Mạnh tay dẹp bỏ căn bệnh đồng phục
Dư luận bất bình không phải việc nhà trường quy định quần áo học sinh phải mặc giống nhau mà nhiều đồ dùng học tập cũng được yêu cầu “đồng phục”.
LTS: Cứ đến đầu năm học mới thì câu chuyện về đồng phục lại trở thành đề tài được nhiều phụ huynh quan tâm.
Trong bài viết này, cô giáo Phan Tuyết bày tỏ quan điểm của mình về “căn bệnh đồng phục” hiện nay.
Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Câu chuyện đồng phục trong trường học nhiều năm qua đã bị lên án khá nhiều.
Dư luận bất bình không phải việc nhà trường quy định quần áo học sinh phải mặc giống nhau mà nhiều đồ dùng học tập cũng được yêu cầu “đồng phục”.
Chuyện đồng phục đã bị biến tướng khá nhiều. Ngoài một số quy định chung của nhà trường thì chính sở thích của một số thầy cô giáo đã làm câu chuyện đồng phục thêm nặng nề, bí bách.
Câu chuyện về đồng phục trong nhà trường gây ra nhiều ý kiến tranh luận đầu năm học. Ảnh minh hoạ: Vtv.vn
Nhà trường quy định về đồng phục
Có lẻ bây giờ hiếm tìm ra ngôi trường nào học sinh không phải mặc đồng phục đến trường.
Trước là quần áo (nhiều trường phía Bắc còn quy định chi tiết quần áo từng mùa), sau quy định thêm về giày dép. Nào là giày dép đi học thường ngày, giày thể dục…
Đã là quy định phải buộc học sinh chấp hành. Chúng ta từng nghe không ít câu chuyện giám thị cắt hàng chục đôi dép khi học sinh đi không đúng (chỉ đi dép quai hậu nhưng trò lại mang dép lê).
Giáo viên cũng đòi đồng phục
Ngoài những đồng phục theo quy định của nhà trường thì không ít giáo viên cũng tự đặt ra quy định cho riêng mình.
Video đang HOT
Cô em họ có con học tại một trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh gọi điện bức xúc nói với tôi:
“ Ngoài chị có buộc học sinh cái gì cũng phải đồng phục không? Sao có con đi học mà ngày càng khốn khổ thế này?”.
Chưa hiểu ra chuyện gì, cô em nói tiếp “ em đã bao sách vở cho con, ghi nhãn vở hàng chục cuốn.
Nay, cô giáo con em buộc phải bao vở theo màu làm tội tụi em phải xé bỏ đi mua lại bìa bao, nhãn vở khác vừa mất thời gian vừa tốn kém“.
Vỡ lẻ, tôi biết đây không phải là chủ trương của nhà trường. Chuyện bao vở (bìa bọc vở) khác màu chỉ là ý của cá nhân thầy cô giáo ấy.
Tôi biết nhiều giáo viên có thói quen và cho rằng với học sinh mọi cái phải đồng phục mới đẹp.
Có giáo viên quy định từng loại vở phải sử dụng bìa bao khác nhau. Ví như vở bài học bao giấy màu hồng, vở Toán bao giấy màu xanh, vở Chính tả bao giấy màu đỏ…
Hay như bảng con thay vì em nào thích dùng bảng đen viết phấn cũng được, thích dùng bảng trắng viết bút lông cũng chẳng sao.
Thế nhưng khá nhiều giáo viên cứ bắt buộc tất cả lớp phải dùng bảng đen phấn trắng hoặc dùng bảng trắng viết lông cho đồng bộ.
Rồi đến bút mực cũng phải dùng đúng loại thầy cô yêu cầu.
Điều này báo hại phụ huynh đã sắm trước đó bỏ đi hết để mua lại cho các con cho đúng ý thầy cô.
Có dịp trò chuyện với một số giáo viên thích đồng phục được biết “nhìn nó đẹp mắt”, người lại nói rằng “mình dễ kiểm tra, như khi dạy Toán ai cũng bìa màu xanh một học sinh bìa màu đỏ là biết rằng em ấy lấy nhầm vở”…
Đâu chỉ có thế, có giáo viên lại kĩ tính đến mức quy định màu cho bút lông, bút chì phải loại 3B, đồ chuốt bút chì phải có hộc chứa, bút dạ quang 3 cây phải ba màu khác nhau…
Bệnh đồng phục cần chấm dứt
Một số người bạn bên Mỹ kể rằng, phần lớn các trường học bên này thường không quy định học sinh phải mặc đồng phục.
