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng hiện hữu tại các nhà máy, đồng thời đầu tư mới máy móc thiết bị hiện đại, tích hợp hệ thống quản lý sản xuất tự động hóa cao nhằm hỗ trợ công tác quản lý sản xuất hiệu quả và giúp giảm tiêu hao năng lượng.
Ngoài ra, dự án cũng chú trọng nâng cấp các công trình phụ trợ như hệ thống xử lý rác thải và nước thải để thích ứng công suất sản xuất và nhu cầu sử dụng. Dự án được thực hiện theo tiêu chuẩn xanh và bảo vệ môi trường.
Giới quan sát đánh giá dự án được công bố vào thời điểm này có thể là một động thái vừa giúp tân trang, vừa nâng giá trị của Sabeco trong kế hoạch tăng định giá khủng tại kỳ IPO sắp tới.
Đến nay, ThaiBev vẫn chưa có công bố chính thức kế hoạch nhường bớt sân tại mảng bia và Sabeco cho đối thủ Budweiser APAC hay không. Nhìn lại bản công bố thông tin thoái vốn của Bộ Công thương năm 2017, trong điều khoản quy định "Hạn chế chuyển nhượng" - chỉ có vỏn vẹn 2 chữ: "Không có", rõ ràng sẽ không có ràng buộc người Thái quyết định đi hay ở trong thương vụ này.
Chọn một Sabeco ăn nên làm ra để bù đắp dài hạn cho khoản đầu tư khủng, hay thực hiện IPO nhường sân chơi để ghi nhận huy động vốn lớn, dường như nghiêng về vế nào, tỷ phú Thái đều đang có lợi.
"Cuộc chơi" của các đại gia ngoại
Ngoài Sabeco, Habeco với vi trí thứ 2 về thị phần bia tại Việt Nam cũng đang được đánh giá là miếng mồi thơm mà các ông lớn ngoại không ngừng nhòm ngó. Hiện Nhà nước đang nắm cổ phần chi phối tại Habeco với tỷ lệ trên 81%. Lộ trình thoái vốn của Nhà nước tại Habeco cũng đã được cân lên đặt xuống khoảng 3-4 năm gần đây, nhưng có vẻ như chưa gặp được đại gia mạnh tay chi như ThaiBev.
Bản thân Carlsberg với tỷ lê sở hữu hơn 17% Habeco, cũng không sẵn sàng sẽ trả giá cao hơn cho doanh nghiệp này - với thị giá đang giao dịch quanh mốc 78.000 đ/cp. Giả định trong năm 2020, Bộ Công thương có mạnh tay thoái vốn tại Habeco, thì việc định giá cổ phiếu này lấy giá thị trường trước 1 khoảng thời gian và thị giá giao dịch để tham chiếu xác định giá đấu khởi điểm, cũng không thể cho giá thấp như kỳ vọng mà Carlsberg từng đưa ra dưới 50.000đ/cp.
Tuy vậy, tại Habeco, cái khó của Nhà nước trong thoái vốn khỏi Habeco là Carlsberg đang giữ quyền mua ưu tiên của một đối tác chiến lược. Theo đó, nhiều đại gia vẫn chưa chọn được cửa để tỏ rõ quan tâm Habeco, trong đó có cả Heineken và AB Inbev. Đáng chú ý, AB Inbev lại là công ty mẹ của Budweiser APAC. Sẽ thật là bất ngờ nếu Budweiser APAC sẵn sàng chi trả cho người Thái một khoản tiền như kỳ vọng huy động và định giá để đi đường vòng đến với Sabeco. Trong khi trước đó, Budweiser APAC đã bỏ qua Sabeco 1 lần và vẫn đang không phải hoàn toàn mất cơ hội cùng Habeco. Ai sẽ nâng ly cuối cùng trong cuộc đua sở hữu chi phối các Tập đoàn Bia Việt, vẫn đang là ẩn số.
Lê Mỹ
Theo enternews.vn
Thịt mát MEATDeli dự kiến đạt doanh thu 500 tỷ đồng trong năm 2019 Công ty Masan MEATLife (MML) - công ty con của MSN dự kiến thu về 500 tỷ đồng từ sản phẩm thịt mát MEATDeli trong năm nay. MEATDeli dự kiến đạt doanh thu 500 tỷ đồng trong năm 2019. Ảnh minh họa: Thành Trung/BNEWS/TTXVN Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (mã MSN) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng năm...