Mark Zuckerberg gửi tâm thư thanh minh cho Facebook
CEO của Facebook đăng đàn trên Wall Street Journal nhằm giải thích cách hoạt động của Facebook sau nhiều scandal của năm 2018.
Trong bài viết đặt tên “Những sự thật về Facebook” được đăng tải trên Wall Street Journal, người lãnh đạo của Facebook đã trực tiếp giải thích mục đích tạo ra mạng xã hội này, cách kiếm tiền của Facebook cũng như nói rõ hơn một số hiểu nhầm thường gặp của người dùng đối với mạng xã hội.
CEO của Facebook cho biết mình không hề có ý định xây dựng một công ty toàn cầu khi sáng lập mạng xã hội này:
“Tháng sau, Facebook sẽ tròn 15 tuổi. Khi tôi mở ra Facebook, tôi không có ý định xây dựng một công ty toàn cầu. Lúc đó, tôi nhận ra là mình có thể tìm thấy bất cứ thứ gì trên Internet: âm nhạc, sách hay thông tin, ngoại trừ thứ quan trọng nhất: con người. Do vậy tôi đã mở một dịch vụ để mọi người có thể kết nối và hiểu thêm về nhau. Qua thời gian, đã có hàng tỷ người dùng nhận thấy điều này là hữu ích, và chúng tôi cũng mở ra thêm nhiều dịch vụ khác mà người dùng trên thế giới yêu thích và sử dụng mỗi ngày”.
Mark Zuckerberg cho rằng việc để mọi người kết nối và có tiếng nói là rất quan trọng, và cách tốt nhất để làm việc đó là “cung cấp dịch vụ miễn phí, và quảng cáo giúp chúng tôi làm được điều đó”.
“Thông thường, bạn phải trả tiền để sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ. Còn ở đây, bạn được sử dụng dịch vụ của chúng tôi mà không mất phí, còn chúng tôi làm việc độc lập với nhà quảng cáo để cho bạn thấy những quảng cáo liên quan. Mô hình này có thể hơi khó nắm bắt, và chúng ta đều ít có niềm tin với những hệ thống mà chúng ta không hiểu”.
CEO Facebook đã nhiều lần lên mặt báo và thanh minh cho mạng xã hội Facebook trong thời gian qua.
Ông cũng cho rằng chính mạng Internet trao cho người dùng quyền kiểm soát tốt hơn so với những hình thức quảng cáo cũ.
“Trên Facebook, bạn có thể kiểm soát những thông tin mà chúng tôi dùng để đưa quảng cáo cho bạn xem, và bạn cũng có thể chặn mọi nhà quảng cáo muốn tìm tới bạn. Bạn có thể nhìn thấy lý do bạn được cho xem quảng cáo, và thay đổi tùy chọn để chỉ nhìn thấy những quảng cáo mình thích. Bạn còn có thể dùng công cụ của chúng tôi để biết mọi quảng cáo mà người ta đang phục vụ”.
Video đang HOT
Một trong những hiểu lầm lớn nhất của người dùng, theo Zuckerberg, là Facebook “bán dữ liệu người dùng”. Tuy nhiên, vị CEO này giải thích nói như vậy là trái ngược với cách hoạt động của họ.
“Trong thực tế, bán dữ liệu của người dùng cho nhà quảng cáo là đi ngược lại lợi ích của chúng tôi, bởi nó làm giảm giá trị của dịch vụ với nhà quảng cáo. Chúng tôi có lợi ích khi bảo vệ dữ liệu của người dùng khỏi những người muốn truy cập, xâm phạm”.
Theo Zuckerberg, dữ liệu của người dùng không chỉ được sử dụng để tiếp cận quảng cáo, mà còn cho những mục đích an ninh.
“Chúng tôi cho người dùng toàn quyền kiểm soát dữ liệu nào sẽ được dùng cho quảng cáo, nhưng chúng tôi không để cho họ kiểm soát dữ liệu khi được dùng cho mục đích bảo mật hay vận hành dịch vụ”.
Đối với những nội dung gây hấn hoặc kích động, CEO của Facebook cho biết mạng xã hội này không cố tình giữ chúng lại để lôi kéo người tương tác. Ngược lại, theo ông, chính những nội dung tiêu cực này sẽ khiến Facebook mất đi người dùng về lâu dài.
“Lý do duy nhất khiến những nội dung tiêu cực còn tồn tại là do con người và hệ thống trí tuệ nhân tạo chúng tôi sử dụng để lọc nội dung vẫn chưa hoàn hảo, chứ không phải chúng tôi cố tình làm vậy. Hệ thống của chúng tôi vẫn đang được cải tiến mỗi ngày”.
Không chỉ Mark Zuckerberg, vị “phó tướng” của ông là bà Sheryl Sandberg cũng gặp nhiều chỉ trích và căng thẳng trong năm 2018.
Đây không phải là lần đầu tiên CEO của Facebook phải chính thức xuất hiện trên mặt báo và giải thích về mạng xã hội này.
Năm 2018 là một năm đầy khó khăn của Facebook, với một loạt scandal về lộ dữ liệu người dùng, hành động quá chậm về vấn đề can thiệp bầu cử và nhiều lần hệ thống chập chờn. Việc dung túng cho fake news và quảng cáo xấu bào mòn lòng tin của người dùng lẫn công chúng, ảnh hưởng đến cả tình hình chính trị ở nhiều quốc gia.
