Mánh khóe tuyển dụng, đào tạo của tổ chức ủng hộ chủ nghĩa da trắng thượng đẳng
Tuyết chỉ mới tan trên đường phố Kiev khi cựu sĩ quan Hải quân Mỹ Shawn Fuller đến thủ đô Ukraine vào đầu mùa xuân 2018.
Fuller đã tìm ra địa chỉ mà người tuyển dụng gửi cho anh qua Facebook. Đó là quán trọ rẻ tiền với hai chục giường, đều được đặt trước dành cho các chiến binh nước ngoài.
Thành viên Tiểu đoàn Azov trong một buổi huấn luyện. Ảnh: TIME
Những người Fuller gặp ở đây đều là công dân châu Âu. Còn người tuyển dụng anh là một gã nghiện thuốc lá người Na Uy có tên Joachim Furholm, từng phạm tội cướp ngân hàng năm 2010. Fuller quen Joachim Furholm qua Facebook và hai người này sau đó cùng thảo luận về việc huấn luyện, đào tạo bởi các nhóm nổi dậy Ukraine.
Furholm cũng không che giấu việc hắn ủng hộ chủ nghĩa phát xít và là trung gian kết nối của Tiểu đoàn Azov – lực lượng đã đào tạo và xúi giục những kẻ ủng hộ thuyết da trắng thượng đẳng trên khắp thế giới. Chính Fuller cũng gia nhập Tiểu đoàn Azov. Trung tâm tuyển dụng của Tiểu đoàn Azov nằm ở trung tâm Kiev, là tòa nhà 4 tầng có rả rạp chiếu phim cùng phòng tập đấm bốc, thư viện, hội trường…
Fuller chụp ảnh năm 2010 tại Mỹ (trái) và khi điều trị tại bệnh viện ở Ukraine năm 2019. Ảnh: TIME
Video đang HOT
Theo tờ TIME (Mỹ), Tiểu đoàn Azov không chỉ hoạt động tại Ukraine mà còn có vai trò trung tâm trong mạng lưới các nhóm cực đoan từ California (Mỹ) đến châu Âu và New Zealand. Tiểu đoàn Azov còn như một thỏi nam châm thu hút những thanh niên trẻ háu chiến. Cựu đặc vụ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Ali Soufan từng nghiên cứu Tiểu đoàn Azov đã ước tính rằng lực lượng này có hơn 17.000 chiến binh nước ngoài từ trên 50 quốc gia, đã đặt chân đến Ukraine 6 năm qua.
Tại một cuộc điều trần của Ủy ban An ninh Nội địa thuộc Hạ viện Mỹ vào tháng 9/2019, ông Soufan hối thúc các nghị sĩ cân nhắc kỹ hơn về mối đe dọa từ Tiểu đoàn Azov. Tháng sau đó, 40 thành viên Quốc hội Mỹ đã ký lá đơn đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ xếp Tiểu đoàn Azov vào danh sách tổ chức khủng bố nước ngoài. Tuy nhiên, điều này đã không thành công. Nhưng trước đó, vào tháng 3/2018, chính phủ Mỹ đã quyết định không cung cấp vũ khí, đào tạo hoặc hỗ trợ các chiến binh của Tiểu đoàn Azov.
Giám đốc FBI Christopher Wray trong một cuộc điều trần tại Thượng viện xác nhận rằng nhiều cá nhân ủng hộ chủ nghĩa da trắng thượng đẳng tại Mỹ đã ra nước ngoài để được đào tạo. Tuy nhiên, một câu hỏi được đưa ra là làm thế nào Tiểu đoàn Azov, mới chỉ thành lập năm 2014 với vài chục thành viên lại tạo được sức ảnh hưởng lớn đến mạng lưới cánh hữu cực đoan toàn cầu đến vậy?
Một số thành viên mới của Tiểu đoàn Azov. Ảnh: TIME
Tờ TIME cho biết yếu tố then chốt cho phát triển của Tiểu đoàn Azov là việc sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Facebook trong khi đó tuyên bố đã cấm hơn 250 nhóm ủng hộ chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, bao gồm cả Tiểu đoàn Azov. Mặc dù Facebook coi Tiểu đoàn Azov là “tổ chức nguy hiểm” năm 2016 nhưng các trang liên quan vẫn tiếp tục tuyên truyền và quảng bá mạnh trên mạng xã hội này năm 2020.
Chính Furholm cũng từng nhấn mạnh với Fuller: “Facebook là kênh chính”. Facebook được coi là môi trường tuyển dụng nhiều tiềm năng với những kẻ như Furholm. Đến năm 2018, hắn đã tham gia 34 nhóm ủng hộ tân phát xít, bài Do Thái… trên Facebook.
