Mảnh đất một vợ lấy 5-7 anh chồng, chia lịch “yêu” đều đặn để công bằng cho mỗi người
Phụ nữ nơi này thường lấy chồng từ rất sớm và luôn kết hôn với nhiều người đàn ông cùng một lúc, hay còn gọi là chế độ đa phu. Điều đặc biệt là những người đàn ông này là anh em ruột của nhau.
Trên dãy Himalaya hùng vĩ, có một cộng đồng dân cư với những lối sống và phong tục vô cùng kỳ lạ, đặc sắc mà ít người biết tới. Nhà nhân chủng học người Mỹ Melvyn C. Goldstein đã có dịp sống tại đây và nghiên cứu cuộc sống của người dân trên dãy Himalaya, từ đó phát hiện một phong tục vô cùng kỳ lạ, đó là chế độ đa phu. Một người phụ nữ thường kết hôn với nhiều người đàn ông và những người đàn ông này luôn luôn là anh em ruột của nhau.
Anh em ruột lấy chung một vợ
Buddhi Devi hứa hôn khi mới 14 tuổi và đối tượng kết hôn của bà là một cậu bé cùng làng 12 tuổi. Tuy cả hai đều còn rất nhỏ nhưng điều này chẳng có gì lạ lẫm ở vùng đất của họ. Không chỉ kết hôn với cậu bé ít hơn mình 2 tuổi, Buddhi còn phải cưới luôn người em của cậu bé này làm chồng.
Cụ bà Buddhi Devi là một trong số ít những người còn theo chế độ đa phu.
Giờ đây, bà Buddhi đã 70 tuổi, vừa là một phụ nữ đang có chồng, vừa là góa phụ bởi một trong 2 người chồng của bà đã qua đời. Bà Buddhi là một trong số ít những người sống tại đây vẫn theo tập tục đa phu cổ xưa. Ở những ngôi làng hẻo lánh tại thung lũng Himalaya, suốt hàng trăm năm qua, chế độ đa phu được xem là giải pháp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề về đất đai, kinh tế và kế hoạch hóa gia đình.
Người dân nơi đây sống dựa vào những trang trại nhỏ nằm chênh vênh trên sườn núi ở độ cao hơn 3.350 m. Việc phân chia đất đai canh tác cho những người con trai khiến mỗi người chỉ được một mảnh đất nhỏ. Mùa đông khắc nghiệt nơi đây cũng tàn phá mùa màng khiến kinh tế luôn khó khăn và thiếu thốn. Do đó, chế độ đa phu – một phụ nữ lấy nhiều chồng và những người chồng này đều là anh em ruột của nhau, sẽ giải quyết được vấn đề đất đai, khi mà đất không phải chia nhỏ cho nhiều gia đình.
Khan hiếm đất đai và kinh tế khó khăn là một trong số những lý do tạo nên chế độ đa phu.
Ngoài ra, chế độ đa phu cũng được coi là một biện pháp kế hoạch hóa gia đình để phù hợp với điều kiện tài nguyên thiên nhiên hạn chế. Bởi một người đàn ông lấy nhiều vợ thì chắc chắn số con cái của anh ta sẽ nhiều hơn một người phụ nữ lấy nhiều chồng. Hơn nữa, việc anh em ruột lấy chung một vợ sẽ giúp cho đất đai và tài sản của gia đình không bị rơi vào tay người ngoài.
Trong quá trình nghiên cứu nhiều năm của mình, ông Melvyn C. Goldstein đã từng chứng kiến những người phụ nữ ở đây kết hôn với 5 hoặc 7 người chồng cùng lúc, tất nhiên họ đều là anh em ruột của nhau.
Video đang HOT
Vợ chia lịch “ân ái” với mỗi người chồng
Để mỗi người chồng không cảm thấy ghen tỵ lẫn nhau, mỗi người vợ tại vùng đất này phải biết cách chia lịch “chăn gối” sao cho công bằng với mỗi người chồng. Những người phụ nữ sống tại thung lũng Himalaya thường phải quyết định mỗi tháng họ sẽ quan hệ tình dục bao nhiêu ngày, từ đó chia ra để mỗi người chồng nhận được sự công bằng nhất có thể. Cũng có trường hợp, người vợ chọn cách ngủ lần lượt với nhiều người chồng trong một đêm.
