Mạng xã hội gây thiệt hại hàng tỉ USD/năm
Mạng xã hội đã bị cáo buộc với tất cả các trọng tội. Nó tước đi sự giao tiếp trực tiếp của con người, khiến người ta lười đi vì phụ thuộc vào Internet, nó còn gây ra một số những rắc rối về tâm lí khác.
Nhưng nguy hiểm hơn, công nghệ này đã tiêu tốn giờ làm việc, có tác động rất tiêu cực với nền kinh tế, gây thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm.
Ngành nào thiệt hại nhiều nhất?
Chỉ riêng năm ngoái, khi Nga tham gia vào các mạng xã hội, nền kinh tế Nga đã mất khoảng từ 281,7 tỉ tới 311,5 tỉ rúp. Những kết quả này được công bố bởi các chuyên gia của công ty kiểm toán và tư vấn FBK. Họ đã tính toán số giờ thao tác của người dân Nga dành cho các mạng xã hội.
Các chuyên gia ước tính rằng, vào cuối năm ngoái, số lượng người dùng mạng xã hội (YouTube, VKontakte, Facebook và Twitter) ở Nga đã tăng lên từ 51,8 tới 57,8 triệu người. Các nhà nghiên cứu từ trang comScore đã phát hiện ra rằng, mỗi người Nga trong năm 2012 đã dành 25,6 phút/ngày cho mạng xã hội, bao gồm cả thời gian làm việc đáng lẽ phải dùng để phục vụ cho lợi ích của công ty và nền kinh tế của nước họ. Còn FBK đã tính toán rằng, mỗi người Nga có một tài khoản trong các mạng xã hội đã ngốn mất tổng cộng khoảng 53,1 tỉ giờ làm việc mỗi năm.
Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các nhân viên hoạt động trên mạng xã hội. Ví dụ, nhân viên làm việc trong các lĩnh vực tài chính và bất động sản đã làm thiệt hại cho nền kinh tế Nga khoảng 67,9 tỉ rúp, thiệt hại nhiều hơn các nhân viên trong tất cả các lĩnh vực khác trên thị trường. Người lao động trong lĩnh vực giáo dục sử dụng mạng xã hội làm tổn thương nền kinh tế ít hơn một chút, gây thất thoát khoảng 39,8 tỉ rúp. Thậm chí, những nhân viên Chính phủ và nhân viên an ninh quân sự, bảo hiểm xã hội cũng gây thiệt hại khoảng 36,6 tỉ rúp. Những tổn hại ít nhất cho nền kinh tế là những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp, (khoảng 0,9 tỉ rúp) – trang Lenta.ru công bố.
Nước nào thiệt hại nhiều nhất?
Tuy nhiên, người Nga vẫn còn thua xa so với người Mỹ trong việc sử dụng mạng xã hội gây tổn thương nền kinh tế. Theo tính toán bởi FBK, hàng năm mạng xã hội “đánh cắp” xấp xỉ 650 tỉ USD từ nền kinh tế của Hoa Kì.
Video đang HOT
“Nếu so sánh với ước tính của Mỹ và Anh, thì thiệt hại kinh tế của Nga là không đáng kể. Tuy nhiên, so với một số danh mục chi tiêu ngân sách của chính quyền, thì tổn thất của Nga lại rất cao. Họ so sánh sự phân bổ ngân sách hàng năm cho việc hỗ trợ giao thông vận tải hoặc giáo dục”- phát biểu của ông Igor Nikolaev, Giám đốc của Viện Phân tích Chiến lược FBK được tờ Vedomosti trích dẫn.
Nga có khả năng bắt kịp với Hoa Kì về những thiệt hại từ mạng xã hội gây ra trong những năm tới đây. Ngày nay, Nga là nước đứng thứ 5 trong danh sách những quốc gia có nhiều công dân tham gia vào mạng xã hội. 4 vị trí đầu thuộc về Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và Brazil. Thật bất ngờ khi người Brazil được phát hiện là những fan hâm mộ cuồng nhiệt nhất của mạng xã hội.
