Mark Zuckerberg trở thành người giàu thứ 3 trong lĩnh vực CNTT
Trong một bản tin mới được công bố hồi đầu tuần, Quỹ đầu tư GSV Capital đã mua 225,000 cổ phiếu của gã khổng lồ Facebook với giá trung bình là 29.28USD/cổ phiếu, tổng cộng là 70 tỷ USD. Và giá cổ phiếu của mạng xã hội này tăng lên 40% ngay sau tin tức trên.
Vào thời điểm tháng 2/2011, các chuyên gia đánh giá tài sản của Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook vào khoảng 13,5 tỷ USD. Hiện tại, theo một số liệu điều tra mới hơn, tổng tài sản của anh đã vượt mức 18 tỷ USD. Cũng theo các chuyên gia, cùng với Zuckerberg, các cổ đông khác của Facebook bao gồm Dustin Moskovitz, Eduardo Saverin, Sean Parker, Peter Thiel and Yuri Milner cũng giàu lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, sự tăng nhanh đến chóng mặt về tài sản của Zuckerberg đặc biệt được công chúng quan tâm bởi một lý do khác: cho đến ngày hôm nay, Mark Zuckerberg đã trở thành người giàu thứ ba trong giới CNTT sau nhà sáng lập hãng phần mềm khổng lồ Microsoft là Bill Gates và lãnh đạo Oracle là Larry Ellison. Mùa thu năm ngoái, Zuckerberg cũng đã vượt qua Steve Jobs của Apple về giá trị tài sản, còn bây giờ, anh đã vượt qua cả các nhà sáng lập Google là Sergey Brin và Larry Page, theo đánh giá của một cuộc điều tra. Từ thời điểm công bố bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới hồi tháng 3/2011, cổ phiếu của Google đã giảm khoảng 17%. Do đó, tài sản của các cổ đông ước tính cũng giảm từ 19,8 tỷ USD xuống còn 17 tỷ USD.
Ngoài ra, các nhà báo cũng chỉ ra rằng, Zuckerberg đã giàu hơn cả lãnh đạo hiện tại của Microsoft là ông Steve Ballmer, người từng có ý định mua mạng xã hội của Zuckerberg với giá 15 tỷ USD.
Tuy nhiên, liệu có công bằng nếu chỉ đánh giá Facebook dựa trên duy nhất một sự đầu tư? Quỹ đầu tư GSV chỉ mua một lượng cổ phần rất nhỏ. Đây là một tín hiệu rất tốt nhưng trên thực tế, quỹ đầu tư GSV đã đầu tư và hiện tại, các nhà đầu tư đang tiếp tục đẩy mạnh cổ phiếu bằng cách đầu tư.
Bên cạnh đó, một số nhà phân tích cũng lưu ý rằng giá trị tài sản của nhà sáng lập Facebook liệu có bền vững không hay chúng ta chỉ đang chứng kiến một bong bóng sắp vỡ. Theo dự đoán, khi đã phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm sau, tài sản của Zuckerberg được xác định sẽ lên tới 100 tỷ USD. Tuy nhiên, một số lo ngại xuất hiện khi gần đây, Facebook đã mất đi một số người sử dụng tại Mỹ mặc dù rất phát triển ở những nơi khác. Do vậy, có vẻ mạng xã hội này sẽ mất đi sự hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.
Theo Bưu Điện VN
20 nhân viên đầu tiên của Facebook giờ ở đâu? (Phần cuối)
10 thành viên cuối cùng trong bản danh sách có cả thần đồng Sean Parker, cha dẻ của LinkedIn và người lập ra mạng Quora nổi tiếng gần đây.
Video đang HOT
Trong kỳ trước, chân dung 10 trong số những nhân viên đầu tiên làm việc tại Facebook đã được hé lộ. Tuy đều tìm cho mình những bến đỗ riêng, nhưng điểm chung trong tất cả những con người này, đó là họ đã gắn bó với Facebook ngay từ những ngày đầu, đều để lại dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của mạng xã hội lớn nhất hành tinh.
Sau đây sẽ là 10 thành viên cuối cùng trong bản danh sách 20 nhân viên đầu tiên của Facebook, mà trang web Business Insider đã tổng kết được:
Matt Cohler là người bên trái tấm hình.
Được Peter Thiel, một trong những nhà đầu tư lớn của Facebook đưa về vào tháng 2 năm 2005, phó giám đốc phụ trách quản lý sản phẩm Matt Cohler hóa ra lại là một trong những người sáng lập một mạng xã hội khá nổi tiếng khác, LinkedIn. Vào tháng 10 năm 2008, Cohler đã rời Facebook để làm đối tác chiến lược của Benchmark Capital.
Ezra Callahan (bên trái).
Còn đây là Ezra Callahan, bạn cùng phòng với Sean Parker, một trong những nhà đầu tư vào Facebook. Khi mối quan hệ giữa Mark Zuckerberg với người bạn cùng trường, cũng là giám đốc tài chính đầu tiên của Facebook Eduardo Saverin căng thẳng, Callahan đã được đưa về với mục đích lấy đi cái ghế giám đốc tài chính kia. Tuy nhiên cuối cùng, Ezra Callahan đã rời ghế giám đốc sản phẩm của Facebook vào tháng 7 năm 2010.