Cả hai nhà lãnh đạo của Facebook đều đã phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ, Nghị viện Châu Âu hoặc các ủy ban chuyên trách. Tuy nhiên, khi nhìn lại năm 2018 thì CEO Facebook cho rằng mình đã hoàn thành tốt mục tiêu “sửa những vấn đề của Facebook” đặt ra hồi đầu năm.
Theo zing
Mark Zuckerberg mất tới 15 tỷ USD trong năm bê bối của Facebook
Nhà sáng lập Facebook đã mất gần một phần tư giá trị tài sản ròng của mình sau một năm rất tồi tệ đối với Gã khổng lồ truyền thông xã hội.
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc điều hành (CEO) Facebook Mark Zuckerberg
Nhà sáng lập Facebook đã mất gần một phần tư giá trị tài sản ròng của mình sau một năm rất tồi tệ đối với Gã khổng lồ truyền thông xã hội.
Theo Money Magazine (Tạp chí Tiền tệ), Mark Zuckerberg, tỷ phú 34 tuổi, mất ít nhất 15 tỷ USD vì những tin tức xấu liên tục bủa vây hãng truyền thông xã hội khổng lồ của ông.
Money Magazine đã đưa ra một dòng thời gian những thất bại và vấp ngã trong suốt năm qua khiến tỷ phú này trượt dốc trong danh sách những người giàu nhất hành tinh.
Bắt đầu từ tháng 3, khi Christopher Wylie, người đồng sáng lập công ty phân tích dữ liệu Cambridge Analytica, tiết lộ đã chiếm đoạt 50 triệu dữ liệu của người dùng Facebook (sau đó sửa đổi lên tới 87 triệu tài khoản) và sử dụng những dữ liệu có được tác động tới cử tri phục vụ cho chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ của ông Trump năm 2016.
Người sáng lập Facebook đã tạm thời mất 13 tỷ USD về vụ bê bối này khiến ông phải thừa nhận rằng công ty của mình có thể đã phạm sai lầm khi không chủ động xử lý vi phạm dữ liệu.
Do doanh số mờ nhạt và triển vọng tăng trưởng kém hơn, khiến các nhà đầu tư ngoảnh mặt với Facebook. Zuckerberg cũng thừa nhận rằng lỗ hổng bảo mật trong vụ bê bối Cambridge Analytica trước đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Sau đó, Facebook và Zuckerberg tiếp tục chịu thêm cú sốc nữa khi trải qua ngày giao dịch tồi tệ nhất về giá trị cổ phiếu trong lịch sử chứng khoán Mỹ. Facebook đã công bố báo cáo thu nhập quý 2 sau giờ giao dịch vào ngày 25/7 với mức giá cao nhất mọi thời đại là 217,50 USD/cổ phiếu.
Nhưng sang đến ngày hôm sau 26/7, cổ phiếu của Facebook đã mất hơn 20% giá trị. Zuckerberg cũng mất 15,9 tỷ USD vào cuối ngày và thêm 2,2 tỷ USD trong những ngày tiếp theo.
Với sự sụt giảm cổ phiếu đang diễn ra, Money Magazine cảnh báo về một tương lai u ám của mạng xã hội lớn nhất thế giới khi dẫn lại lời phát biểu của đồng sáng lập WhatsApp (ứng dụng nhắn tin thuộc Facebook) khi rời khỏi công ty đã tweet trên Twitter rằng: "Đã đến lúc. #deletefacebook."
Vào tháng 11, trước khi mọi thứ có thể lắng xuống, tờ New York Times bất ngờ thả "quả bom" khi đưa tin cáo buộc tác giả 'Lean In' và vai trò của COO Facebook Sheryl Sandberg trong một loạt các vụ bê bối của công ty như phớt lờ việc tấn công mạng của tin tặc Nga, làm ngơ cho việc lạm dụng dữ liệu của Cambridge Analytica và thậm chí nói dối về việc thuê công ty dữ liệu nhắm tới tỷ phú George Soros.
Facebook thậm chí còn bị các chuyên gia nhân quyền của Liên hợp quốc chỉ trích vì để truyền bá ngôn từ thù hận dẫn đến cái gọi là "nạn diệt chủng Rohingya" ở Myanmar.
Đế chế tài chính của Zuckerberg hiện ở mức 57 tỷ USD so với 75 tỷ USD vào đầu năm, chịu tổn thất lớn nhất trong số các tỷ phú ở trong bảng xếp hạng 500 tỷ phú hàng đầu thế giới Bloomberg Billionaires Index.
Hiện Zuckerberg vẫn đứng ở vị trí thứ sáu trong danh sách tỷ phú của Bloomberg Billionaires Index./.
Theo Báo Mới
Facebook nháo nhào như đánh trận: Sếp to đổ lỗi sếp nhỏ, người cục cằn cáu giận, người lo sợ mất ghế Tất cả xảy đến vì những scandal áp lực dồn ép quá nhiều lên ban lãnh đạo của Facebook, đứng đầu là Mark Zuckerberg. Theo nguồn tin riêng từ thời báo uy tín Wall Street Journal, Giám đốc Điều hành thứ cấp (COO) của Facebook - Sheryl Sandberg - đang tỏ ra lo lắng về ghế ngồi của mình tại công ty sau...