Nhà nhân chủng học người Mỹ Melvyn C. Goldstein.
Điều đặc biệt ở đây là dù chung vợ, những người chồng hầu như không bao giờ ghen tuông hay tức giận lẫn nhau. Họ luôn có sự hiểu ngầm với nhau về khoan dung, nhường nhịn và thấu hiểu để giữ cho cuộc hôn nhân được êm ấm, hạnh phúc.
Cũng do chế độ đa phu, những đứa trẻ được sinh ra tại đây thường không biết bố ruột của mình là ai. Chính vì vậy, khi người lạ đến thăm nơi này, họ thường không hỏi đâu là bố của đứa trẻ.
Ông Sukh Dayal Bhagsen, 60 tuổi, đã kết hôn với một người phụ nữ tên Prem Dasi và hai anh em khác của ông cũng cùng kết hôn với bà Prem Dasi. Gia đình này đã sinh tổng cộng 5 người con, tuy nhiên không ai rõ mỗi đứa trẻ là con ruột của ai. Cách xưng hô của những đứa trẻ cũng không phụ thuộc vào việc ai là bố chúng. Chúng sẽ gọi người chồng lớn tuổi nhất của mẹ là bố, trong khi những người còn lại được gọi là chú.
Anh Neelchand Bhagsen, 40 tuổi, con trai của ông Sukh, chia sẻ: “Mỗi đứa trẻ đều có thể biết bố ruột của mình là ai, nhưng vẫn phải gọi người lớn tuổi nhất là bố”.
Chế độ đa phu đang dần biến mất tại các cộng đồng người ở thung lũng Himalaya.
Chế độ đa phu dần lụi tàn
Ở thế hệ của ông Sukh, chế độ đa phu vẫn tồn tại nhưng đến thời của con trai ông, nó đang dần biến mất. Nguyên nhân là bởi con người đã dần tiến tới cuộc sống hiện đại hơn. Trẻ em được đi học, đàn ông và phụ nữ cũng dần thoát khỏi đồi núi để làm việc ở những nơi xa hơn. Khi được tiếp cận với thế giới bên ngoài, họ dần thay đổi cách suy nghĩ và quan niệm về hôn nhân.
Anh Neelchand Bhagsen là một trong số những người tiên phong khi tự học lên cao, trở thành giáo viên, tự mua đất, xây nhà rồi kết hôn với một người vợ mới, không chung đụng với những người anh em của mình nữa.
Anh Neelchand chia sẻ: “Chế độ đa phu đã có ích trong một thời gian dài nhưng nó không còn phù hợp với điều kiện hiện tại nữa. Thế giới đã thay đổi”.
7 loài sinh vật bất tử, sở hữu skill 'cải lão hoàn đồng' đang tồn tại trên Trái Đất
Con người luôn sợ phải đối mặt với sự lão hóa, già nua... nhưng những sinh vật này chẳng bận tâm đến điều đó.
Sự sống luôn chứa đầy những bí ẩn kỳ diệu. Trong quá trình tiến hóa, nhiều loài sinh vật đã phát triển được những khả năng mà con người luôn mơ được có. Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về những sinh vật sở hữu một trong những năng lực như vậy, đó là sự trường sinh
Sứa bất tử - Cãi lão hoàn đồng
Đứng đầu trong danh sách những sinh vật bất tử chính là sứa, cụ thể hơn là loài sứa bất tử, có tên khoa học là Turritopsis doohmii. Chúng đã tìm thấy giải pháp trường sinh trên con đường tiến hóa của mình. Nếu một con sứa bất tử bị thương, bị bệnh hay sắp chết, nó sẽ quay ngược lại lại giai đoạn polyp. Các tế bào của nó sẽ quay lại trạng thái trẻ hơn. Bạn có thể hiểu đơn giản là nó có khả năng "cải lão hoàn đồng", quay về giai đoạn "sơ sinh" để sống lại một cuộc đời mới. Trên lý thuyết thì vòng lặp này là vô hạn.
Tôm hùm - Sinh vật không thể già
Có một cuộc tranh luận giữa cộng đồng các nhà khoa học về việc những cư dân màu đỏ của đại dương này có thực sự bất tử về mặt sinh học hay không. Trên thực tế thì chúng chỉ chết do bệnh tật và bị giết chứ không phải do tuổi già. Chúng liên tục phát triển và không ngừng sinh sản cho đến khi chúng chết. Đã có một con tôm hùm bị bắt ngoài khơi bờ biển Newfoundland được ước tính là đã sống qua 140 tuổi. Hầu hết tôm hùm đực sẽ sống qua được đến tuổi 30 trong khi tôm hùm cái thì lâu hơn, trung bình khoảng 54 tuổi.
