Mark Zuckerberg lần đầu khoe găng tay xúc giác
Nguyên mẫu găng tay hỗ trợ tương tác AR và VR, nằm trong dự án bí mật của Meta, lần đầu xuất hiện trên tay của Mark Zuckerberg.
“Nhóm Reality Labs của Meta đang phát triển găng tay xúc giác với mục tiêu giúp người dùng có cảm giác thực tế khi tương tác trong metaverse. Một ngày nào đó, bạn sẽ có thể cảm nhận kết cấu và lực khi chạm vào các vật ảo”, CEO Meta viết trên Facebook sáng nay.
Mark Zuckerberg trải nghiệm găng tay haptics mới.
Trong video, Zuckerberg mang găng tay kết hợp kính VR và lần lượt chạm vào mặt bàn, di chuyển quân cờ, xúc xắc, rút thanh gỗ… Tất cả được thao tác trên môi trường ảo được mô phỏng. Video nhanh chóng gây sốt với 30.000 lượt thích và gần 5.000 bình luận sau khoảng 9 tiếng xuất hiện. Đa phần tỏ ra thích thú với găng tay mới và mong muốn sớm được trải nghiệm.
7 năm phát triển
Theo The Verge, găng tay haptics là thiết bị nằm trong một dự án bí mật và tham vọng của bộ phận Reality Labs – mảng chuyên nghiên cứu thực tế ảo và thực tế tăng cường của Meta. Mục tiêu của các nhà phát triển là tạo ra găng tay xúc giác với khả năng tái tạo những trải nghiệm như nắm vật thể hoặc đưa tay chạm dọc theo bề mặt một vật ảo nhưng vẫn cho cảm giác như thật.
Ở mức độ đơn giản, nguyên mẫu haptics được lót 15 miếng đệm bằng nhựa có gờ và bơm hơi bên trong, được gọi là bộ truyền động. Những miếng đệm này được sắp xếp vừa với lòng bàn tay người đeo. Mặt dưới và đầu ngón tay cũng có các cảm biến cực nhạy.
Găng tay hoạt động như một bộ điều khiển VR. Mặt sau có các điểm đánh dấu màu trắng nhỏ, cho phép camera theo dõi ngón tay di chuyển trong không gian. Cảm biến sẽ ghi nhận cử chỉ để tạo thành hoạt động trong môi trường ảo.
Khi người dùng đeo và tham gia trải nghiệm VR, AR, một hệ thống điều khiển tinh vi sẽ ghi nhận các áp lực lên các bộ phận khác nhau của bàn tay thông qua cảm biến. Nếu chạm vào vật thể ảo bằng đầu ngón tay, người dùng sẽ có cảm giác vật thể đó đang “ấn” vào da của mình. Còn nếu đang nắm chặt một món đồ ảo, cơ cấu truyền động trong găng tay cứng lại, tạo ra cảm giác cầm nắm như thật. Những cảm giác này hoạt động cùng với âm thanh và hình ảnh đi kèm để tạo ra “ảo giác đụng chạm vật lý”.
Găng tay haptics được bộ phận Reality Labs của Meta nghiên cứu nhiều năm.
Găng tay được Meta phát triển ngay từ khi mua lại công ty Oculus VR vào năm 2014. Hãng đã cho ra đời nguyên mẫu đầu tiên với một ngón tay kèm bộ truyền động duy nhất vào năm 2015.
“Tôi dùng kính VR, nhìn thấy chiếc đĩa ảo, sau đó thử cọ xát với bề mặt và cảm giác như đang chạm vào lớp gốm thô”, Michael Abrash, người đứng đầu Reality Labs, mô tả về thiết bị mới cách đây 6 năm.
Công nghệ mà Reality Labs áp dụng dựa trên lĩnh vực robot mềm, thay thế các động cơ cồng kềnh bằng các van khí nhỏ. Các thiết bị dùng cảm ứng mô phỏng như vậy không mới, nhưng đều là các sản phẩm chuyên dụng, chủ yếu được sản xuất để bán cho quân đội, một số ngành công nghiệp hoặc học viện.
Trong khi đó, Meta hướng thiết bị của mình đến nhiều người dùng hơn. “Nếu găng tay xúc giác được đưa vào thực tế, Meta có thể đảm bảo một tương lai rộng mở hơn với metaverse khi thu hút nhà phát triển cũng như người dùng mới nhiều hơn”, một chuyên gia bình luận.
Theo Reality Labs, găng tay haptics là một trong nhiều phương pháp điều khiển cho kính và tai nghe VR, AR tương lai. Bên cạnh đó, nhóm này cũng triển khai giải pháp EMG – hệ thống đọc tín hiệu thần kinh trên cánh tay và chuyển thành hành động trong môi trường số. Meta từng mua lại công ty thiết bị đeo tay EMG CTRL-Labs vào năm 2019 cũng nhằm mục tiêu này.
Dù vậy, hiện còn nhiều rào cản đối với việc sản xuất găng tay xúc giác đại trà. “Thực tế, thiết bị chỉ mang lại cảm giác về đường nét của vật thể, không có sự phân biệt rõ ràng giữa các bề mặt. Nó chủ yếu dựa vào sức mạnh gợi ý của âm thanh và hình ảnh cho người dùng tưởng tượng”, kỹ sư Katherine Healy của Reality Labs cho biết.
