Mang tri thức đến với trẻ khuyết tật
“ Tri thức cho em” là một trong những hoạt động của CLB tiếng Anh ECEC (Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng) thực hiện tại Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh cơ sở 3 (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng).
Hoạt động mong muốn được chia sẻ, giúp các em tại đây vừa học, vừa chơi và có thêm những kỹ năng sống hằng ngày.
Các em cùng các bạn tình nguyện viên CLB ECEC tập thể dục buổi sáng.
Từ sáng sớm, những thành viên trong ECEC đã có mặt tại trung tâm để bắt tay vào dọn dẹp bàn ghế, quét lớp, chuẩn bị dụng cụ và những phần quà nhỏ cho hoạt động của tuần này. Chào đón các anh chị là nụ cười và cái vẫy tay nhiệt tình của những em đến từ sớm.
Bạn Phạm Huỳnh Khánh Duy (20 tuổi), Chủ nhiệm CLB ECEC cùng thành viên của mình đã vội đi đến chỗ các bạn nhỏ trò chuyện với những câu hỏi “em nhớ anh là ai không?”, “gặp anh có vui không?”, không khí sôi động hơn khi CLB đến.
8 giờ sáng, các bạn nhỏ còn lại được xe đưa đón chở đến trung tâm. Đây là những em nhà xa, điều kiện khó khăn nên được xe đón, đưa tại nhà. Vừa xuống xe, các em đã vui vẻ chạy đến nắm chặt tay các anh, chị và cùng nhau tập trung trước cửa lớp để tập thể dục buổi sáng. Sau khi khởi động, thành viên trong CLB chia thành các nhóm nhỏ để cùng tham gia dạy học kỹ năng và hoạt động vui chơi.
Mỗi bạn sẽ hướng dẫn từ hai đến ba em. Rút kinh nghiệm từ buổi học thứ nhất, chương trình dạy học tình nguyện “Tri thức cho em” ở buổi thứ hai đã có nhiều thay đổi hơn. Các bạn CLB đã chỉnh sửa nội dung dạy phù hợp và giúp các em dễ dàng tiếp thu. Hôm nay, các em nhỏ được học và tham gia các hoạt động về môi trường và kỹ năng.
Bắt đầu buổi học, Khánh Duy đã thu hút sự hứng thú của các em bằng một câu chuyện, sau đó lại dẫn qua những tác hại mà rác thải nhựa đem đến cho con người. Duy đã nêu ra rất nhiều thí dụ cụ thể giúp các em dễ hiểu hơn. Buổi học rất sôi nổi các em hăng hái giơ tay phát biểu, trả lời đúng các em được nhận quà.
Video đang HOT
Sau đó, các em được thực hành tái chế chai nhựa thành những vật dụng có ích. Với những dụng được chuẩn bị sẵn như chai nhựa được đục lỗ, bong bóng, ống hút, bốn bánh xe được cắt từ những tờ giấy. Các em cùng nhau làm những chiếc xe bằng chai nhựa và dùng quả bóng thổi hơi để xe có thể chạy. Mỗi nhóm sẽ mang xe của mình ra để “đua” tranh giải nhất, nhì, ba.
Ngoài ra, các bé cũng tham gia hoạt động trồng cây xanh. Vừa trồng, mỗi thành viên lại chia sẻ cho các bạn nhỏ nghe những lợi ích mà cây xanh đem lại cho con người. Cả nhóm cùng nhau ôn tập lại bài hát “Lý cây xanh” và giao nhiệm vụ cho các em thường xuyên chăm sóc cây mà mình đã trồng. Ngoài ra, nhiều hoạt động khác cũng được hưởng ứng như tô màu, chơi bóng, học hát, cùng nhau ăn trưa…
Cùng nhau trồng cây xanh.
Trương Thị Khánh Vy (14 tuổi), nâng niu bình cây mình vừa trồng và nhẹ nhàng đặt vào chỗ có ánh sáng. Em tâm sự: “Hôm nay, em đã làm được nhiều lắm, em biết cách làm xe và còn biết trồng cây nữa. Em thấy vui nhất khi được cùng các anh chị trồng cây. Vì anh Duy bảo, cây có thể giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của con người. Vậy nên, em trồng cây thì em cũng đang giúp rất nhiều người”.
