Mập mờ tên gọi “trường quốc tế”: Có không ít trường tự “gắn mác” cho mình

Theo dõi VGT trên

Đánh vào tâm lý muốn tìm trường có cơ sở vật chất, có môi trường quốc tế, có giáo viên nước ngoài… đã có không ít trường phổ thông tự gắn cho mình cái mác “quốc tế”.

Mập mờ tên gọi trường quốc tế: Có không ít trường tự gắn mác cho mình - Hình 1

Học sinh một trường quốc tế tại TPHCM

Bạt ngàn các thể loại trường quốc tế

Có cậu con trai duy nhất năm nay vào lớp 10, chị Vân Trang (quận 3) quyết định tìm trường quốc tế cho con học. Chị tâm sự: “Suốt 9 năm con học trường công, toàn là trường điểm, trường chuẩn của quận nhưng tôi thấy con học nặng nề quá. Năm nay tôi tìm trường quốc tế cho con, một phần để con học nhẹ nhàng hơn, một phần để chuẩn bị trước môi trường cho con đi du học sau khi học hết lớp 12″.

Được bạn bè giới thiệu và tìm hiểu, chị quyết định cho con đăng ký vào trường quốc tế Tây Úc với học phí hơn 132,5 triệu đồng/năm, chưa kể phí nhập học 15 triệu đồng và các khoản khác như đồng phục, tiền ăn…

Không khó để tìm kiếm thông tin về các “trường quốc tế” trên mạng internet với các lời giới thiệu hoa mỹ và mức học phí từ vừa vừa đến cao ngất ngưởng.

Trường có mức học phí “khủng” có thể kể đến là Trường TH, THCS và THPT Bắc Mỹ với học phí 2 buổi/ngày của trường là hơn 48 triệu đồng/tháng. Mức học phí này chưa tính chi phí nội trú 9.600.000đ/tháng hoặc phí bán trú 3.375.000đ/tháng. Trường Quốc tế TPHCM có mức học phí từ khoảng hơn 475 triệu – hơn 700 triệu đồng/năm tùy theo từng lớp học. Trường quốc tế Renaissance Sài Gòn có mức học phí từ lớp 1 hơn 422 triệu đồng/năm và đến lớp 11, 12, mức học phí khoảng 657 triệu đồng/năm.

Các trường có mức học phí dao động từ 10 triệu đến dưới 20 triệu đồng/tháng có thể kể đến Trường THCS – THPT Châu Á Thái Bình Dương học phí 19 triệu đồng; Trường THCS-THPT Việt Anh gần 11 triệu đồng; Trường Việt Mỹ Anh gần 10 triệu đồng; Trường TH, THCS, THCP Nam Mỹ 9 triệu đồng…

Hầu hết các trường này đều có những lời giới thiệu rất ấn tượng như “môi trường học tập quốc tế”, “giáo viên bản ngữ”, “chương trình quốc tế”…

TPHCM chỉ có 21 trường có yếu tố nước ngoài

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GDĐT TPHCM cho biết, hiện nay đang có sự nhầm lẫn rất lớn giữa “trường tư ” và “trường có yếu tố nước ngoài” tại TP.HCM. Bởi trên thực tế, các trường tư thục đã được phép giảng dạy các chương trình quốc tế hoặc chương trình tích hợp, họ tự gắn mác trường quốc tế, nên phụ huynh nghĩ chỉ cần giảng dạy chương trình nước ngoài sẽ là trường quốc tế. Trong khi đó trường có yếu tố nước ngoài phải do tổ chức nước ngoài thành lập, có vốn đầu tư nước ngoài, dạy chương trình nước ngoài cho con em là người nước ngoài ở TP.HCM và một bộ phận học sinh người Việt sinh sống tại TP.HCM.

Tính đến thời điểm hiện tại, theo số liệu chính xác của Sở GDĐT TPHCM, toàn thành phố chỉ có 21 trường phố thông có yếu tố nước ngoài. Ông Hiếu cho biết, đây là 21 trường đã được cấp phép và công nhận là trường có yếu tố nước ngoài (hay còn gọi là trường quốc tế), những trường không nằm trong danh sách này chỉ được gọi là trường tư thục. Theo danh sách đó, những trường được gắn mác “quốc tế” có học phí “khủng” như Trường Bắc Mỹ, Trường Tây Úc, Trường Châu Á Thái Bình Dương, Trường Việt Mỹ Anh… đều không phải là trường quốc tế đúng nghĩa.

