Manila phản đối Bắc Kinh tự ý cải tạo các đảo tranh chấp ở Trường Sa
Hôm 14/06/2014 Philippines cho biết đã gởi công hàm phản đối Bắc Kinh về việc cải tạo đất ở một rạn san hô tranh chấp tại quần đảo Trường Sa. Đây là lần phản kháng thứ tư trong vòng ba tháng qua
Công hàm phản đối của Philippines liên quan đến Đá Ken Nan (McKeenan Reef) thuộc Trường Sa – REUTERS /Erik De Castro
Công hàm phản đối mới của Manila liên quan đến Đá Ken Nan (McKeenan Reef) thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, nơi căng thẳng không ngừng tăng lên do Trung Quốc thường sử dụng các chiến thuật đe dọa các quốc gia khác cũng tranh chấp quần đảo này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Charles Jose tuyên bố công hàm đã được gởi đi tuần rồi. Ông nói rằng Trung Quốc đang cải tạo đất tại đây, nhưng không cho biết Bắc Kinh có trả lời hay không.
Hồi tháng Tư, Philippines đã gởi công hàm phản đối sau khi Trung Quốc xây dựng quy mô và di chuyển đất với khối lượng lớn tại Đá Gạc Ma (Johnson South Reef, thuộc cụm Sinh Tồn), có thể là nhằm biến đổi đảo này thành một hòn đảo có đường băng kiên cố, làm cơ sở cho việc tuyên bố vùng nhận diện phòng không tại Biển Đông. Đây là hòn đảo mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam trong trận hải chiến Trường Sa ngày 14/03/1988 làm 64 lính hải quân Việt Nam thiệt mạng.
Video đang HOT
Tiếp theo, Philippines lại phản đối việc Trung Quốc xây dựng tại Đá Gaven và Đá Lạc (Gaven Ree, thuộc cụm Nam Yết), Đá Châu Viên (Cuateron Reef, thuộc cụm Trường Sa). Bắc Kinh bác bỏ các phản kháng của Manila, với lý do đó là lãnh thổ của Trung Quốc.
Cả bốn đảo trên đều đang bị quân Trung Quốc chiếm cứ, nhưng Việt Nam và Philippines đòi hỏi chủ quyền.
Philippines đã đưa vấn đề tranh chấp lên một tòa án Liên Hiệp Quốc hồi tháng Ba, tố cáo các yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện.
Ngoài quần đảo Hoàng Sa đã chiếm được bằng vũ lực từ tay Việt Nam Cộng Hòa năm 1974, Trung Quốc yêu sách chủ quyền không chỉ đối với quần đảo Trường Sa, mà hầu như toàn bộ Biển Đông, và ngày càng tỏ ra hung hăng hơn.
Trong những tuần lễ gần đây, Trung Quốc không ngày nào không cho tàu bè đủ loại trong đó có các tàu quân sự uy hiếp các tàu kiểm ngư và tàu cá Việt Nam hoạt động xung quanh khu vực giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 mà Bắc Kinh ngang nhiên đặt tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam ở gần Hoàng Sa.
Hôm nay 14/06/2014, một tàu quân sự giả dạng của Trung Quốc đã hướng nòng pháo về phía tàu cảnh sát biển Việt Nam, hung hãn đâm va, một tàu quét mìn Trung Quốc cũng ngang nhiên đe dọa. Thế nhưng hôm qua Bắc Kinh lại đóng vai nạn nhân, to tiếng cáo buộc là tàu Việt Nam đâm vào các tàu Trung Quốc đến 1.500 lần.
Theo NTD/RFI
Trung Quốc muốn tặng tàu chiến cho Philippines?
Như một dấu hiệu thể hiện tình hữu nghị và thiện chí của Philippines, Trung Quốc cũng muốn theo bước chân của Hàn Quốc tặng tàu chiến cho Manila, tờ China Chinhua News đưa tin cho biết.
Trung Quốc muốn tặng tàu chiến hộ tống, tàu vận tải quân sự đã qua sử dụng giống như Hàn Quốc đã công bố tặng Philippines cách đây không lâu. Seoul tặng Hải quân Philippines cả thuyền cao su và máy tính phục vụ hoạt động quân sự vào cuối năm 2014.
Theo một quan chức quân sự hàng đầu của Trung Quốc cho biết: "Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ và tặng tàu, khi Hải quân Philippines thiếu khí tài quân sự. Thật là thời điểm thích hợp và cũng là cơ hội tốt để họ nhận những chiếc tàu này bởi nhiều năm trước, 3 chiếc tàu của Trung Quốc đã ngừng hoạt động và đang được sửa chữa tại cơ sở nhà máy đóng tàu quân sự hỏng của chúng tôi. Vì chúng tôi không sử dụng nó nữa, họ (Philippines) có thể sử dụng một cách thông minh như chiếc tàu BRP Sierra Madre mà họ neo ở Bãi Cỏ Mây, dùng chúng như một tiền đồn quân sự".
La Viện - Thiếu tướng quân đội Trung Quốc. Ông là người có tư tưởng diều hâu hiếu chiến bậc nhất trong quân đội Trung Quốc.
Vị quan chức này còn nói thêm: "Chính phủ Philippines cũng có thể neo 3 chiếc tàu này ở bất cứ nơi nào họ muốn, miễn không phải là ở trên lãnh hải của chúng tôi. Có lẽ họ nên đặt ở bãi nổi Benham, nơi trước đó đã Liên Hợp Quốc đã trao lại (cho Philippines). Chúng sẽ là một sự hỗ trợ tốt và là một tiền đồn quân sự tốt tại vị trí này".
Về phía Philippines, họ đã bỏ qua việc này. Theo Manila, đó chỉ là một thái độ giả vờ thân thiện của Trung Quốc, tờ Manila Live Wire đưa tin cho biết.
Bãi nổi Benham nằm ở phía đông bắc của đảo Luzon gần tỉnh Aurora. Khu vực này tin là giàu khoáng chất, khí mỏ và tài nguyên biển khác nhau.
Bài viết được thực hiện dựa vào nguồn thông tin từ trang Manila Live Wire, một trang tin tức của Philippines.
Theo Infonet
Thủ tướng Nhật cảnh báo đanh thép Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết bảo đảm tiến hành các hoạt động tình báo và giám sát cần thiết để bảo vệ những hòn đảo xa xôi của nước này. Thủ tướng Shinzo Abe bảo đảm tiến hành các hoạt động tình báo, giám sát cần thiết để bảo vệ các đảo xa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày...