Mang thai tháng thứ 5 nên ăn gì?
Trong thời kì mang thai ở tháng thứ 5, cơ thể mẹ và thai nhi đều có những biến đổi nhất định bởi vậy chị em cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Để biết nên hay không nên ăn gì, chị em hãy cùng tham khảo bài viết dưới do chúng tôi tổng hợp.
Những lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 5
Mẹ cần tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5 để ăn đúng và đủ. Ở tháng thứ 5 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu phát triển nhanh. Điều này khiến bụng bầu của mẹ lộ rõ hơn, ra dáng bà bầu hơn. Để bắt đầu tạo đà cho sự phát triển của thai nhi ở tháng này và những tháng sau, mẹ sẽ cần một chế độ ăn cân đối và cần chú ý cả về số lượng lẫn chất lượng. Mẹ nên lưu ý, ở giai đoạn này, sắt và canxi là 2 dưỡng chất mà mẹ bầu dễ thiếu hụt nhất. Dưới đây là những dưỡng chất quan trọng mà mẹ cần bổ sung mỗi ngày.
Chất đạm: Mặc dù bạn chỉ cần uống vài ly soda để bổ sung thêm 340 calo, thì đó không phải là một quyết định tốt về mặt dinh dưỡng. Cả bạn và con cần các loại thực phẩm chất lượng cao để cung cấp vitamin và khoáng chất, cũng như calo, cần cho sự phát triển tối ưu của bé vào giai đoạn tháng thứ 4 đến thứ 6 thai kì. Protein giúp tạo mô mới cho em bé, để đến khoảng tuần 24, thai nhi sẽ nặng khoảng 573g và dài 33cm.
Các yêu cầu về chất đạm tăng lên trong thời gian này – tối thiểu 60 gram mỗi ngày. Một số chuyên gia khuyên dùng nhiều hơn, từ 75 đến 100 gram protein mỗi ngày. Thịt, gia cầm, trứng, sữa và thịt heo là những nguồn cung protein tốt nhất. Nếu bạn ăn chay, hãy lấy protein từ các loại đậu, đậu nành và ngũ cốc nguyên hạt.
Canxi: Canxi không chỉ quan trọng đối với việc hình thành xương và răng của bé. Canxi cũng tham gia vào sự hình thành hệ thần kinh, duy trì hoạt động của tim thai nhi. Mẹ ơi, nhu cầu canxi của mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ hai sẽ nằm vào khoảng 1000mg mỗi ngày. Đây là dưỡng chất quan trọng đối với dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5, mẹ cần tích cực bổ sung mỗi ngày đấy nhé!
Protein: Protein hay chất đạm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu để tạo nên sự sống. Nhóm chất dinh dưỡng này tham gia vào việc tạo ra các cơ bắp và tế bào của thai nhi. Mẹ bầu cần 1g protein/1kg trong lượng cơ thể.
Vitamin và khoáng chất: Vitamin D xếp đầu bảng trong số những vitamin cần thiết cho mẹ bầu trong giai đoạn này. Mẹ có thể tắm nắng buổi sáng để tăng lượng vitamin D cho cơ thể. Ngoài ra, các thực phẩm như trứng, sữa cũng góp phần vào lượng vitamin D cần thiết cho phụ nữ mang thai là khoảng 600 IU/ngày. Bên cạnh loại vitamin này, mẹ cần vitamin A, C, B để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh vitamin, các khoáng chất cũng là nhóm dinh dưỡng không thể thiếu cho các mẹ bầu. Ngoài sắt và canxi đã kể ở trên, mẹ đừng quên ăn các thực phẩm có chứa kẽm, selen, magiê, phốt-pho… Tất cả những vi chất này sẽ phối hợp cùng nhau, chất này hỗ trợ hoạt động của chất khác, nên việc thiếu hụt một nhóm chất nào đó sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động ít hiệu quả hơn.
Chất béo: Mẹ bầu nào cũng cần các chất béo có lợi vì chúng rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi. Mẹ nên bổ sung các loại cá béo, chất béo từ thực vật thay vì động vật vì chất béo từ thực vật và cá tốt cho timmạch hơn.