Danh sách 21 trường phổ thông có yếu tố nước ngoài tại TPHCM:

Trường TH-THCS-THPT Việt Úc

Trường Song ngữ quốc tế Horizon

TAS International School

Video đang HOT

Trường Quốc tế Úc

Trường Quốc tế Đức TPHCM

Trường Quốc tế châu Âu

Trường Quốc tế dạy bằng tiếng Anh (British International School)

Trường Quốc tế TPHCM

Trường Hàn Quốc

Trường Nhật Bản

Trường Đài Bắc

Trường TH-THCS-THPT Khai Sáng

Trường Quốc tế Nam Sài Gòn

Trường Quốc tế Mỹ

Trường THCS-THPT Đinh Thiện Lý

Trường TH-THCS-THPT Canada

Trường Pháp quốc tế Marguerite Duras

Trường THCS, THPT quốc tế APU

Trường TH, TCHS, THPT quốc tế Saigon Pearl

Trường THCS, THPT quốc tế Anh Việt

Trường Quốc tế Singapore.

Theo infonet

'Cho con học trường quốc tế, chúng tôi không có đường quay lại'

Trong khi gia đình khá giả Trung Quốc gạt bỏ băn khoăn, cho con vào trường quốc tế, không ít người nước ngoài lại chọn trường công để con thành thạo tiếng Trung và rèn kỷ luật.

Sau quãng thời gian dài băn khoăn, suy nghĩ, Lily Li, nhân viên công ty đa quốc gia ở Bắc Kinh, Trung Quốc, quyết định cho con gái Flora, 6 tuổi, theo học tại trường quốc tế gần nhà. Suy xét cẩn thận, vợ chồng cô đều cho rằng triết lý và chất lượng giáo dục trường quốc tế tốt hơn hẳn trường công.

Người mẹ 39 tuổi này là một trong số nhiều phụ huynh thuộc tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc cố gắng dồn tiền để cho con theo học trường quốc tế. Điều đó cũng đồng nghĩa việc họ phải nỗ lực nhiều để con có thể theo đến cùng, ít nhất đến khi du học.

Cho con học trường quốc tế, chúng tôi không có đường quay lại - Hình 1

Cho con theo học trường quốc tế nhiều khi là quyết định liều lĩnh của phụ huynh thuộc tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc vì "cuộc chơi dài hơi" khá tốn kém. Ảnh: NIS China.

Không có đường quay lại

Một trong những khó khăn lớn nhất của gia đình Lily là tài chính. Trung Quốc có hơn 730 trường quốc tế và thêm hàng chục trường mới mở mỗi năm.

Theo khảo sát của ExpatFinder.com dựa trên 688 trường ở 27 nước, đất nước này cũng có học phí trung bình trường quốc tế cao nhất, gần 33.600 USD.

Trong trường hợp gia đình Lily Li, Flora học tại trường giảng dạy chương trình Tú tài quốc tế. Học phí bậc tiểu học ở mức 22.800 USD. Học phí tăng 5%-10% mỗi năm. Trước khi quyết định cho con theo học, vợ chồng Lily phải cân nhắc đến khả năng duy trì tài chính ổn định trong ít nhất 20 năm tiếp theo.

"Chọn cho con học trường quốc tế, chúng tôi không có đường quay lại", người phụ nữ 39 tuổi chia sẻ.

Cô giải thích trước khi cho con vào trường quốc tế, gia đình phải quyết định không đăng ký xueji (tài liệu cho phép trẻ em đăng ký hợp pháp vào trường công lập). Hết thời hạn đăng ký, gia đình hầu như không có cách nào xoay xở để có được xueji.

Không chỉ vợ chồng Lily, nhiều phụ huynh thuộc tầng lớp khá giả cũng rơi vào tình thế lưỡng lự tương tự khi con đến tuổi đi học.

Trước đó, các trường có vốn đầu tư nước ngoài như Quốc tế Bắc Kinh, Quốc tế Anh Bắc Kinh, Quốc tế Canada Bắc Kinh tuyển sinh dựa trên quốc tịch của phụ huynh. Do đó, số lượng trẻ Trung Quốc được nhận vào không nhiều.

Gần đây, khi nhu cầu cho con tiếp cận nền giáo dục phương Tây của người Trung Quốc tăng, hàng loạt trường quốc tế tư nhân mọc lên, tăng số lượng tuyển sinh đối với trẻ bản địa.

Cơ hội theo học trường quốc tế lớn hơn đồng nghĩa phụ huynh phải phân vân nhiều hơn về con đường học tập của con. Thông thường, họ bắt đầu tìm hiểu các trường lúc con 3-4 tuổi. Lúc này, họ phải đối mặt quyết định khó khăn - chi hàng triệu nhân dân tệ mua hộ khẩu hoặc mua căn hộ để đủ điều kiện làm thủ tục cư trú cho con học trường công hay bỏ ra số tiền tương đương để trẻ học trường quốc tế.

