Mang niềm vui đến với trẻ em Pù Luông
Trường phổ thông Cao Sơn được thành lập năm 2008 nằm trên điểm cao nhất của đỉnh Pù Luông thuộc xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Ở đây, gần như ngày nào cũng có mây mù bao phủ, nhiệt độ những ngày đông xuống 5-7 độ C.
Các bạn học sinh thích thú với những món quà đầy ý nghĩa
Cả trường và khu định cư xung quanh đều không được kết nối với lưới điện. Nguồn năng lượng duy nhất là những tấm pin mặt trời trên một số ngôi nhà của khu vực. Trường có tổng cộng 17 giáo viên và hơn 110 học sinh ở cả hai cấp tiểu học và THCS.
Với vô vàn những thiếu thốn về điều kiện học tập của thầy và trò trường phổ thông Cao Sơn, đặc biệt là chưa có một sân chơi đúng quy cách cho các em học sinh. Một số đơn vị đã đồng hành, tài trợ và xây dựng “Sân chơi trong mây” với đầy màu sắc trong khuôn viên trường; trao tặng hai tủ sách Thư viện ước mơ với hơn 1000 đầu sách và xe đạp nhằm giúp các em giảm bớt khó khăn cũng như niềm vui khi đến trường.
Phát biểu trong lễ bàn giao, thầy Trịnh Công Định, Hiệu trưởng nhà trường, khẳng định: Sân chơi trong mây là sân chơi đầu tiên trong khu vực, Ban giám hiệu và học sinh nhà trường sẽ sử dụng và giữ gìn thường xuyên để sân chơi luôn phục vụ tốt cho các em học sinh.
Những phần quà ý nghĩa được trao cho các em học sinh
Ánh Phan, một trong những tình nguyện viên chia sẻ “Lũ trẻ rất hạnh phúc, các em kể với tôi rằng các em sẽ về nhà ăn tối, nhưng sau đó sẽ quay trở lại trường để chơi. Một số em thậm chí muốn đến trường vào Chủ nhật để chơi trên sân chơi mới đầy màu sắc”.
Tình nguyện viên đang sơn những lốp xe tại sân chơi
Cùng với việc xây dựng sân chơi, tặng tủ sách thư viện với 1000 đầu sách, 05 ghế đá; các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn được tặng 15 chiếc xe đạp mới. Một thành viên trong đoàn tình nguyện chia sẻ “Trường học rất xa nhà ở của các em học sinh, chúng tôi hy vọng là những chiếc xe đạp sẽ giúp các em đến trường một cách dễ dàng hơn”.
Quang Minh
Theo thanhtra.com.vn
Nhiều phụ huynh vùng cao cho con đi học chỉ để lấy trợ cấp
Nhiều giáo viên vùng cao cho biết: Một trong những trở ngại lớn nhất của giáo dục nơi đây đó là phụ huynh chưa nhận thức được ý nghĩa thật sự của việc học.
Nhiều phụ huynh cho con đi học chỉ để lấy trợ cấp
Một hiệu trưởng trường cấp 2 tại Hà Giang cho biết: Nhiều hôm sĩ số tại một trường chuẩn Quốc gia cũng vắng đến 30 em.
"Chúng tôi có thông lệ, các trường trong huyện từ 7-8 giờ sáng phải báo cáo sĩ số về Phòng giáo dục.
Trong báo cáo, có buổi các trường vắng học sinh rất nhiều. Thậm chí có trường chuẩn Quốc gia nhưng cũng thường xuyên vắng đến 30-40 em".
"Việc báo cáo này cũng chỉ tương đối thôi, con số chắc chắn phải hơn như thế.Cũng theo vị hiệu trưởng này, con số trên cũng chưa chắc đã trung thực.
Video đang HOT
Vì lý do các trường sợ bị đánh hạ điểm nên không dám khai đúng số học sinh nghỉ.
Nếu trường nào học sinh nghỉ quá nhiều trong thành tích của trường sẽ bị trừ 100 điểm.
Cho nên nhiều trường không dại gì báo cáo đúng con số học sinh nghỉ.
Việc khai báo này cũng không phải lo Phòng giáo dục biết vì họ có xuống thực tế tại trường ngày nào cũng kiểm tra đâu".