Bên cạnh đó, Healy cũng cho rằng kích thước găng tay còn quá lớn và cần tinh chỉnh trước khi đưa ra thị trường để không gây khó chịu cho người đeo. Việc cải tiến có thể mất thêm vài năm.
Ngoài ra, nếu găng tay được thương mại hóa, chúng sẽ đối mặt với những thách thức về quyền riêng tư và bảo mật giống như các thiết bị đeo thu thập thông tin sinh trắc học khác. Các chuyên gia lo ngại thiết bị này có thể theo dõi, thu thập và phân tích chuyển động vật lý của con người. Tuy vậy, Abrash khẳng định Reality Labs chỉ phát triển găng tay haptics để kết hợp với kính VR nhằm phục vụ cho các nội dung thực tế ảo.
Meta bị kiện đòi 100 tỷ USD vì "Hồ sơ Facebook"
Tổng chưởng lý bang Ohio (Mỹ), Dave Yost, cho biết vừa đệ đơn kiện Meta, công ty mẹ Facebook, dựa trên các tiết lộ của cựu nhân viên Frances Haugen và tài liệu nội bộ.
Thay mặt Hệ thống Hưu trí công chức Ohio và các nhà đầu tư khác, ông Yost cáo buộc Meta đánh lừa công chúng về thuật toán của họ và nghiên cứu riêng của Meta cũng cho thấy tác hại đối với người dùng. Đơn kiện khẳng định các lãnh đạo Meta vi phạm luật chứng khoán khi đưa ra các tuyên bố sai sự thật về "an toàn, bảo mật và quyền riêng tư của các nền tảng" để tăng giá cổ phiếu. Kể từ khi cựu nhân viên Haugen tiết lộ thông tin và tài liệu nội bộ về Meta hai tháng trước, cổ phiếu Facebook đã giảm khoảng 7%, gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD.
Đơn kiện có đoạn: "Meta liên tục xuyên tạc trước các nhà đầu tư và công chúng về việc sử dụng sản phẩm Facebook không gây hại cho trẻ em, rằng công ty thực hiện các biện pháp tích cực và hiệu quả nhằm ngăn chặn nội dung độc hại và rằng Facebook áp dụng các tiêu chuẩn hành vi một cách bình đẳng với tất cả người dùng". "Các nhà đầu tư Facebook gần đây biết được sự thật khi cựu nhân viên Facebook trở thành người tố giác, đưa ra tài liệu nội bộ cho thấy bị đơn nhận thức được rằng các nền tảng của Facebook tạo điều kiện thuận lợi cho xung đột ý kiến, hoạt động phi pháp và chủ nghĩa bạo lực cực đoan, gây thiệt hại lớn cho người dùng". Đơn kiện liệt kê CEO Mark Zuckerberg, Giám đốc Tài chính David Wehner và Phó Chủ tịch Các vấn đề toàn cầu Nick Clegg làm bị đơn.
Đáp lại, người phát ngôn Meta cho rằng vụ kiện không có giá trị và sẽ bảo vệ bản thân.
Từ tháng 9, tờ Wall Street Journal bắt đầu công khai loạt bài có tên "Hồ sơ Facebook", dựa trên tài liệu nội bộ của bà Haugen, làm dấy lên lo ngại về ảnh hưởng của Instagram lên các cô gái vị thành niên. Thượng viện Mỹ đã tổ chức phiên điều trần với sự tham gia của Giám đốc An toàn toàn cầu Antigone Davis. Sau đó, bà Haugen cũng ra làm chứng và chỉ trích "các sản phẩm của Facebook gây hại cho trẻ em, gây chia rẽ và làm suy yếu nền dân chủ".
Bà Haugen cung cấp tài liệu cho báo chí, Ủy ban Hối đoái và Chứng khoán Mỹ cùng các nhà lập pháp. Một liên minh các hãng tin lớn đã xem xét các tài liệu và đăng tải nhiều bài báo dựa vào chúng. Tài liệu chỉ ra những góc khuất sâu nhất trong các vấn đề lớn của Meta, bao gồm cách tiếp cận nội dung thù địch, tin giả, quản trị tăng trưởng và bảo vệ người dùng trẻ trên nền tảng.
Meta liên tục phủ nhận cáo buộc của bà Haugen và lập luận các tài liệu gây hiểu nhầm về nghiên cứu và hành động của công ty. Không lâu sau "Hồ sơ Facebook", Facebook đổi tên thành Meta và công bố tham vọng xây dựng vũ trụ ảo (metaverse). Hãng cũng thay đổi hoạt động quảng cáo mục tiêu và cách dùng phần mềm nhận diện gương mặt.
Văn phòng ông Yost cho biết đơn kiện của ông "không chỉ đòi bồi thường số tiền đã mất (hơn 100 tỷ USD) mà còn yêu cầu Facebook cải cách triệt để nhằm đảm bảo không đánh lừa công chúng về các hoạt động nội bộ nữa".
Meta bị kiện vì 'coi người dùng là sản phẩm' Bang Ohio đệ đơn kiện Meta vi phạm luật chứng khoán liên bang, coi người dùng là sản phẩm để kiếm lời. David Yost, tổng chưởng lý bang Ohio, cho biết Meta vi phạm luật khi không công khai nghiên cứu về tác hại của nền tảng đối với trẻ em cho các nhà đầu tư. "Facebook nói họ bảo vệ con cái...