Và tương tự như trường hợp gia đình Lily, phụ huynh phải xác định đây là cuộc đua dài hơi vì ngừng học tại trường quốc tế sang trường công lập gần như là điều không thể.

Người nước ngoài chọn trường công

Trong khi không ít phụ huynh cố "gồng mình" để cho con học trường quốc tế, nhiều người nước ngoài ở Trung Quốc lại gửi con vào trường công lập để trẻ có thể thông thạo tiếng Trung và trải qua thời đến trường nhẹ nhàng hơn.

Điều này tưởng chừng vô lý khi giáo dục công lập Trung Quốc cùng kỳ tuyển sinh đại học khắc nghiệt vốn được coi như gánh nặng đè trên lưng trẻ em trong gần 18 năm đầu đời.

Cho con học trường quốc tế, chúng tôi không có đường quay lại - Hình 2

Điều hành công ty công nghệ giáo dục và giàu có, vợ chồng Gloria Crawford vẫn quyết định cho 3 con theo học trường công lập. Ảnh: South China Morning Post.

Nhưng trên thực tế, việc theo học trường quốc tế không thoải mái khi với nhu cầu ngày càng lớn, các trường phải tuyển sinh khắt khe và chỉ nhận khoảng 1/5 số lượng ứng tuyển.

Ngoài ra, khi vào trường quốc tế, trẻ phải chuẩn bị cho cuộc đua vào đại học, thường là các trường danh tiếng ở phương Tây. Điều này đồng nghĩa việc họ phải cạnh tranh với bạn cùng trường, thêm khoảng 10.000 người Trung Quốc đang theo học tại các trường ở Mỹ, chưa kể đến học sinh các nước khác.

Vì vậy, vợ chồng Gloria Crawford, người điều hành một công ty công nghệ giáo dục ở Bắc Kinh, quyết định cho 3 con học trường công.

"Ở bậc tiểu học, trường công lập chú trọng việc tạo dựng nền tảng ngôn ngữ. Cách họ dạy chữ tương tự các môn khác như Toán, Khoa học. Nhờ đó, con tôi giỏi Toán hơn. Đây là lợi thế khi chúng tôi trở lại Mỹ. Ngoài ra, chúng cũng kỷ luật, bền bỉ hơn, có lợi cho việc giải quyết khó khăn sau này", Gloria giải thích.

Theo South China Morning Post, hiện tại, bà và 3 đứa con đều hài lòng về lựa chọn này. Trey Crawford, 13 tuổi, hiện là học sinh nước ngoài duy nhất trong lớp tại trường trung học trực thuộc ĐH Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh. Trey cho biết cậu được giáo viên ưu ái hơn bạn cùng lớp.

"Tiếng Anh quá đơn giản với em nên giáo viên cho phép em đọc tiểu thuyết trong giờ học. Em lớn lên cùng các bạn người Trung Quốc nên cũng thông thạo ngôn ngữ này", nam sinh chia sẻ.

Betty, bà mẹ Mỹ làm trong ngành giáo dục, cũng cho hai con theo học trường Tiểu học Tây Kiều Bắc Kinh, một phần vì tiền học phí trường quốc tế vượt quá khả năng chi trả. Betty chưa từng tiếc nuối vì gia đình không đủ điều kiện cho con học trường "sang".

"Tôi rất hài lòng. Giáo viên dạy dễ hiểu, bạn học thân thiện. Con tôi thành thạo tiếng Trung, không mắc khẩu âm người Mỹ", cô nói.

Đương nhiên, người mẹ này phải dạy thêm tiếng Anh cho con tại nhà, vì đây là điểm yếu của nhiều trường công lập.

Ngoài ra, ra cả Betty và Gloria, cũng như nhiều gia đình người nước ngoài "từ bỏ" trường quốc tế ở Trung Quốc, đều chú trọng việc khuyến khích con phát triển tư duy, tránh đi theo lối mòn do ảnh hưởng từ giáo dục trường công.