Bởi vậy, học sinh có thể ăn vận tự do khi đến trường.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các học sinh muốn mặc gì thì mặc.
Mỗi trường học đều có những quy định riêng về trang phục và nếu vi phạm, học sinh sẽ phải chịu kỷ luật.
Họ không quy định quần áo đồng phục thì những đồ dùng học tập của học sinh lại càng không bao giờ bắt buộc.
Học sinh muốn dùng vở, dùng viết loại nào thì tùy, bao bìa ra sao miễn giữ gìn được sách vở cẩn thận là được.
Nước Mỹ được coi là môi trường giáo dục hàng đầu thế giới, không có gì đáng phàn nàn về hệ thống giáo dục của họ cả.
Cái họ quan tâm nhất là những nội dung và chất lượng về giáo dục chứ không phải chuyện hình thức như ngành giáo dục của chúng ta hiện nay.
Theo giaoduc.net.vn
Phụ huynh mệt mỏi vì đến bìa bọc sách cũng đồng phục
Nhiều phụ huynh mệt mỏi, rối bời vì giáo viên đưa ra những quy định, nhắc nhở về đồ dùng học tập mang tính "đồng phục", kể cả cái bìa bọc sách...
Hết khổ vì... đồng phục
Háo hức con vào lớp 1 nên chị Nguyễn Ngọc Thanh (tên nhân vật được yêu cầu thay đổi), phụ huynh tại một trường tiểu học ở quận 5, TPHCM đã chủ động sắm sửa, chuẩn bị đồ dùng học tập cho con từ sớm. Đến ngày con nhập học chị lại chạy đôn chạy đáo "sửa lỗi" vì nhiều thứ không đúng với yêu cầu chung của lớp.
Bảng viết của con không giống yêu cầu chị phải mua lại. Khó hiểu nhất là cái bìa bao bọc sách giáo khoa (SGK), chị bọc sẵn cho con bìa bao ni lông trong nhưng cô giáo yêu cầu, mỗi cuốn SGK... bọc bìa bao màu khác nhau. Cuối cùng chị phải gỡ bìa bao ni lông ra, dùng bìa màu mua tại trường theo yêu cầu để bọc lại.
Phụ huynh tìm mua sách và đồ dùng học tập theo yêu cầu từ phía giáo viên, nhà trường
Anh Trần Đức Anh, có hai con học tiểu hoc ở TPHCM kể, mỗi chuyện sắm sửa đồ dùng học tập cho con mà cũng rối rắm vì yêu cầu từ phía nhà trường. Gần như trường nào giáo viên cũng thông báo tỉ mỉ về những thứ chuẩn bị cho con, nhiều phụ huynh mua trước không giống quy định phải sắm vừa tốn công, vừa lãng phí.
"Nhà tôi thay một loạt bìa bao và bút viết của con vì không đúng loại nhà trường đưa ra. Con tôi rất thích bìa bao giấy có hình vẽ nhưng nhà trường yêu cầu bọc bao bóng kiếng. Lạ đời, giờ đi học đến cái bìa bao cũng phải... đồng phục, không hiểu họ muốn gì ở trẻ", anh Anh bức bối.
Theo ông bố này, nhà trường chỉ nên yêu cầu học sinh những đồ dùng bắt buộc, gọn gàng để đáp ứng việc học, không nên đi sâu vào tiết quá như bìa sách màu gì, như thế nào, nhãn vỡ ra sao. Điều này gây ức chế cho phụ huynh, nhà trường vừa mang tiếng, giáo viên thêm việc và còn mất cá tính của học sinh.
Một trong nỗi khổ lớn nhất của phụ huynh là yêu cầu đồng phục về ba lô, cặp sách. Hiện còn không ít trường ở TPHCM còn thực hiện đồng phục ba lô gây áp lực cho học sinh.