Khi xem các bài đăng và bình luận trên những nhóm này, Furholm “săn” các thanh niên mà hắn cho rằng đủ trưởng thành để biết được rủi ro nhưng vẫn sẵn sàng tham gia. Và Fuller dường như là đối tượng phù hợp, khi đó anh ta đang trải qua thời kỳ trầm cảm, làm nhiều công việc không có triển vọng. Sau 4 năm phục vụ trong Hải quân, Fuller bị xuất ngũ vì say xỉn ở nơi công cộng. Fuller sau đó còn đâm một người đàn ông tại quán bar ở Texas, khiến anh ta chịu 6 năm tù treo.
Các thành viên Tiểu đoàn Azov trong một sự kiện tập thể. Ảnh: TIME
Ngoài việc trở thành nơi đào tạo cho những kẻ ủng hộ chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, Tiểu đoàn Azov còn sử dụng kênh truyền thông trực tuyến để truyền bá tư tưởng thù hằn, kích động nhiều cuộc tấn công khủng bố tại Mỹ và trở thành mối đe dọa ngày càng tăng ở thế giới phương Tây. Vụ tấn công tồi tệ nhất trong những năm gần đây là cuộc xả súng tại nhà thờ hồi giáo Christchurch, New Zealand khiến 51 người thiệt mạng. Văn phòng giải trình trách nhiệm của Chính phủ Mỹ năm 2017 đánh giá 16 năm sau vụ tấn công khủng bố 11/9, các nhóm cực hữu chịu trách nhiệm cho 3/4 trong 85 cuộc tấn công cực đoan trên lãnh thổ Mỹ.
Giới chức Ukraine cũng để mắt tới điều này. Vào tháng 10/2020, Ukraine trục xuất 2 thành viên của “Sư đoàn Atomwaffen” – tổ chức tân phát xít tại Mỹ – cố gắng hợp tác với Tiểu đoàn Azov.
Sau khi Tiểu đoàn Azov từ chối Fuller vì thiếu kinh nghiệm, anh này ký hợp đồng với lực lượng thủy quân lục chiến Ukraine. Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ TIME năm 2019, anh này đang ở Mariupol với vai trò lính nước ngoài tại Ukraine. Facebook xóa tài khoản của Fuller năm 2019 nhưng anh ta lại sử dụng mạng xã hội khác mang tên VK để liên lạc với người thân.
Qua những gì Fuller đăng trên mạng xã hội VK, có thể thấy anh ngày ngày càng có tư tưởng cực đoan hơn sau khi rời Texas. Trong bài đăng trên VK vào tháng 5/2020, Fuller chỉ trích Anh “gây Chiến tranh Thế giới thứ hai” và coi Adolf Hitler là theo chủ nghĩa hòa bình. Một trong những tài khoản mà Fuller theo dõi trên VK thuộc về nhánh quân sự của Tiểu đoàn Azov. VK là mạng xã hội phổ biến với những người có tư tưởng cực hữu với hơn 100.000 người sử dụng từ khắp nơi trên thế giới.
Nhân viên Đại sứ quán Mỹ tử vong sau vụ tấn công, Ukraine truy lùng nghi phạm
Ngày 30/9, cảnh sát Ukraine cho biết, một nhân viên của Đại sứ quán Mỹ tại nước này đã thiệt mạng với vết đâm ở đầu.
Trụ sở Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine. (Nguồn: Reuters)
Thông báo trên mạng xã hội Facebook, cảnh sát nêu rõ: "Một người phụ nữ trong tình trạng hôn mê đã được đưa tới bệnh viện và tử vong sau đó. Trong quá trình kiểm tra tài sản của nạn nhân, phát hiện tên người phụ nữ trên thẻ nhân viên Đại sứ quán Mỹ".
Theo cảnh sát, một người qua đường đã phát hiện người phụ nữ bị thương ở đầu trên phố gần công viên bên ngoài trung tâm thành phố. Cảnh sát đã mở một cuộc điều tra án mạng và truy lùng một người đàn ông khoảng 30-40 tuổi bị tình nghi liên quan tới vụ việc.
Tuy nhiên, trang web censor.net của Ukraine dẫn một nguồn tin thực thi pháp luật cho hay, tên của nạn nhân là Sanver Nikaelo và có thể đã bị tàu đâm khi đi bộ gần đường ray.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Nội vụ Ukraine Artem Shevchenko cho rằng, nạn nhân là công dân có quốc tịch Mỹ, cái chết của người này có thể là một tội ác hoặc một tai nạn.
Đại sứ quán Mỹ hiện chưa đưa ra bất kỳ bình luận gì.
Tổng thống Ukraine giải cứu con tin bằng Facebook Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đăng một video lên Facebook theo yêu cầu của tay súng, giúp hóa giải vụ bắt cóc con tin trên xe buýt. Tổng thống Zelensky phải trực tiếp can thiệp sau khi Maksym Kryvosh, 44 tuổi, mang theo súng và lựu đạn khống chế một chiếc xe buýt cùng toàn bộ người trên xe ở thành phố Lutsk,...