Mang thư viện đến bản xa
Với mong muốn đưa những cuốn sách hay đến với học trò nghèo ở các vùng khó khăn miền núi, gần 6 năm nay, nhóm Chủ nhật yêu thương đã miệt mài triển khai dự án “1.001 thư viện nơi bản xa”.
Đầu năm 2014, dự án “1.001 thư viện nơi bản xa” được khởi động bằng việc xây dựng thư viện đầu tiên cho học trò nghèo tại tỉnh Bình Phước, và đặt mục tiêu đến năm 2022 sẽ lập được 1.001 thư viện phục vụ miễn phí cho trẻ em nghèo ở những vùng khó khăn, xa xôi, hẻo lánh trên khắp cả nước.
Tính đến nay, nhóm đã lập được hơn 500 thư viện miễn phí ở Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước… Mỗi thư viện có khoảng 1.000 đầu sách dạy kỹ năng sống, lịch sử, doanh nhân, văn học…
Các em nhỏ vùng cao tham gia lễ hội sách do nhóm Chủ nhật yêu thương tổ chức (ảnh chụp thời điểm năm 2019)
Chủ nhật hàng tuần, các thành viên trong nhóm đều dành thời gian đi khắp các con đường có bán sách ở TPHCM để tìm mua những loại sách hay tặng trẻ em. Việc này mất nhiều công sức và thời gian, thậm chí phải tự bỏ tiền để mua sách.
Video đang HOT
Định kỳ 2 tháng một lần, các thành viên trong nhóm đến các bản làng xa để thăm và tổ chức lễ hội sách, tặng bổ sung những đầu sách hay.
Tại những lễ hội sách như thế, nhóm tổ chức các trò chơi truyền thống và những hoạt động bổ ích để rèn kỹ năng, giúp các em nhỏ và cả phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách thường xuyên.
Nhóm Chủ nhật yêu thương do anh Nguyễn Tú Anh (36 tuổi, ngụ tại quận Thủ Đức, TPHCM) thành lập từ năm 2007, tập hợp gần 1.000 bạn trẻ yêu thích công tác thiện nguyện.
Anh Tú Anh tâm sự: “Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo tỉnh Yên Bái, nên thấu hiểu nỗi đói cơm, thiếu sách. Qua các chuyến đi làm từ thiện trao quà giúp người nghèo ở các bản làng miền núi, tôi xúc động khi thấy trẻ em ở các nơi đó còn thiếu thốn về mọi mặt. Từ đó, tôi đã có ý nghĩ sẽ xây dựng thư viện sách tặng các em”.
Với mong muốn lan tỏa thói quen đọc sách, tình yêu với sách đến các em nhỏ và cả các thầy cô giáo, các thành viên trong nhóm đã vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí, tự bỏ tiền túi để thực hiện cuộc thi viết, vẽ về cuốn sách yêu thích và những điều nhân ái, tốt đẹp trong cuộc sống.
Đầu tháng 4-2020, nhóm đã chủ động liên hệ phòng giáo dục và trường học ở các địa phương; thông qua mạng xã hội triển khai thể lệ cuộc thi. Đến nay, đã có hơn 1.000 bài dự thi của các em nhỏ và các thầy cô giáo trên khắp mọi miền đất nước…
BÙI ANH TUẤN
7 bộ tiêu chí đánh giá an toàn TP.HCM vừa ban hành áp dụng thế nào?
Ngày 27/4, UBND TP.HCM vừa chính thức ban hành các Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với các hoạt động trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, Bộ tiêu chí đánh giá an toàn đối với du lịch gồm 10 tiêu chí đánh giá tại cơ sở lưu trú du lịch, 10 tiêu chí đánh giá đối với hoạt động của doanh nghiệp lữ hành và 10 tiêu chí đánh giá đối với điểm tham quan du lịch. Trường hợp tiêu chí an toàn đạt 100%, đơn vị được hoạt động và phải đảm bảo duy trì được các điều kiện an toàn, dưới 50% thì không được hoạt động.
Bộ tiêu chí đánh giá an toàn đối với giao thông vận tải gồm 10 tiêu chí. Trong đó, 6 tiêu chí bắt buộc và 4 tiêu chí bổ sung. Phương tiện được phép hoạt động khi đạt từ 80% trở lên và không có tiêu chí bắt buộc bị điểm 0, dưới 60% thì không được phép hoạt động.
Bộ tiêu chí đánh giá an toàn đối với dịch vụ ăn uống gồm 10 tiêu chí. Tiêu chí an toàn đạt từ 50% đến 100% và các tiêu chí đánh giá 5, 9 và 10 đều đạt hoặc có thực hiện thì được hoạt động, dưới 50% thì không được hoạt động.
Cơ sở ăn uống nào có mức độ an toàn dưới 50% phải dừng hoạt động.
Bộ tiêu chí đánh giá an toàn tại chợ, siêu thị bao gồm 10 tiêu chí đánh giá an toàn, trong đó tiêu chí số 3 và tiêu chí số 4 là 2 tiêu chí bắt buộc. 10 tiêu chí đánh giá an toàn tại chợ truyền thống (có nhà lồng), trong đó tiêu chí số 1 và 2 là bắt buộc. 10 tiêu chí đánh giá an toàn tại siêu thị, trung tâm thương mại, trong đó tiêu chí số 3 và tiêu chí số 4 là 2 tiêu chí bắt buộc.
Tiêu chí an toàn đạt từ 80 điểm trở lên, đơn vị được hoạt động; dưới 50 điểm thì tạm dừng hoạt động và khắc phục ngay các tiêu chí theo hướng dẫn để được hoạt động trở lại. Các tiêu chí bắt buộc không được 0 điểm. Trường hợp các tiêu chí này bị 0 điểm, đơn vị tạm dừng hoạt động và chỉ mở cửa hoạt động trở lại khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này.
Bộ tiêu chí đánh giá an toàn tại trường học bao gồm 10 tiêu chí, áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông. Tiêu chí an toàn đạt từ 90% đến 100%, đơn vị được tổ chức hoạt động, dưới 30% thì không được hoạt động.
Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong lĩnh vực văn hóa, thể thao bao gồm 10 tiêu chí đánh giá đối với hoạt động bảo tàng, di tích, thư viện, phòng đọc sách và tổ chức tập luyện của các đơn vị hoạt động thể dục thế thao.
Tiêu chí an toàn đạt từ 80% trở lên và không có tiêu chí 0 điểm, đơn vị được phép hoạt động, dưới 50% thì đơn vị phải tạm ngưng hoạt động đồng thời khắc phục ngay theo hướng dẫn để được hoạt động trở lại.
Riêng đối với hoạt động tổ chức tập luyện, các tiêu chí không được 0 điểm. Trường hợp các tiêu chí này bị 0 điểm, đơn vị phải tạm dừng hoạt động và chỉ mở cửa hoạt động lại khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên.
NHẬT LINH
Thư viện trường học: Cần đầu tư tương xứng Theo các đại biểu Quốc hội, thư viện trường học có vị trí quan trọng, góp phần hình thành văn hóa đọc cho HS. Vì thế, thư viện trường học rất cần được quan tâm và đầu tư đúng mức. Góc thư viện ngoài trời của Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (TP Lào Cai). Ảnh: TG Nâng cao chất lượng Đại biểu...