Mang thể thao chuyên nghiệp vào học đường
Với điều kiện sân bãi thuận lợi, Trường THPT Ngô Gia Tự (Q.8, TP.HCM) đã tạo sân chơi với nhiều môn thể thao ngoại khóa miễn phí đang được học sinh yêu thích.
Học sinh được tập võ tại Trường THPT Ngô Gia Tự – ẢNH: PHẠM HỮU
Sau 3 năm triển khai, cứ đến chiều thứ tư, thứ năm mỗi tuần, hơn 1.500 học sinh (HS) của Trường THPT Ngô Gia Tự lại sôi nổi tham gia tập luyện nhiều môn thể thao bên trong trường.
Được chơi môn thể thao yêu thích
Cầm cây vợt bóng bàn vừa mới tập xong, Trịnh Lập Ý Thư, HS lớp 11B2, cho biết vừa mới tham gia lớp bóng bàn được 2 ngày. Trước đó Thư đã chơi môn cầu lông vào năm học lớp 10. Mục đích chuyển lần này vì em cảm thấy yêu thích môn bóng bàn nhiều hơn. Thời gian Thư tập cầu lông cũng giúp có nhiều trải nghiệm mới với thể thao. Do đã có năng khiếu về bóng bàn từ trước nên em quyết định chuyển qua để có thể tập nâng cao kỹ thuật hơn.
“Em cảm thấy vui và thú vị khi được tập luyện môn này tại trường thay vì phải đi ra bên ngoài. Nhờ vậy, mọi người biết được môn nào mình thích thì mình chuyển qua tập”, Thư nói.
Còn Nguyễn Thành Trung, học lớp 12A7, cho biết từ ngày áp dụng thể thao vào học đường, Trung rất thích tập luyện môn bóng đá. Nó giúp em vừa rèn luyện thể lực, tạo sự vui vẻ sau thời gian học tập ở lớp. So sánh về môn thể dục và thể thao ngoại khóa này, Trung nói: “Môn thể dục chỉ là vận động cơ thể có lúc cũng rất nhàm chán. Nhưng khi tập luyện đá bóng giúp em cảm thấy được giải trí nhiều hơn, có sự cạnh tranh trong môi trường thi đấu. Em chơi đá bóng được 3 năm rồi và cảm thấy mình giỏi hơn khi tập môn này”.
Video đang HOT
Thầy Lương Kim Sơn, Tổ trưởng bộ môn thể dục Trường THPT Ngô Gia Tự, nhận thấy môi trường thể thao học đường rất tốt cho HS, tạo sân chơi cho HS vừa thể hiện đam mê thể thao vừa rèn luyện sức khỏe. Riêng môn bóng chuyền luôn thu hút nhiều HS tham gia nhất. Cụ thể cứ vào giờ tập hoặc giờ chơi, HS đều mang bóng ra sân để tập.
Ban đầu, môn bóng chuyền chỉ có 40 HS đăng ký nhưng đến nay đều tăng lên 70 HS cho mỗi ca tập luyện. “Do vậy, chúng tôi luôn cố gắng duy trì hoạt động này thường xuyên hơn. Qua đó cũng phát hiện một số nhân tố đặc biệt gửi đến quận hoặc thành phố để tham gia nhiều hoạt động tranh tài thể thao”, thầy Sơn nói.
Tìm nhân tố nổi trội cho thể thao
Thầy Hà Thanh An, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Gia Tự, cho biết mô hình đưa các môn thể thao chuyên nghiệp và thông dụng vào trường cách đây hơn 3 năm. Theo đó, mô hình thể thao học đường này không mới, trường chỉ thực hiện theo chỉ đạo chung của Sở GD-ĐT TP.HCM đưa thể thao chuyên nghiệp vào trường tiếp cận với HS. Khi xây dựng đề án, trường được sự ủng hộ của tất cả giáo viên, phụ huynh. Trong đó có các môn được nhà trường áp dụng như: bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, võ, nhảy hiện đại, bóng bàn, bóng rổ.
