Mạnh tay với ‘chạy’ trường
Nhiều quận, huyện tại TP.HCM vừa công bố kế hoạch tuyển sinh đầu cấp. Sở GD&ĐT có văn bản nhấn mạnh sẽ xử lý nghiêm các trường hợp “chạy” trường, lớp.
Đặc thù tuyển sinh theo phân tuyến tại TP.HCM với mục đích tránh tình trạng “chạy” trường, giảm áp lực, bảo đảm công bằng cho mọi học sinh (HS) cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế khi một số trường điểm tại các quận, huyện lo lắng chất lượng đầu vào của tuyển sinh.
Trường điểm vẫn muốn thi tuyển
UBND quận 4 vừa công bố kế hoạch tuyển sinh đầu cấp, trong đó đáng chú ý là trường THCS Vân Đồn tuyển sinh theo phương án chọn HS tiêu biểu từ các trường tiểu học mà không theo phân tuyến.
Theo lý giải của UBND quận, trường thuộc địa bàn của nhiều phường và đang xây mới nên không tuyển sinh được nhiều. Tuy nhiên, trong thực tế, trường THCS Vân Đồn và nhiều ngôi trường khác tại các quận, huyện không muốn tuyển sinh theo hình thức phân tuyến.
Có thể kể đến các trường nổi trội ở các quận, như quận 10 có trường THCS Nguyễn Văn Tố, quận 1 có THCS Nguyễn Du, THCS Trần Văn Ơn, quận 3 có THCS Lê Quý Đôn, quận 7 có THCS Nguyễn Hữu Thọ…
Đây là những trường công mà rất nhiều phụ huynh mơ ước bởi chất lượng giáo dục. Trong số này, có những trường được tuyển 50% HS trong tuyến và 50% HS trái tuyến kèm theo các điều kiện. Nhưng có những trường hoàn toàn phải tuyển HS đúng tuyến.
Theo hiệu trưởng một trường THCS, tuyển sinh theo địa bàn cư trú có lợi là giảm áp lực thi cử, tránh tình trạng chạy trường, bảo đảm công bằng cho mọi HS. Tuy nhiên, áp lực đè nặng lên những trường này vì rõ ràng trường vừa phải đáp ứng nhu cầu bảo đảm chỗ học đúng tuyến vừa phải gánh thêm nhiệm vụ đào tạo nguồn HS giỏi, chất lượng cao cho TP. Mâu thuẫn là đầu vào tuyển sinh không được như ý.
Phụ huynh nộp hồ sơ lớp 6 cho con vào trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Ảnh: Tấn Thạnh/Người Lao Động.
Video đang HOT
Một vị hiệu trưởng khác cho rằng chủ trương của ngành GD&ĐT TP.HCM là xóa trường chuyên, lớp chọn ở bậc THCS, kèm thêm yêu cầu cấm thi tuyển vào lớp 6 của Bộ GD&ĐT nhưng vẫn có nhiều trường muốn được như THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Họ muốn được thi tuyển hoặc thực hiện bài khảo sát như cách khảo sát vào lớp 6 mà Trường Trần Đại Nghĩa được làm.
“Nhiều trường THCS dư năng lực đào tạo HS giỏi nhưng không được tự chủ quyền tuyển đầu vào. Nếu để các trường tổ chức thi tuyển chọn HS ở toàn TP và đi kèm theo tự chủ tài chính, rất nhiều phụ huynh sẵn sàng. Ngân sách Nhà nước cấp cho các trường đó hàng năm chuyển sang cho những trường có chất lượng giáo dục kém hơn, đầu tư cho những HS ít điều kiện hơn”, vị này nói.
‘Căng’ vì học sinh tăng mạnh
Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, dự kiến năm học 2017-2018 sẽ tăng 19.833 HS mầm non, 20.199 HS tiểu học, 12.741 HS THCS và 6.319 HS THPT. Trong đó, tập trung tăng nhiều ở các quận 12, Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức… Đây là áp lực không hề nhỏ khi hệ thống trường lớp chưa theo kịp, đồng nghĩa với việc tỷ lệ HS được học 2 buổi/ngày khó tăng so với năm ngoái.
Theo ông Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng phòng GD&ĐT quận Gò Vấp, dự kiến trong năm học mới, số HS từ lớp 5 lên lớp 6 tại quận tăng khoảng 1.700 HS so với năm học trước, từ bậc mầm non lên tiểu học tăng khoảng trên 1.000 cháu. Trong khi đó tại quận Thủ Đức, theo số liệu của UBND quận, năm học 2017-2018, quận sẽ tiếp nhận khoảng 22.450 HS các lớp đầu cấp là lớp lá (5 tuổi), lớp 1 và lớp 6.
So với năm trước, số này tăng hơn 4.200 HS. Trong đó, tăng mạnh nhất là ở khối lớp 5 tuổi khi số trẻ có thể phải tiếp nhận lên đến 8.120 trẻ (tăng hơn 2.000 trẻ), còn lại là ở lớp 1, lớp 6.
Còn tại quận Tân Phú, năm học 2017-2018, quận có số lượng trẻ tăng gần 1.500 so với năm học trước. Cụ thể, toàn quận dự kiến sẽ tuyển hơn 19.000 trẻ vào lớp 5 tuổi, lớp 1 và lớp 6. Trong đó, lớp lá sẽ nhận khoảng 6.000 trẻ, lớp 1 nhận 7.000 trẻ (tăng hơn 800 trẻ), lớp 6 nhận hơn 6.100 trẻ (tăng hơn 800 trẻ).