Mang thai tháng thứ 5 nên ăn gì?
Uống nhiều sữa và nước: Nước rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là khi mang bầu. Vì vậy để không bị thiếu nước và ngăn ngừa táo bón, bà bầu nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, bà bầu cũng nên uống 2 ly sữa mỗi ngày để bổ sung canxi cho bé phát triển xương và răng. Ngoài ra, trong sữa còn hỗ trợ cơ thể bà bầu bổ sung một số chất như omega3, omega6, DHA, ARA… giúp não bộ bé phát triển một cách toàn diện nhất.
Video đang HOT
Thực phẩm giàu protein: Một chế độ ăn giàu protein là rất cần thiết để đảm bảo đủ chất cho em bé lớn lên khỏe mạnh bình thường. Bà bầu cần biết rằng cơ bắp, da và các cơ quan của thai nhi rất cần protein để duy trì và phát triển. Những thực phẩm giàu protein là thịt gà, thịt lợn, thịt bò, trứng, các loại hạt, ngũ cốc, đậu…
Thực phẩm giàu chất xơ: Táo bón là tình trạng rất phổ biến trong thai kỳ nên bà bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu chất xơ đặc biệt là rau lá xanh, bắp cải, cà rốt, cà chua, củ cải đường…
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Vitamin là chất rất cần thiết đối với cơ thể con người, đặc biệt là khi bà bầu mang thai vào giai đoạn tháng thứ 5 này cần phải cung cấp lượng vitamin đầy đủ cho mẹ và bé. Vitamin có chức năng tăng sức đề kháng, giúp bà bầu ngăn ngừa mắc bệnh cảm cúm,… đồng thời giúp quá trình hấp thu canxi đầy đủ cho việc xương bé phát triển chắc khỏe. Để bổ sung đủ lượng vitamin bà bầu tháng thứ 5 nên ăn các thực phẩm như rau xanh, trái cây, gan lợn, giò heo, các loại hạt, rong biển, tôm…
Trái cây tươi cũng là những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời có hương vị ngon nên bà bầu rất dễ thưởng thức. Đây là loại thực phẩm nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của bà bầu trong suốt thai kỳ của mình. Những gợi ý về trái cây cho mẹ bầu là táo, lê, chuối, kiwi, cam, dâu, nho…
Các loại hạt: Các loạt hạt và quả hạch như hạnh nhân, hạt macca, hạt sen, quả óc chó cung cấp một nguồn axit béo dồi dào giúp mẹ bầu cảm thấy mình thật nhiều năng lượng, đồng thời, chúng cũng mang đến protein cần thiết cho mẹ. Mỗi ngày một vốc các loại quả, hạt cho bữa phụ sẽ giúp mẹ phấn chấn hơn hẳn đấy.
Mang thai tháng thứ 5 không nên ăn gì?
Rượu bia, cà phê và đồ uống có ga: Rượu là đồ uống cầm kỵ trong thai kỳ bởi có thể gây ra hội chứng rượu bào thai vô cùng nguy hiểm. Trà đặc và cà phê có chứa caffeine không có lợi cho sự phát triển của em bé, bà bầu chỉ nên uống 1 ly nhỏ mỗi ngày nhưng nếu hạn chế uống được là tốt nhất. Đồ uống có ga có chứa caffeine, đường và calo không lành mạnh.
Thực phẩm giàu chất béo và đường ngọt: Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo và chất đường ngọt không lành mạnh có thể khiến cân nặng bà bầu tăng nhanh và gây ra những biến chứng nguy hiểm như: thừa cân, béo phì, đái tháo đường thai kỳ, khó sinh…
Thức ăn quá mặn: Khi bà bầu mang thai tháng thứ 5 cũng không nên ăn quá mặn nhằm tránh nguy cơ tổn thương thận, bị tăng huyết áp, gây rối loạn đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi.