Vị hiệu trưởng này chỉ ra nhiều lỗ hổng trong việc quản lý học sinh vùng cao:
"Sau các dịp nghỉ lễ, đặc biệt là sau Tết Nguyên Đán số lượng học sinh nghỉ học rất đông.
Có nhiều em chúng tôi đến vận động nhưng nhất quyết không chịu đi học.
Các trường vì muốn đảm bảo thành tích một là phải báo cáo số lượng học sinh nghỉ học ít hơn so với thực tế.
Đối với các em bỏ học các trường vẫn để tên của học sinh trong danh sách lớp.
Nhưng đến đợt hè thì việc lý do em học sinh đó chuyển sang trường khác. Phòng cũng đành bó tay".
Lấy ví dụ một trường cấp 2 trên địa bàn huyện năm 2018 có đến 16 em bỏ học.
Nhà trường vẫn để tên trong danh sách lớp sau đó đến đầu năm học trường lấy lý do học sinh chuyển vào Tây Nguyên với bố mẹ hoặc đi Trung Quốc.
"Những cái đấy ai mà kiểm tra được. Bây giờ họ bảo học sinh theo bố mẹ vào Tây Nguyên hay đi Trung Quốc.
Ai mà sang Trung Quốc hay vào Tây Nguyên kiểm tra được".
Một số hiệu trưởng, giáo viên tại các trường vùng cao cũng tâm sự rằng:
Khó khăn lớn nhất trong giáo dục vùng cao là thay đổi nhận thức của phụ huynh học sinh.
"Nhiều phụ huynh đặc biệt là người dân tộc Mông họ không quan tâm đến việc học của con cái. Nhiều em đi học chỉ để lấy trợ cấp của Nhà nước.
Phụ huynh cứ đến gần ngày lấy trợ cấp lại đưa con xuống trường học vài ngày để lấy trợ cấp xong lại ra đón về đi nương, rẫy, chăm em.
Học sinh rất ít đứa học lên cấp 3, chỉ học hết lớp 9 là chúng bỏ học ở nhà lấy chồng hoặc đi làm nương rẫy".
Nhiều phụ huynh vùng cao chia sẻ thật lòng họ thích cho con ở nhà hơn là đi học (Ảnh: Vũ Ninh)
Thầy Nguyễn Đức Thành, Hiệu trưởng Trường tiểu học và trung học cơ sở Nậm Búng (Văn Chấn, Yên Bái) tâm sự những khó khăn trong việc vận động học sinh không bỏ học:
"Những năm đầu tôi nhận công tác ở trường học sinh bỏ học rất nhiều. Thầy cô phải đốt đuốc lên bản vận động từng nhà.
Lần đầu họ tiếp, lần thứ hai họ khó chịu, lân ba ho đuôi thăng: thôi thăng thây Thanh nghe tao vê đi tao không cho con đi hoc đâu.
No ơ nha con đơ đân đươc tao va lam ra tiên, cho no đi hoc chăng đươc gi ma con mât tiên xăng xe may chơ đi".
Chia sẻ thêm, nhiều giáo viên cho biết: Phụ huynh nơi đây cho con đi học vì những cái trước mắt như tiền trợ cấp, gạo của Nhà nước, cơm của Nhà nước chỉ chẳng vì chuyện học hành của con trẻ.
Giải pháp hiệu quả kéo học sinh vùng cao trở lại trường học
Trước thực trạng này, các địa phương phải tự chủ động sáng tạo các hình thức vận động, tuyên truyền để kéo học sinh đến lớp.
Thầy Nguyễn Thành Trung, hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nàn Ma (Xín Mần, Hà Giang) tâm sự:
"Bên cạnh biện pháp chính đó là tuyên truyền, vận động chúng tôi cũng kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương.
Các trường báo cáo ví dụ như ở trường có em này hay nghỉ học tự do.Như ở xã tôi, chính quyền họ cũng vào cuộc thành lập một ban vận động học sinh.
Xã có 23 công chức thì sẽ chia đầu người quản lý học sinh.
Mỗi một người phụ trách mấy em chẳng hạn.
Khi học sinh không đi học, nhà trường và các thầy cô không vận động được thì gọi đến cái ông được phân công".
