Maroc tăng cường nhân lực để khống chế cháy rừng
Ngày 16/7, Maroc đã điều thêm nhân viên cứu hỏa và binh sĩ tới nhằm kiểm soát các trận cháy rừng đã kéo dài suốt 4 ngày qua tại các vùng hẻo lánh ở miền Bắc nước này.
Khói lửa bốc lên tại đám cháy rừng ở vùng Ksar Sghir, miền Bắc Maroc ngày 14/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ước tính khoảng một nửa trong số 4.660 hecta đất đã chịu ảnh hưởng của cháy rừng tại tỉnh Larache, nơi đám cháy to nhất đã khiến 1 người thiệt mạng. Giới chức địa phương cho biết hơn 1.320 gia đình tại 19 ngôi làng đã được sơ tán. Trong khi đó, chính quyền đã điều thêm binh sĩ tới để hỗ trợ dập lửa tại Ksar El Kebir, một trong những khu vực khó tiếp cận nhất.
Tại các tỉnh láng giềng như Ouazzane, Tetouan và Taza, hỏa hoạn đã thiêu trụi hàng trăm hecta đất. Nhiệt độ cao gần 40 độ C kết hợp với gió mạnh đã khiến công tác dập lửa trở nên khó khăn. Nhà chức trách hy vọng việc điều thêm nhân lực và thời tiết thay đổi trong ngày 17/7 sẽ giúp cải thiện tình hình.
Maroc đang phải hứng chịu hạn hán nghiêm trọng. Trong những ngày qua, quốc gia Bắc Phi này đã ghi nhận mức nhiệt lên tới gần 45 độ C.
Cháy rừng nghiêm trọng tại bang California (Mỹ)
Để khống chế ngọn lửa, California đã huy động hơn 200 nhân viên cứu hỏa cùng nhiều phương tiện chữa cháy, bao gồm cả trực thăng, nhưng tới nay, đám cháy bùng lên hôm 13/6 này mới chỉ được kiểm soát khoảng 5%.
Lửa bốc ngùn ngụt tại đám cháy rừng ở Mỹ. Ảnh: Reuters/TTXVN
Ngày 13/6, cháy rừng đã bùng phát dữ dội ở khu vực ngoại ô Los Angeles thuộc bang California (Mỹ), trong bối cảnh nhiệt độ tại đây tăng lên mức kỷ lục trong những ngày cuối tuần qua và giới chuyên gia cảnh báo về nguy cơ hỏa hoạn trên khắp miền Tây khô cằn của nước Mỹ.
Số liệu thống kê cho thấy gần 400 ha rừng đã bị thiêu rụi trong đám cháy Sheep, khởi phát tại rừng quốc gia Los Angeles từ ngày 11/6. Hơn 200 nhân viên cứu hỏa cùng nhiều phương tiện chữa cháy, bao gồm cả trực thăng, đã được huy động để khống chế ngọn lửa. Tuy nhiên, đám cháy hiện mới chỉ được kiểm soát khoảng 5% trong khi "giặc lửa" vẫn đang xé toang khu vực có thảm thực vật dày này. Hàng nghìn người sống tại cộng đồng dân cư Wrightwood đã được cảnh báo sơ tán khỏi nhà để phòng ngừa hậu họa.
Ông Alison Hesterly thuộc Cơ quan cứu hỏa Cal Fire San Bernardino cho biết: "Địa hình tại đây rất dốc. Đó là một khu vực không thuận lợi cho việc triển khai công tác cứu hỏa. Các nhân viên cứu hỏa đang tập trung tối đa vào khu vực ở phía Tây Bắc và đầu phía Nam để bảo vệ những địa điểm này không bị ảnh hưởng của đám cháy".
Lửa bùng phát dữ dội khi các khu vực của California và miền Tây nước Mỹ hứng chịu nền nhiệt cực cao, trong đó nhiệt độ ở Palm Springs vào ngày 11/6 lên tới 45,5 độ C. Những hình ảnh trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy ngọn lửa cao "nuốt chửng" những tán cây, trong khi gió thổi rất mạnh.
Giới chức cứu hỏa Mỹ cảnh báo rằng năm 2022 có thể sẽ là một năm khủng khiếp của thảm họa cháy rừng tại nước này trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao. Trước đó, miền Tây Nam nước Mỹ đã bị trải qua một đợt hạn hán "nghìn năm có một", khiến thảm thực vật ở đây trở nên rất khô và dễ cháy.
Theo Cơ quan Dự báo thời tiết quốc gia Mỹ, nguy cơ cháy rừng vẫn tiềm ẩn lan rộng trên toàn khu vực. Cảnh báo đỏ đã được đưa ra trong ngày 13/6 đối với một phần lớn thuộc Đông Nam bang Utah, Tây Nam Colorado, Bắc và Trung Arizona và New Mexico. Tình trạng khô cằn và gió mạnh được cho là sẽ thúc đẩy ngọn lửa lan nhanh tới những khu vực này.
Nắng nóng kỷ lục gây cháy rừng ở nhiều nước châu Âu Nắng nóng và nhiệt độ tăng cao trong những ngày qua là nguyên nhân khiến cháy rừng tại nhiều nước châu Âu rơi vào tình trạng thảm họa. Lính cứu hoả nỗ lực dập lửa cháy rừng ở Baiao, phía Bắc Bồ Đào Nha, ngày 15/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, tại nhiều khu vực ở Tây Ban Nha,...