Ngoài những thực phẩm kể trên, bà bầu vẫn lưu ý, không được ăn những thức ăn tái sống, chưa tiệt trùng, cũng như những thực phẩm có hại cho sức khỏe của mình như: thực phẩm đóng hộp, đóng gói, chiên xào, nhiều dầu mỡ…
Theo Phunutoday
Mang thai tháng thứ 3 nên ăn gì?
Khi mang thai đến tháng 3, tất cả các cơ quan của thai nhi đã hình thần gần như hoàn chỉnh và bắt đầu hoạt động nhịp nhàng với nhau. Chính vì vậy, dinh dưỡng rất cần thiết với thai nhi trong thời kì này và người mẹ cần chú ý để tẩm bổ.
Mặc dù bụng bầu chưa lộ rõ những ẩn sâu bên trong tử cung, một em bé đang phát triển mạnh mẽ theo từng giây, từng phút. Lúc này, thai nhi đã làm tổ an toàn trong tử cung và các cơ quan chính trên cơ thể cũng đang dần hoàn thiện. Từ tóc, chồi răng, móng tay... tất cả sẽ xuất hiện vào cuối tháng thứ 3 này.
Một điều các mẹ cần đặc biệt chú ý là hiện tượng sảy thai sẽ rất dễ xảy ra ở những tuần thai của tháng thứ 3. Vì vậy mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu cơ thể, đồng thời có lối sống khoa học, ăn uống đầy đủ dưỡng chất để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra.
Mang thai tháng thứ 3 nên ăn gì?
Thực phẩm giàu vitamin B6
Buồn nôn, nôn ói rất có thể sẽ đạt đỉnh điểm ở những tuần cuối tháng thứ 3 này, vì vậy mẹ cần chú ý bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B6 như hoa quả họ nhà cam, quýt, trứng, các loại rau lá xanh, khoai tây...để khắc phục được tình tạng này.
Trái cây tươi
Trái cây tươi là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin, nước và chất xơ cũng như chất chống oxy hóa tự nhiên... rất tốt cho mẹ bầu bị ốm nghén.
Thịt
Nếu mẹ ăn được thịt, hãy bổ sung chúng trong chế độ ăn uống hàng ngày, nhưng phải là thịt đã nấu chín nhé. Những loại thịt như thịt gà, thịt bò, cá... là nguồn cung cấp khoáng chất, protein... rất có lợi cho mẹ bầu và thai nhi.
Axit folic
Vào tháng thứ 3 thai kỳ, các cơ quan chính trong cơ thể bé vẫn tiếp tục phát triển nên mẹ vẫn cần bổ sung axit folic đều đặn.
Axit folic có nhiều trong các loại đậu, bơ, súp lơ xanh, cam, lòng đỏ trứng...
Sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa đã tiệt trùng chứa nhiều canxi, khoáng chất giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Thực phẩm bà bầu 3 tháng không nên ăn
Thực phẩm được chế biến sẵn
Những loại thực phẩm được chế biến sẵn như bánh mì kẹp thịt, pizza, gà chiên rán... nghe có vẻ hấp dẫn nhưng rất có thể không đảm bảo vệ sinh và gây nhiễm bệnh nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.
Hải sản tái, sống
Mang thai tháng thứ 3 nên hạn chế ăn hải sản tươi sống
Hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao và đồ ăn được chế biến tái, sống không bao giờ được khuyến khích dành cho mẹ bầu.
Sữa chua tiệt trùng
Bất cứ loại sữa hoặc các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng đều có thể chứa vi khuẩn salmonella gây hại cho sự phát triển của em bé.
Theo Phunutoday
Một số lưu ý trong cách vệ sinh bộ phận sinh dục nữ Vệ sinh bộ phận sinh dục là rất cần thiết, nhất là chị em phụ nữ do bộ phận sinh dục nữ có cấu tạo phức tạp nhiều khe kẽ ngoài ra mỗi tháng lại có kì kinh nguyệt, nên việc giữ vệ sinh không đúng cách Vệ sinh bộ phận sinh dục là rất cần thiết, nhất là chị em phụ nữ...