Ngoài ra giải pháp thứ hai mà các cấp chính quyền, nhà trường thực hiện đó là cơ chế thưởng phạt theo quy ước.
"Thôn bản thực hiện theo cái quy ước của họ. Cuối tháng nhà trường tổng hợp em nào nghỉ nhiều không lý do, không xin phép thì họ phạt tính ra tiền ngô.
Một buổi nghỉ bị phạt 5 nghìn đồng hay sao ấy. Nếu không có tiền thì họ nộp bằng ngô.
Việc này thực hiện được 5 năm nay rồi. Học sinh đi học đều hơn rất nhiều.
Trước đây họ vẫn cho con em họ đi học nhưng chập chờn hơn. Từ ngày thực hiện quy chế này học sinh đi học đầy đủ hơn, nghiêm chỉnh hơn".
Sau đợt nghỉ Tết thầy Trung cho biết vẫn có tình trạng học sinh nghỉ học do quên lịch hay mải chơi:
"Trong trường hợp các em học sinh nghỉ không có lý do lần thứ nhất chúng tôi gọi điện thoại vận động phụ huynh.
Nếu vận động không được thì các thầy cô phải đến tận nhà thuyết phục học sinh và gia đình.
Bởi vì những người dân ngày Tết họ còn mải chơi lắm chưa để ý đến việc học hành của con em".
Quan tâm và chăm lo cho học sinh bằng tình thương và trách nhiệm là giải pháp kéo học sinh vùng cao trở lại trường (Ảnh: Vũ Ninh)
Bên cạnh các giải pháp tuyên truyền và quản lý, theo thầy Nguyễn Đức Thành, Hiệu trưởng Trường tiểu học và trung học cơ sở Nậm Búng các giáo viên phải thực sự như cha mẹ của học sinh:
"Phải chăm học sinh như chăm con. Có khi còn khó hơn chăm con nữa.
Vì con cái mình có thể bảo ban, nhắc nhở, cáu quá thì mắng một hai câu nhưng học sinh thì không thế được.
Phải nhẹ nhàng với các em không nó giận nó bỏ về nhà đấy.
Từ ngày trường chuyển lên thành trường bán trú các thầy cô phải kiêm thêm cả nhiệm vụ chăm sóc trẻ về miếng ăn, giấc ngủ".
Các thầy cô đều cho rằng, gốc rễ của giáo dục chính là tình thương. Các trường phải chào đón học sinh như con, yêu thương và che chở cho các em.
Có như thế học sinh và phụ huynh mới nhận thức được ý nghĩa thực sự của việc được đi học.
Phát biểu tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) tại phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Hà Ngọc Chiến chỉ ra nguyên nhân bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng đặc biệt khó khăn.
Theo ông Hà Ngọc Chiến: Có nguyên nhân là lúc đầu các cháu đi học được hưởng chế độ vì đang cư trú ở vùng đặc biệt khó khăn, nhưng đang học giữa chừng, địa bàn của mình thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn nên không được hưởng chế độ nữa nên bỏ học.
Theo ông Chiến đánh giá đây là việc khá phổ biến, khi học Trung học Cơ sở thôn bản của mình là vùng đặc biệt khó khăn.
Khi học tiếp lên Trung học Phổ thông các em phải đi xa hơn, chi phí tốn hơn.
Cùng thời điểm đó thôn bản lại thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn, nên không được hưởng chế độ như trước. Vì thế mới dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học.
Ông Hà Ngọc Chiến đề nghị: "Do đó, các điều về chính sách với học sinh vùng đặc biệt khó khăn phải tính toán lại để khi các cháu được hưởng chế độ suốt quá trình đi học, không cắt giữa chừng của các cháu".
Vũ Ninh
Theo giaoduc.net
Quảng Trị: Sau Tết, giáo viên vào tận nhà động viên, lì xì để "kéo" các em đến lớp Những ngày qua, các thầy, cô giáo trường Tiểu học Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) chia nhau đến các bản làng, vào tận nhà học sinh để thăm hỏi, động viên, tặng các em những bao lì xì mừng tuổi đầu xuân. Theo thầy giáo Nguyễn Mai Trọng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hướng Phùng, đây là việc làm...