Trước đó, nước Nga là tiên phong không thể phủ nhận trong việc tham gia mạng xã hội. Tình hình thay đổi sau năm 2012, khi Nga tụt xuống vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng, thấp hơn cả các nước vùng nhiệt đới về số lượng người sử dụng.
Theo số liệu được công bố bởi Rossiyskaya Gazeta, trong tháng 7/2013, người dân Brazil và Argentina đã dành lần lượt là 9,8 và 9,7 giờ/tháng để vào mạng xã hội, chỉ hơi nhỉnh một chút so với người Nga là 9,6 giờ/tháng.
Tại Việt Nam chưa có con số điều tra chính thức song đó cũng không phải là nhỏ, nhất là hiện tượng “công chức cắp ô” tại Việt Nam đang rất phổ biến.
Theo An Ninh Thủ Đô
Cảnh giác khi đọc những câu chuyện mùi mẫn trên các trang mạng xã hội
Những trò lừa đảo giả mạo cái chết của những người nổi tiếng trên các trang mạng xã hội vẫn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Những thông điệp mùi mẫn này thường đi kèm với những liên kết tới các video. Trước khi người dùng xem video, họ đã bị lừa phỉnh chia sẻ những thông điệp tương tự tới danh sách tất cả các bạn bè và người thân trong gia đình của mình để trò lừa này được phát tán rộng rãi hơn.
Thậm chí ngay cả sau khi chia sẻ thông điệp lừa đảo, người dùng cũng sẽ không thể xem file video giả mạo mà họ muốn xem. Thay vào đó, người dùng sẽ bị chuyển hướng tới một trang web với những phần quảng cáo yêu cầu họ điền thông tin để tham gia khảo sát. Những quảng cáo và khảo sát này sẽ giúp mang lại nguồn thu cho tội phạm mạng.
Ngoài ra, trò lừa đảo này còn có thể yêu cầu người dùng tải về một ứng dụng hoặc một tệp tin trình duyệt mở rộng độc hại (malicious browser extension). Trò lừa đảo này hoàn toàn không mới, tuy nhiên, chừng nào tội phạm mạng còn kiếm tiền được bằng cách này thì chúng sẽ còn tiếp tục việc phát tán nó.
Một vài tên tội phạm mạng hiện đang nhắm tới Paul Walker và Roger Rodas - những người mới mất gần đây do tai nạn xe hơi. Mặc dù câu chuyện này là hoàn toàn có thật, tuy nhiên, tội phạm mạng đang sử dụng những cái chết bi thương để phát tán những video giả mạo - mà chúng hứa hẹn là có những hình ảnh chưa từng được công bố về vụ tai nạn.
Một nhóm tội phạm lừa đảo chuyên sử dụng những ứng dụng Facebook độc hại để lan truyền sự phổ biến của trò lừa đảo này. Chỉ với một đoạn mã JavaScript cho phép phát hiện địa chỉ IP của người dùng và khu vực địa lí, tội phạm mạng có thể xác định vị trí của người dùng và chuyển hướng trình duyệt của họ tới một trang web phù hợp trong khu vực địa lí của họ.
Đây là một hành vi rất rõ ràng và phổ biến của tội phạm mạng ngày nay. Việc chuyển hướng này có thể dẫn người dùng tới một ứng dụng Facebook giả mạo, các trang web có chứa nhiều chiêu trò lừa đảo hoặc một trang web lừa đảo (phishing site). Một điêu may mắn là trong ví dụ này, trang web lừa đảo không thực sự thuyết phục người dùng, và dễ dàng phát hiện bởi vì một vài trình duyệt sẽ hiển thị trang web với nội dung không "nuột nà", bình thường.