Để giúp các em có nhiều trải nghiệm vui vẻ, các thành viên trong CLB đã chuẩn bị nhiều dụng cụ cho buổi học. Khánh Duy tâm sự: “Trước một buổi dạy, em cùng các bạn có đến trung tâm để tìm hiểu tình hình dạy học, cách thức dạy, hoạt động của thầy cô với các em như thế nào để tham khảo. Sau đó, sẽ xây dựng những phương pháp dạy, buổi dạy và phân công trước cho những bạn tình nguyện viên, để khi lên trung tâm các bạn sẽ dễ hòa nhập cùng với các em hơn. Giáo án chúng em xây dựng cũng được gửi đến trung tâm để thầy xét duyệt trước, bảo đảm phù hợp với các em nhỏ”.
Đây là một trong những chủ đề của ECEC mang đến cho các em tại trung tâm, thực hiện mỗi tuần một đến hai ngày. Ngoài hoạt động kỹ năng, ECEC cũng thực hiện dạy tiếng Anh, học về con số. Kết thúc chương trình dạy học tình nguyện “Tri thức cho em” đợt 1, mọi người sẽ đúc rút để có những chủ đề và cách triển khai mới mẻ, phù hợp, có thể tiếp tục những đợt tiếp theo cho các em. ECEC cũng mong muốn sẽ tìm đến nhiều trung tâm hơn của thành phố để có thể chia sẻ cùng các em nhỏ.
Anh Bùi Trung Hiếu, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ chất độc da cam và trẻ em bất hạnh cơ sở 3 cho biết: “Chúng tôi vẫn luôn cố gắng đa dạng trong các buổi sinh hoạt để các em học được nhiều kỹ năng và vui vẻ hơn. Khi CLB ECEC đến đây, tôi đã thấy được các em cười nhiều hơn. Những ý tưởng mà CLB đưa ra rất sáng tạo và có thể hướng dẫn được các kỹ năng hằng ngày cho mấy em. Tôi cũng mong trong thời gian tới, trung tâm sẽ được nhiều nhóm, các CLB như thế này đến giúp đỡ, để cho các em mạnh dạn trong giao tiếp và rèn luyện được nhiều kỹ năng hơn, hỗ trợ tốt cho cuộc sống của các em sau này”.
Điều gì khiến người trẻ chọn học ngành đặc biệt?
Giao tiếp với học sinh bằng ngôn ngữ ký hiệu, hỗ trợ những trẻ bị chậm về thể chất và tinh thần được học tập, phát triển tốt nhất,...là những lý do mà người trẻ chọn học ngành giáo dục đặc biệt.
Như Phương trong một giờ lên lớp dạy trẻ đặc biệt - NGUYỄN ĐIỀN
Không theo đuổi những ngành học đang "hot" mang lại thu nhập cao, những người trẻ này đã lựa chọn trở thành giáo viên dạy trẻ khuyết tật với động lực lớn nhất là sự đam mê và tình thương của mình dành cho những đứa trẻ kém may mắn.
Sau lần tình cờ xem một bản tin thời sự có phần ngôn ngữ ký hiệu đính kèm cho những người khiếm thính, Hồ Như Phương, sinh viên năm cuối ngành giáo dục đặc biệt Trường ĐH Sư phạm TP. HCM đã ấp ủ ước mơ trở thành cô giáo dạy trẻ "đặc biệt".
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
Từng bị cho là học sinh cá biệt
Trong chút ký ức của mình, Như Phương chia sẻ từng bị cho là học sinh cá biệt vì học chậm, khó hòa nhập được với mọi người, phải bị gom vào học một lớp riêng... Đến THPT, cô gái này mới dần tìm lại được bản thân mình, Phương học giỏi những môn xã hội, thích đọc sách, tự tìm cho mình phương pháp để tiếp cận với cuộc sống bình thường, hòa đồng với mọi người hơn. Nhờ những trải nghiệm đặc biệt của thời tiểu học mà Như Phương càng thêm yêu thương và hiểu những đứa trẻ có khiếm khuyết cần được giúp đỡ đúng cách.
"Phải đặt mình vào vị trí của các em, khám phá thế giới của người khuyết tật để hiểu họ, từ đó sử dụng những kiến thức được học để giúp họ tốt hơn mỗi ngày", Như Phương chia sẻ. Ngoài giúp đỡ, theo Như Phương, nhiệm vụ của sinh viên theo ngành "đặc biệt" còn là việc nâng cao nhận thức của xã hội với những người khuyết tật, làm cho cuộc sống ngày càng công bằng và phát triển hơn.