Học sinh được dạy chuyên sâu với các môn thể thao trong trường – PHẠM HỮU
May mắn cơ sở vật chất ở trường khá rộng rãi, nhiều khu vực chơi thể thao riêng biệt. Hầu hết diện tích sân đều được sử dụng cho HS tập luyện nên việc áp dụng các môn thể thao chuyên môn khá dễ. Trong những môn giáo viên thể dục cơ hữu của trường có thể dạy thì trường còn mời thêm nhiều huấn luyện viên chuyên nghiệp từ bên ngoài để kèm cặp cho các em. Để phù hợp cho việc tập luyện thể thao, trường xếp lịch vào 2 buổi chiều thứ tư và thứ năm. Sau đó HS sẽ tự do đăng ký tham gia tập các môn theo năng khiếu cá nhân. Việc tập luyện thể thao này hoàn toàn miễn phí với HS. Kinh phí hoạt động được trường trích từ nguồn kinh phí học buổi 2 của HS.
Cũng theo thầy An, mục đích mang thể thao vào học đường nhằm tạo sân chơi mới lạ cho HS, không làm cho HS bị nhàm chán bởi những giờ học chính thức. Ngoài ra, trường cũng đặt mục tiêu cho mỗi HS phải biết chơi một môn thể thao nhất định. Trong quá trình tập luyện trường cũng muốn tìm một vài nhân tố thể thao nổi trội tham gia nhiều giải thi đấu chuyên nghiệp hơn.
“Năm ngoái trường đã có nhiều HS được vào đội bóng rổ HS của thành phố tham gia giải toàn quốc đạt giải nhất. Nhờ vậy, nhiều em trong thời gian học cũng định hướng chọn ngành chọn nghề trong tương lai. Cụ thể có nhiều em được chọn và tuyển vào Trường ĐH Thể dục thể thao. Sau 3 năm vận hành, chúng tôi nhận thấy HS có sự gắn kết với nhau hơn, không còn nghịch phá hoặc phí thời gian vô bổ, tạo sự đam mê thể thao với HS”, thầy An chia sẻ.
Chú trọng giáo dục thể chất và thể thao học đường
Những năm qua, việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và thể thao học đường (GDTC&TTHĐ) tại các trường học trong tỉnh luôn được ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm túc.
Với việc không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy GDTC&TTHĐ, nhất là các hoạt động ngoại khóa đã thúc đẩy phong trào TTHĐ trong các trường học ngày càng phát triển, góp phần nâng cao toàn diện chất lượng GD&ĐT.
Các em học sinh thi đấu bóng rổ tại Hội khỏe Phù Đổng TP Thanh Hóa lần thứ X.
Tại TP Thanh Hóa, hàng năm cùng với việc chỉ đạo các nhà trường nâng cao chất lượng giảng dạy GDTC&TTHĐ, Phòng GD&ĐT và Trung tâm TDTT thành phố đã phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các em học sinh ở các cấp tiểu học và THCS trên địa bàn. Không chỉ vào dịp hè mà ngay cả trong năm học, thành phố đã mở được nhiều lớp học ngoại khóa TDTT cho các học sinh, trong đó chủ yếu các môn bóng đá, bóng bàn, bóng rổ, cờ vua, bơi lội, vovinam...
Bên cạnh các lớp do Trung tâm TDTT thành phố tổ chức và bố trí địa điểm tập luyện, thi đấu, tại các trường học cũng triển khai các lớp TDTT, đáp ứng niềm đam mê, nhu cầu rèn luyện thể chất cho các em học sinh. Đây là sân chơi bổ ích, thiết thực, thu hút hàng nghìn lượt học sinh tham gia, qua đó nhận được sự hưởng ứng của các bậc phụ huynh.
Từ thành công của các lớp TDTT ngoại khóa chính là cơ sở để TP Thanh Hóa xây dựng và triển khai mô hình câu lạc bộ (CLB) thể thao trường học. Theo đó, từ năm học 2019-2020, thành phố đã triển khai mô hình CLB thể thao trường học trên toàn địa bàn. Theo thống kê chưa đầy đủ, tại khu vực nội thành, mỗi trường có ít nhất từ 4-5 CLB thể thao, khu vực ngoại thành có 3-4 CLB thể thao.