Đây chính là "thần đồng" Sean Parker, người đã tạo ra phần mềm chia sẻ nhạc miễn phí Napster. Bằng một vài lý do nào đó, anh ta đã "đánh hơi" được tiềm năng của Facebook khi nó vẫn còn là một mạng xã hội dành riêng cho các sinh viên đại học. Sau đó, một vài cuộc gặp với Mark Zuckerberg đã đưa Parker đến với chiếc ghế chủ tịch Facebook. Anh rời công ty này vào tháng 1 năm 2006.
Nếu nói về đội ngũ nhân viên, thì chúng ta hoàn toàn có thể tính cả những gương mặt đã tạo ra Facebook, như Zuckerberg, Saverin hay thậm chí là Sean Parker. Tuy nhiên nếu xét cụ thể, nghĩa là một người được thuê về, ký hợp đồng và làm công ăn lương cho một công ty, thì Taner Halicioglu mới là nhân viên đầu tiên của Facebook.
Bắt đầu làm việc cho Facebook vào tháng 10 năm 2004 với chức danh kỹ sư trưởng mảng phần mềm, Halicioglu đã gây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng phần cứng đáp ứng nhu cầu người sử dụng luôn trong tình trạng tăng chóng mặt của Facebook. Vào tháng 11 năm 2009, Halicioglu đã về Blizzard Entertainment làm kỹ sư trường phụ trách hệ thống mạng Battle.net nổi tiếng của hãng phần mềm giải trí này.
Như đã nói ở trên, hai người bạn học cùng trường Harvard, cũng là hai trong số những người tạo ra Facebook là Mark Zuckerberg và Eduardo Saverin đã từng có một khoảng thời gian hục hặc, thậm chí suýt đưa nhau ra tòa án vì những bất đồng tài chính. Tuy nhiên may mắn thay, họ đã đạt được những sự đồng thuận chung. Bây giờ Saverin đã thôi giữ chức giám đốc tài chính của Facebook, nhưng anh vẫn ở lại với tư cách là một người đồng sáng lập mạng xã hội này, bên cạnh đó cũng là một nhà đầu tư cho những dự án có tiềm năng khác.
Đây cũng là một trong bốn người đồng sáng lập Facebook, Chris Hughes. Bắt đầu làm việc tại chính công ty mình góp sức sáng lập với chức danh người phát ngôn, cho đến nay Hughes đã có khá nhiều thành tích đáng kể, trong đó có việc trợ giúp cho cuộc vận động tranh cử qua mạng xã hội của tổng thống Barack Obama vào năm 2008.
Hiện tại bên cạnh công việc tại Facebook, Hughes còn kiêm thêm chức danh giám đốc điều hành tại Jumo, một mạng xã hội khác vừa được đưa vào hoạt động tháng 11 năm 2010. Được biết mục tiêu khách hàng của Jumo là các cá nhân và các tổ chức từ thiện và nhân đạo trên toàn thế giới.
Đây là Andrew McCollum. Anh bạn này chính là người đã thiết kế logo đầu tiên của Facebook. Gia nhập ngôi nhà Facebook vào tháng 2 năm 2004, và sau khi ra đi vào tháng 9 năm 2006, không một ai biết công việc hiện tại của McCollum.
Người đồng sáng lập (thứ tư) của Facebook chính là Dustin Moskovitz. Người bạn cùng phòng này của Mark Zuckerberg đã rời Havard cùng với bạn để tới California phát triển "gã khổng lồ xanh". Vào tháng 11 năm 2009, Moskovitz đã rời ghế giám đốc kỹ thuật của Facebook để mở ra dự án riêng cho mình mang tên Asana.
Ngay sau khi Moskovitz ra đi, Adam D'Angelo đã được Zuckerberg mời về thay thế vị trí giám đốc công nghệ của mạng xã hội lừng danh. Một điều thú vị là D'Angelo là một trong những người bạn thân thiết nhất của Zuckerberg tại trường Trung học. Tháng 6 năm 2008, D'Angelo cũng rời Facebook để tìm hướng đi riêng cho mình. Anh này sau đó đã tạo ra Quora, một mạng xã hội rất được yêu thích tại Brazil và nhiều quốc gia khác.
Cuối cùng là James Paveira. Gia nhập Facebook vào tháng 7 năm 2004, Paveira là một trong những kỹ sư đầu tiên làm việc cho mạng xã hội này. Tuy nhiên sau khi rời công ty vào tháng 8 năm 2007, cũng giống như Andrew McCollum, không một ai có thể biết được tung tích cũng như chỗ làm hiện tại của anh.
Theo Bưu Điện VN
20 nhân viên đầu tiên của Facebook giờ ở đâu? 20 nhân viên này, vì một số lý do nào đó, họ lại gần như chẳng được công chúng biết đến. Những người sáng lập, và cũng là những "nhân viên" đầu tiên của Facebook, Mark Zuckenberg, Sean Parker hay Eduardo Saverin đều đã được báo chí nhắc đến rất nhiều. Trong một chừng mực nào đó, họ đã trở thành "bộ mặt"...