Trang web ứng dụng Facebook giả mạo với nội dung bất thường
Tuy nhiên, đôi khi việc chuyển hướng có thể khiến bỏ qua những cảnh báo của Facebook về các đường liên kết độc hại. Bất kì khi nào người dùng nhấn vào một liên kết trên Facebook, trình duyệt sẽ được chuyển hướng với một đoạn thông báo chuyển đổi. Nếu Facebook cho rằng đường liên kết đó là đáng ngờ, một thông điệp cảnh báo sẽ được hiện ra - thông báo cho người dùng và cho phép họ báo cáo đó là một tin nhắn rác.
Do các trang web được hiển thị trên một iframe ngay dưới thông điệp cảnh báo (như thể hiện ở hình dưới) nên trong một vài trường hợp rất hiếm hoi, tội phạm mạng có thể tự động chuyển hướng người dùng tới một trang web khác. Vì vậy, người dùng sẽ chỉ nhìn thấy thông điệp cảnh báo trong chưa đầy một giây trước khi họ được chuyển hướng tới một trang web ứng dụng Facebook giả mạo. Thông thường thì việc chuyển hướng nhiều lần sẽ được tội phạm mạng vận dụng, trước khi người dùng chính thức được chuyển tới trang mà chúng mong muốn.
Cảnh báo về liên kết chuyển hướng
Nếu người dùng tìm cách cài đặt ứng dụng độc hại thì ứng dụng này sẽ yêu cầu họ cho phép nó được đọc dữ liệu người dùng và được phép cập nhật nội dung mới trên timeline của họ. Và mục đích chính của tội phạm mạng chính là ở đây - cập nhật thông điệp lừa đảo của chúng lên tường của người dùng bằng tài khoản của họ mà người dùng không hay biết, do vậy, nhiều người dùng khác sẽ trở thành nạn nhân của trò lừa đảo này. Khi người dùng cài đặt xong ứng dụng, thông điệp lừa đảo sẽ được cập nhật lên timeline của họ và người dùng bị chuyển hướng tới trang web mời mọc họ tham dự khảo sát.
Hàng trăm người dùng đã nhấn chuột vào một trong những liên kết này mỗi giờ, thậm chí có những người đã cài đặt ứng dụng. Tất nhiên, Facebook đang tìm mọi cách để ngăn chặn những liên kết độc hại và loại bỏ những ứng dụng giả mạo ngay khi có thể. Tuy vậy, những kẻ xấu cũng tự động điều chỉnh thủ thuật của chúng. Mỗi tên miền đã được kiểm chứng chứa hơn 2000 bản sao ứng dụng Facebook độc hại, với những cái tên khác nhau. Điều này cho phép tội phạm mạng thay đổi liên kết tới ứng dụng độc khi ứng dụng với cái tên cũ bị chặn.
Ứng dụng lừa đảo hỏi quyền truy nhập
Symantec khuyến cáo người dùng nên thực hành những phương pháp tốt nhất dưới đây:
Cảnh giác khi đọc những câu chuyện/thông điệp mùi mẫn trên các trang mạng xã hộiKhông cài đặt các plugin hoặc các công cụ từ các trang web không đáng tinNghĩ kĩ trước khi điền vào các bảng yêu cầu xác thực thông tin để xem nội dungKhi cài đặt các ứng dụng mạng xã hội, cần đảm bảo những quyền mà ứng dụng hỏi là cần thiết và hợp líSymantec khuyến khích người dùng Facebook báo cáo về bất kì trò lừa đảo nào mà họ gặp trên Facebook. Đội ngũ bảo mật của Facebook hiện đang làm việc tích cực chống lại các trò lừa đảo kiểu này và họ sẽ tiếp tục ngăn chặn, loại bỏ những trò lừa đảo mới ngay khi xuất hiện.
Theo ICTpress
Bị phạt tù vì rủ bạn gái cũ dùng Google+ Một chuyên gia về quyền riêng tư trên mạng Internet đã gọi đây là "bi kịch tồi tệ nhất" khi một người đàn ông ở Massachusetts bị tòa án tuyên án tù giam vì gửi thư mời cô bạn gái cũ tham gia Google . Quá tức giận vì cảm thấy bị làm phiền và mất riêng tư nên cô bạn gái cũ...