Học để hiểu trẻ tự kỷ hơn
Cùng ấp ủ giấc mơ trở thành giáo viên dạy trẻ đặc biệt ngay từ khi còn là học sinh THPT Hoàng Trọng Tiến, sinh viên năm cuối ngành giáo dục đặt biệt trường ĐH Sư phạm TP. HCM, cho biết được truyền cảm hứng và yêu thích ngành này sau khi được tham gia một sự kiện tuyên truyền để tăng sự hiểu biết về trẻ tự kỷ. Tại sự kiện này, Trọng Tiến đã được trải nghiệm cảm giác của một người tự kỷ thông qua kính thực tế ảo, sự hỗn độn, xáo trộn,...là cảm giác mà kính thực tế ảo mang lại đã khiến chàng trai trẻ hiểu hơn về trẻ tự kỷ và tự nhủ rằng bản thân phải làm gì đó để giúp đỡ họ.
Vậy là, trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017, Trọng Tiến mạnh dạng sử dụng tổ hợp C00 để xét tuyển vào ngành giáo dục đặt biệt. Là một trong 2 sinh viên nam hiếm hoi trúng tuyển vào ngành giáo dục đặc biệt, Trọng Tiến cho biết khi có đam mê và quyết tâm theo đuổi thì bạn sẽ thành công.
"Đa số chọn ngành này điều là các bạn nữ nhưng mình tin rằng lòng yêu thương là thứ luôn có trong mỗi con người chúng ta vì vậy nếu các bạn đủ lòng trắc ẩn, đủ nhiệt huyết để giúp đỡ những trẻ khuyết tật thì dù là nam hay nữ thì bạn cũng sẽ thành công với sự lựa chọn đó" Trọng Tiến chia sẻ.
Thầy giáo tương lai Trọng Tiến đang giao tiếp với học trò bằng ngôn ngữ ký hiệu - NGUYỄN ĐIỀN
Lòng yêu thương giúp theo đuổi ngành học đến cùng
Là sinh viên nam hiếm hoi của khóa K43 ngành giáo dục đặc biệt, Phạm Sỉ Thụy đến với ngành này là một cái "duyên". Trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 Sỉ Thụy đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1, 2 lần lượt là ngành quản trị kinh doanh và quản trị du lịch-lữ hành nhưng không đỗ. Qua sự tìm hiểu và vận động của thầy cô, Thụy được biết giáo dục đặc biệt là ngành đang cần nguồn nhân lực và cơ hội việc làm rất lớn nên quyết định đăng ký làm nguyện vọng 3. Theo Sỉ Thụy, "nghề đã chọn mình" nên đã cố gắng theo học.
Sỉ Thụy trong một giờ lên lớp dạy trẻ đặc biệt - NGUYỄN ĐIỀN
Những ngày đầu vì là con trai nên gặp khó khăn trong những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận như làm đồ dùng dạy học, chăm sóc trẻ,...nhưng sau thời gian được học tập nhiều kiến thức bổ ích, tiếp xúc những trẻ em "đặc biệt", chàng trai 9X đã nhận ra lòng yêu thương là thứ đã giữ chân mình theo đuổi ngành này đến cùng: " Mỗi ngày điều sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với các em, điều này khiến mình hiểu được những suy nghĩ của những đứa trẻ khiếm thính. Nhìn thấy học trò nói "con yêu thầy" qua cử chỉ của đôi bàn tay bé nhỏ khiến mình càng thương, muốn gắn bó lâu dài để giúp các em phát triển một cách toàn diện nhất" Sỉ Thụy chia sẻ.
Hiện tại, những người trẻ lựa chọn ngành giáo dục đặc biệt đang bước vào đợt thực tập cuối cùng để chuẩn bị hành trang cho chặn đường giúp đỡ những đứa trẻ khiếm khuyết được học tập, phát triển,...và hòa nhập hơn. Tuy phía trước còn nhiều vất vả, khó khăn nhưng bằng tình yêu thương và nhiệt huyết những người trẻ này sẽ vượt qua và trở thành người thầy mẫu mực.
Trẻ khuyết tật hào hứng học nghề Học nghề đối với trẻ vốn không hề đơn giản, nhất là trẻ khuyết tật. Vậy mà ở các cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo trợ xã hội, các cô chú vẫn kiên nhẫn từng chút để hướng dẫn những đứa trẻ vốn chậm chạp, lóng ngóng và cả ngây ngô. Sản phẩm làm ra không cầu kỳ, sang trọng, nhưng chứa...