Với số lượng trẻ tăng mạnh, đây là áp lực không nhỏ với một quận đông dân nhập cư, nhất là việc bảo đảm sĩ số và nâng tỉ lệ học 2 buổi/ngày.
Xử lý nghiêm khắc
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có văn bản hướng dẫn kế hoạch tuyển sinh vào lớp 1. Trong đó, nhấn mạnh sẽ xử lý nghiêm khắc các hiện tượng “chạy” trường, “chạy” lớp.
Sở yêu cầu các đơn vị trường học tổ chức tuyển sinh cần bảo đảm quyền được học tập của HS, công khai, minh bạch và thuận lợi cho HS và cha mẹ HS, bảo đảm mục tiêu phổ cập giáo dục của địa phương.
Việc tuyển sinh của các trường phải bảo đảm đúng yêu cầu, nguyên tắc tuyển sinh, thông báo đầy đủ thời gian và thủ tục đến phụ huynh HS. Nhà trường phải đón tiếp phụ huynh chu đáo, hướng dẫn và giải thích cặn kẽ, rõ ràng, lịch sự. Không bắt buộc phụ huynh HS phải nộp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi.
Trường hợp nào không có giấy gọi trẻ ra lớp thì phải nhẹ nhàng giải thích và báo cáo với lãnh đạo trường để giải quyết kịp thời, không gây trở ngại cho phụ huynh.
Các quận, huyện cần có kế hoạch tuyển sinh lớp 1 cụ thể cho các trường trong kế hoạch xây dựng trường tiên tiến, hiện đại, hội nhập của địa phương.
Theo Đặng Trinh / Người Lao Động
Ngồi nhà nhấp chuột xin cho con học lớp một
Từ ngày 15/6, phụ huynh tại Đà Nẵng muốn đăng ký nhập học cho con vào lớp một và lớp 6 chỉ cần ngồi nhà nhấp chuột, không phải chen lấn nữa.
Chiều 13/6, Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng cho biết sở đã gửi văn bản đến các phòng giáo dục trên địa bàn về việc triển khai phần mềm tuyển sinh trực tuyến đối với cấp tiểu học và THCS năm học 2017-2018.
Theo đó, từ ngày 15/6, phụ huynh ở Đà Nẵng có thể thực hiện đăng ký nhập học lớp một và lớp 6 cho con chỉ cần truy cập vào trang tuyensinhdanang.com. Mỗi học sinh được nhập học vào một trường duy nhất theo hộ khẩu.
Từ ngày 12/6, hệ thống đăng ký trực tuyến này đã mở để phụ huynh học sinh làm quen với cách thức đăng ký.
Phụ huynh Đà Nẵng hết cảnh chen chúc, thức khuya dậy sớm chờ đến lượt nộp hồ sơ nhập học cho con. Ảnh: Kiều Vũ/Pháp Luật TP.HCM.
Như vậy, phụ huynh Đà Nẵng có thể bỏ cách đăng ký học truyền thống là đến tận trường chen lấn, nộp hồ sơ cho con vào tiểu học hay trung học cơ sở. Thay vào đó, họ chỉ cần ở nhà và thực hiện đăng ký trên máy tính thông qua trang web tuyển sinh nói trên.
Việc làm này giúp tiết kiệm thời gian và công sức; loại trừ được những trường hợp như khi đi đăng ký vào trường không mang đủ hồ sơ hay phải chờ đợi, chen lấn hàng giờ mới nộp được.
Theo Sở GD&ĐT Đà Nẵng, thực hiện đăng ký hồ sơ tuyển sinh trực tuyến sẽ thuận lợi bởi phần mềm trực tuyến này có đầy đủ tính năng và hướng dẫn phục vụ cho việc nộp hồ sơ đầy đủ, chính xác. Hệ thống phần mềm sẽ trả lời nhanh chóng khi người đăng ký nhập đầy đủ thông tin.
Sở cũng chỉ đạo bố trí cán bộ phục vụ tuyển sinh trực tuyến tại các phòng giáo dục và các trường của tất cả huyện TP.
Ngoài việc giúp ích cho việc tuyển sinh tiểu học và THCS được tốt hơn, việc áp dụng tuyển sinh trực tuyến này còn mang lại nhiều lợi ích khác như chống tiêu cực, hiện tượng "chạy trường".
Giúp Sở GD&ĐT Đà Nẵng nắm bắt, giám sát được tình hình tuyển sinh cụ thể từng trường trên TP tại bất cứ thời điểm; hỗ trợ xếp lớp; phụ huynh còn có thể đăng ký học bán trú...cho học sinh trên phần mềm.
Sau vài năm, số liệu trên phần mềm có thể giúp cơ quan giáo dục TP đưa ra được những dự báo về tuyển sinh và học sinh, giúp ích cho việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng và đầu tư giáo dục phù hợp tình hình.
Theo Kiều Vui / Pháp Luật TP.HCM
Ba thí sinh bị đình chỉ trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở Nghệ An Theo Sở GD&ĐT Nghệ An, 3 thí sinh vi phạm quy chế do mang điện thoại di động và tài liệu vào phòng thi. Ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Nghệ An, cho biết kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Nghệ An năm nay diễn ra trong thời tiết phức tạp. Trong ngày thi đầu tiên (6/6) gồm hai...