Các trường căn cứ nhu cầu của các em học sinh, điều kiện để tổ chức và duy trì các CLB thể thao (trong đó hoạt động ngoài giờ trong năm học và các buổi trong tuần vào dịp hè). Thông qua hoạt động của các CLB thể thao trường học để TP Thanh Hóa lựa chọn đội tuyển tham gia thi đấu tại các giải TDTT do ngành GD&ĐT tổ chức. Trong đó, tại Hội khỏe Phù Đồng toàn tỉnh lần thứ X năm 2019, TP Thanh Hóa xếp thứ nhất toàn đoàn.
Đây là một trong số nhiều địa phương tiêu biểu trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện hiệu quả công tác giảng dạy GDTC&TTHĐ thời gian qua. Bám sát Quyết định số 1611/QĐ-BGDĐT ngày 10-5-2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17-6-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển GDTC&TTHĐ giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị trường học xây dựng kế hoạch cho hoạt động TDTT; đồng thời tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ cho việc tập luyện, học tập của học sinh.
Về công tác GDTC, thực hiện nghiêm túc dạy môn thể dục theo khung chương trình của Bộ GD&ĐT, trong đó 100% các nhà trường thực hiện đảm bảo dạy đúng và dạy đủ 2 tiết/tuần. Nội dung chương trình thể dục được thực hiện theo hướng trang bị kiến thức, kỹ năng vận động, giáo dục các tố chất thể lực, hình thành thói quen tập luyện TDTT cho học sinh. Đối với môn thể thao tự chọn, khuyến khích các nhà trường đưa các môn thể thao dân tộc phù hợp với nhà trường và địa phương vào giảng dạy; đồng thời khuyến khích các nhà trường đưa môn vovinam, bơi lội vào giảng dạy cho học sinh.
Cùng với đó, các nhà trường khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, đảm bảo mục tiêu giáo dục nhân cách, rèn luyện kỹ năng, thể lực cho học sinh; đồng thời thường xuyên tổ chức thi giáo viên dạy giỏi môn thể dục, lựa chọn được nhiều giáo viên có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm tốt tham dự hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Về hoạt động thể thao, các nhà trường đẩy mạnh việc thành lập các CLB thể thao trong nhà trường, cơ sở giáo dục; tăng cường tổ chức hoạt động thể thao, tạo điều kiện cho học sinh, cán bộ, giáo viên được thường xuyên tham gia tập luyện, thi đấu nhằm duy trì, nâng cao sức khỏe, thể lực phục vụ tốt cho lao động, học tập; tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, trọng tài cho cán bộ, giáo viên, cán bộ phụ trách công tác GDTC&TTHĐ.
Với việc nâng cao chất lượng GDTC&TTHĐ đã tạo điều kiện để lựa chọn đội tuyển của ngành tham gia một số giải thể thao do Bộ GD&ĐT tổ chức. Trong đó tại Giải bóng bàn "Người giáo viên Nhân dân" tranh Giải Báo Giáo dục và Thời đại lần thứ XIV - 2018 tại Đà Nẵng, đoàn Thanh Hóa đạt 3 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc và 2 huy chương Đồng.
Còn tại Giải bóng đá Hội khỏe Phù Đổng học sinh tiểu học và THCS toàn quốc Cúp Milo 2019, khu vực II, đội tuyển bóng đá nam tiểu học và THCS giành giải ba. Ngoài ra, Sở GD&ĐT còn thường xuyên phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động thi đấu TDTT với quy mô lớn từ cấp tiểu học trở lên, như: Giải bóng đá, bóng rổ, vovinam, điền kinh, nhất là Hội khoẻ Phù Đổng... tạo phong trào thi đua sôi nổi trong các đơn vị trường.
Tại Hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh lần thứ X, năm 2019, với sự tham gia của hơn 8.000 vận động viên là học sinh đến từ các đơn vị trường tiểu học, THCS, THPT trong tỉnh tranh tài ở 16 môn thi, với chất lượng chuyên môn ngày càng được nâng lên.
Học viện Phụ nữ Việt Nam Ngôi trường với bề dày 60 năm truyền thống! Học viện Phụ nữ Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học công lập được thành lập theo Quyết định 1558/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2020, Học viện Phụ nữ Việt Nam kỷ niệm 60 năm thành lập, kế thừa bề dày truyền thống đào tạo, cùng với sự nỗ lực từng ngày để...