Nhìn chung, xét về mục tiêu để con thành thạo tiếng Trung và rèn luyện kỷ luật, họ cảm thấy hài lòng khi đánh đổi trường quốc tế để cho con học trường công lập.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh cuối cùng của nghệ sĩ Lê Phương vừa qua đời do va chạm xe tải
06:58:39 05/11/2024
Mẹ tôi làm con dâu suýt sẩy thai, sinh con xong vợ tôi dứt khoát ly hôn
07:28:14 05/11/2024
Bức ảnh tiên tri số phận bi đát của Triệu Vy, Lâm Tâm Như và Phạm Băng Băng mấy chục năm trước khiến netizen "lạnh sống lưng"
07:52:09 05/11/2024
"Kỳ Duyên ém mọi cái đến lúc quan trọng mới bung, sẽ khiến mọi người sửng sốt!"
07:13:17 05/11/2024
Nhìn cách nuôi con của vợ chồng Lee Byung Hun: Người yêu chiều, người nghiêm khắc... nhưng luôn cùng nhau làm điều này cho con
06:47:22 05/11/2024
Sao nam Việt mắc HIV đăng đàn nghi bị hãm hại
10:04:25 05/11/2024
Hà Hồ hạnh phúc khoe ảnh đón sinh nhật của Lisa và Leon, mới 4 tuổi đã được giáo dục cẩn thận thế này
08:00:45 05/11/2024
Mẹ đơn thân suy sụp vì chồng tương lai bất ngờ đưa ra điều kiện muốn cưới phải góp 2 tỷ
07:09:40 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Khuyên chân thành: 7 cách thiết kế nhà giúp sống chung với bố mẹ chồng vui vẻ, hòa thuận

Sáng tạo

13:34:07 05/11/2024
Nhà tôi có 7 thiết kế thân thiện với bố mẹ già, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung lại giúp cuộc sống trở nên vui vẻ, dễ dàng.

Nữ danh ca dám tát Hoài Linh là ai?

Sao việt

13:31:40 05/11/2024
Hương Lan được xem là nữ danh ca số 1 trong dòng nhạc dân ca Nam Bộ, đến nay chưa một ai vượt qua được. Cô còn hát được cả cải lương rất hay, đúng chất con nhà nòi.

Lisa bị miệt thị "hư hỏng" vì hở bạo chưa từng thấy, 1 sao nhí phản ứng bất ngờ

Sao châu á

13:24:06 05/11/2024
Hành động của Lil Tay nhận được nhiều sự ủng hộ của cư dân mạng. Đa số đều cho rằng trang phục của Lisa phù hợp với show diễn nội y, và nữ idol không xứng bị mạt sát như vậy.

Giúp da khỏe đẹp với thực phẩm giàu flavonoid

Làm đẹp

13:19:50 05/11/2024
Cách sử dụng tốt nhất để đảm bảo hấp thụ đủ lượng flavonoid là ăn nhiều trái cây tươi, rau quả tươi hàng ngày. Nếu chế biến qua nhiều công đoạn thì hàm lượng flavonoid có thể bị giảm đi.

"Cô gái xấu xí" Minh Khuê nói lý do hiếm hoi nhận lời đóng cảnh nóng 18+

Hậu trường phim

13:07:12 05/11/2024
Trước đây, Minh Khuê từng chia sẻ rất ngại đóng cảnh nóng, thậm chí, cô sẵn sàng từ chối nếu biết vai diễn có những cảnh thân mật về thể xác.

Bị đau đầu uống trà gừng được không?

Sức khỏe

13:05:39 05/11/2024
Uống trà gừng ấm vào buổi tối trước khi ngủ sẽ góp phần làm giảm các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn... hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu và giúp ngủ ngon hơn.

Lý giải sức hút từ bi kịch trong phim kinh dị gắn mác 18+ "Thần dược"

Phim âu mỹ

12:50:36 05/11/2024
Bộ phim kinh dị The Substance (Thần dược) với sự góp mặt của nữ diễn viên kỳ cựu Demi Moore, được gán mác 18+ khi trình chiếu tại Việt Nam.

Khởi tố vụ án vi phạm đấu thầu tại dự án trạm quan trắc nước Bạc Liêu

Pháp luật

12:04:11 05/11/2024
Ngày 4.11, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, liên quan dự án xây dựng 3 trạm quan trắc nước mặt tự động, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu đã ra quyết định khởi tố vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Man City dốc hầu bao vì Rodrygo

Sao thể thao

11:48:52 05/11/2024
Đội bóng nước Anh dự định hỏi mua tiền đạo người Brazil với giá 150 triệu euro, nhằm hy vọng mua cầu thủ này về sân Etihad để bổ sung sức mạnh hàng công.

Say đắm mọi ánh nhìn chỉ với hai tông màu trắng đen

Thời trang

11:40:27 05/11/2024
Dù bao nhiêu mùa mốt, bao xu hướng đến rồi đi, trang phục mang hai tông màu trắng đen vẫn được yêu thích một cách bền bỉ, vững chãi.

Khán giả chi hàng chục triệu đồng cho concert "Anh trai" tại Hà Nội

Nhạc việt

11:16:04 05/11/2024
Sự kiện âm nhạc Anh trai say hi và Anh trai vượt ngàn chông gai tạo sức hút mạnh mẽ tại Hà Nội. Người hâm mộ sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng để mua vé dù Ban tổ chức chưa chính thức mở bán.