Nhiều phụ huynh tại một trường THCS ở Gò Vấp phản ánh, trong tuần đầu tựu trường, giáo viên thông báo với học sinh là sử dụng túi xách đa năng màu nâu hoặc màu đen, có thể vừa đeo hai dây làm ba lô, vừa có dây đeo vai chéo. Thế rồi, phụ huynh nhốn nháo đi tìm mua, dù nhiều người đã mua trước đó nhưng không đúng yêu cầu nên phải mua lại.
Trường học với tay quá dài!
Hiện nay, rất nhiều trường bán đồ dùng học tập ngay tại trường cho phụ huynh. Những yêu cầu về đồ dùng nhà trường đưa ra hầu hết đều có bán tại trường. Dù không bắt buộc học sinh phải mua tại trường nhưng thực tế thì phụ huynh mua không đúng quy định đều phải mua lại, mất công đi tìm bên ngoài nên họ đành mua luôn ở trường cho xong việc.
Việc nhà trường đưa ra yêu cầu riêng gây khó khăn cho phụ huynh trong quá trình chuẩn bị đồ dùng học tập cho con. Rất nhiều gia đình những tháng hè rảnh rang nhưng không dám chuẩn bị gì trước vì chờ đợi quy định của trường, của giáo viên.
Những thông báo về đồ dùng học tập của giáo viên với những yêu cầu, chi tiết cụ thể trở thành áp lực cho phụ huynh
Trước tình trạng khan hiếm sách giáo khoa diễn ra vừa qua tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, nhất ở ở TPHCM, ông Đỗ Thành Lâm, Giám đốc NXB Giáo dục tại TPHCM cho hay, hàng năm, thời điểm tựu trường đều xảy ra tình trạng thiếu SGK. Một trong những lý do là nhiều phụ huynh có tâm lý chờ xem nhà trường, giáo viên hướng dẫn sử dụng những loại nào thì mới đi mua cho chắc ăn. Điều này dẫn đến hiện tượng "sốt" sách vào dịp khai giảng.
Không chỉ sách mà với đồ dùng học tập, ngay cả chiếc tẩy, bìa bao bọc sách phụ huynh cũng mang nặng tâm lý này. Muốn chuẩn bị trước cho con nhưng sắm rồi lại "hỏng", nhiều người đành chờ giáo viên hướng dẫn nên có tình trạng... đi học rồi mới mua đồ dùng học tập.
Đầu năm học, Sở GD-ĐT TPHCM gửi các trường văn bản chỉ đạo nhấn mạnh, trường học không được thay đổi về đồng phục. Nếu có thay đổi thì chỉ được áp dụng với học sinh đầu cấp học. Đồng phục cần tránh cầu kỳ, phức tạp và không được bắt buộc học sinh phải mua đồng phục tại một nơi quy định nào.
Một quản lý ngành Giáo dục chia sẻ, nhiều giáo viên muốn học sinh nề nếp, ngăn nắp, muốn các em đồng phục nên có thể hướng dẫn mang tính giới thiệu nên gây hiểu lầm là bắt buộc dẫn đến áp lực cho phụ huynh. Ông nhấn mạnh, giáo viên không được ra yêu cầu chi tiết về đồ dùng học tập hay gây khó khăn khi các em chưa đủ sách, đồ dùng học tập...
Chuyện đồng phục cả đồ dùng học tập trong nhà trường như tô điểm thêm cho tư duy đồng phục - một căn bệnh trầm kha trong giáo dục. Chúng ta còn dạy học áp đặt, cho ra hàng loạt học sinh giống nhau về suy nghĩ, tính cách.... Và không chỉ đồng phục về nội dung, nhiều trường học, giáo viên còn muốn vạn học sinh như một về cả hình thức, cá tính.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Sẵn sàng cho năm học mới 2018-2019: Bài 2: Kiên quyết với vấn đề lạm thu trong trường học Một trong những vấn đề được nhắc đến đầu năm học mới là lạm thu. Mặc dù, lạm thu là một trong những căn bệnh không mới nhưng đến hẹn lại lên, đầu năm học, vấn đề này tiếp tục được đưa ra. Giáo viên đứng ra thu sai quy định Những ngày cuối tháng 8/2018, một số phụ huynh có con vào...