Rùa - Thách thức thời gian
Chậm mà chắc, loài rùa đã áp dụng phương châm này để tiến hóa và thành công trong suốt hàng chục triệu năm qua. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian gần như không thể làm tổn thương các cơ quan của rùa. Theo tờ New York Times, rùa thậm chí có thể sống vô thời hạn nếu chúng tránh được những kẻ săn mồi và bệnh tật.
Giun dẹp - Hack cả sinh mạng
Những con giun đáng sợ này vốn nổi tiếng với khả năng tái sinh cực kỳ ấn tượng. Một con giun bị xẻ đôi có thể tái sinh thành 2 con độc lập. Theo nghiên cứu mới đây tại đại học Nottingham, sự tái sinh này còn áp dụng cho cả các mô bị lão hóa và hư hại, cho phép những con giun nhỏ bé này "hack" vòng đời vô hạn.
Cá voi đầu cong - Vẫn là động vật có vú, nhưng sống dai dã man
Mặc dù không phải là bất từ về mặt sinh học nhưng cá voi đầu cong là động vật có vú sống lâu nhất trong tự nhiên. Trên thực tế thì nhiều loài cá voi có thể sống qua 70 tuổi một cách dễ dàng. Vào những năm 90 các nhà khoa học đã tìm thấy dấu vết của vũ khí săn cá voi từ những năm 1800 trên mình những con cá voi còn sống. Con cá voi già nhất thế giới từng được ghi nhận cho đến nay đã 211 tuổi. Ngoài việc có tuổi thọ ấn tượng, cá voi còn là một trong những loài sinh vật to lớn nhất trái đất.
Vi khuẩn deinococcus radiodurans - Siêu kháng bức xạ
Loại vi khuẩn này không chỉ kháng được bức xạ mà còn có thể tái sinh sau khi chết bằng phản ứng tự sửa chữa DNA đáng kinh ngạc của chúng.Theo Ira S. Pastor, Giám đốc điều hành của Bioquark Inc cho biết những sinh vật đơn bào này có thể sống sót tốt trong điều kiện lạnh, mất nước, chân không, acid và được công nhận là loài vi khuẩn khó bị tiêu diệt nhất thế giới. Ngoài ra, sách kỷ lục Guinness cũng từng ghi nhận những con vi khuẩn deinococcus radiodurans có thể chịu được cường độ bức xạ lên đến 1,5 triệu Rad, tức là hơn 3000 lần mức gây tử vong ở người.
Gấu nước - Con này có phải sinh vật sống không vậy?
Gấu nước được mệnh danh là loài sinh vật "trâu bò" nhất từng được biết đến. Chúng có khả năng tồn tại hàng ngàn năm hoặc thậm chí vô thời hạn bằng cách vào trạng thái "đóng băng", theo đó quá trình trao đổi chất sẽ bị đình trệ và giúp những sinh vật nhỏ bé này bảo toàn sự sống.
Chúng được tìm thấy khắp nơi trên trái đất từ những ngọn núi cao 5,5km trên dãy Himalaya cho đến những dòng suối nước nóng ở Nhật, từ đáy biển sâu thẳm cho đến cả nơi băng giá tận cùng trái đất như Nam cực. Gấu nước vẫn sống sau khi bị luộc qua nước sôi hay nhúng vào Nitơ lỏng, chúng kháng bức xạ, sống được trong chân không và sống dậy sau khi bị phơi khô hàng trăm năm.
1001 thắc mắc: Loài ngỗng nào bay qua được đỉnh Everest? Nhờ giảm nhiệt độ ở mạch máu gần phổi, ngỗng đầu sọc có thể tuần hoàn nhiều oxy hơn đến cơ ngực, giúp chúng bay cao 8.000 mét để di cư qua dãy Himalaya. Ngỗng Đầu sọc Loài chim duy nhất có thể bay qua đỉnh Everest? Ngỗng Đầu sọc (Anser indicus) hay ngỗng đầu thanh được đặt tên từ hai thanh sợi...