Mạng lưới vệ tinh Trung Quốc trên vũ trụ
Trung Quốc đã phóng vệ tinh Cao Phân-13 lên quỹ đạo, khởi đầu cho hàng loạt sứ mệnh không gian với hàng chục vụ phóng mới trong vài tháng tới.
Vệ tinh Cao Phân-13 được phóng sáng 12/10 bằng tên lửa Trường Chinh-3B (CZ-3B) từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, phía tây nam Trung Quốc. Đây là một vệ tinh viễn thám quỹ đạo cao thuộc dòng vệ tinh Cao Phân, sẽ chụp các bức ảnh quang học độ nét cao bề mặt Trái Đất.
Tên lửa mang vệ tinh Cao Phân được phóng từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, ngày 12/10. Ảnh: Xinhua.
“Cao Phân” là từ viết tắt của “độ phân giải cao” trong tiếng Trung Quốc, dùng để chỉ chương trình Vệ tinh Quan sát Trái Đất Độ phân giải cao. Bắc Kinh bắt đầu dự án từ năm 2010 và đã phóng hơn 20 vệ tinh, 1/2 số đó được phóng trong hai năm qua.
Những vệ tinh này quan sát và chụp ảnh Trái Đất, bao gồm một số hình ảnh tia hồng ngoại, có thể được sử dụng cho nhiều mục đích dân sự, như giám sát ô nhiễm và môi trường, ước tính sản lượng nông nghiệp, dự báo thời tiết và thảm họa hay phát hiện khoáng sản.
Những vệ tinh này của Trung Quốc cũng có thể được ứng dụng trong lĩnh vực quân sự. Tháng trước, Bắc Kinh công bố một video do vệ tinh Cát Lâm-1 Cao Phân-3 ghi lại, cho thấy nó liên tục theo dõi đường bay của một chiến đấu cơ, dường như là F-22, chiến đấu cơ tàng hình hiện đại nhất của Mỹ.
Vệ tinh Trung Quốc theo dõi vật thể được cho là tiêm kích F-22 Mỹ trên bầu trời. Video: YouTube/Infoworld.
Video đang HOT
Tiêm kích tàng hình được thiết kế để tránh bị radar phát hiện, nhưng có thể quan sát được bằng ống kính quang học. Nếu được trang bị camera có độ phân giải cao hơn và khả năng nhận dạng, theo dõi tiên tiến dựa trên trí tuệ nhân tạo, những vệ tinh này hoàn toàn có khả năng đóng vai trò hỗ trợ quan trọng đối với các hệ thống radar phòng không.
Tới cuối tháng ba năm sau, các vệ tinh Trung Quốc sẽ được phóng lên gần như mỗi tuần và khoảng cách thời gian phóng ngắn nhất chỉ là 5 ngày, Zhang Xueyu, giám đốc Trung tâm Phóng Vệ tinh Tây Xương, cho hay.
“Tần suất này là chưa từng có và hoạt động sẽ diễn ra liên tục, tiệm cận giới hạn năng lực của chúng tôi”, ông nói với báo Science and Technology Daily.
Vụ phóng đáng chú ý nhất là sứ mệnh thăm dò Mặt Trăng của robot Hằng Nga-5, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 11 năm nay. Theo kế hoạch, robot sẽ đáp xuống Mặt Trăng rồi trở về Trái Đất với ít nhất 2 kg mẫu vật.
Trung Quốc có các kế hoạch không gian đầy tham vọng và đã thực hiện được một số sứ mệnh quan trọng. Chỉ riêng trong năm nay, họ đã phóng tàu thăm dò Sao Hỏa độc lập đầu tiên, tàu Thiên Vấn và hoàn thành chuỗi 30 vệ tinh cho hệ thống định vị Bắc Đẩu, đối trọng với Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) của Mỹ. Bắc Kinh đồng thời thử nghiệm một loại tàu vũ trụ có người lái mới và tên lửa đẩy hạng nặng Trường Chinh-5B.
Trung Quốc coi chương trình không gian có tầm quan trọng đặc biệt đối với an ninh quốc gia và phát triển công nghệ. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại bị cấm tham gia vào các chương trình không gian do Mỹ dẫn đầu. Điều này buộc Trung Quốc phải tự lực, ví dụ như xây dựng một trạm vũ trụ của riêng mình hay phát triển hệ thống định vị Bắc Đẩu.
Mối quan hệ Mỹ – Trung những năm gần đây ngày càng xấu đi và song hành với đó, cạnh tranh trên không gian đang không ngừng gia tăng, trong đó nổi bật là sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng tiếp theo.
Việc Mỹ thành lập Lực lượng Vũ trụ hồi tháng 12 năm ngoái là một sự kiện mang ý nghĩa biểu tượng. Trung Quốc cũng không chịu để thua kém Mỹ trong cuộc đua không gian và mùa hè vừa qua chứng kiến một cuộc đua quyết liệt lên Sao Hỏa khi mà tàu Thiên Vấn Trung Quốc và tàu Perseverance của NASA chỉ phóng cách nhau 7 ngày.
Chuyên gia cảnh báo nhiều nguy cơ dẫn đến căng thẳng trên Biển Đông
Việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện trong vùng biển tranh chấp khiến mối lo về nguy cơ xung đột ở Biển Đông ngày càng tăng. Các chuyên gia quốc tế tiếp tục cảnh báo.
Giám đốc phụ trách Hàng hải và Thương mại của công ty luật DWF Jonathan Moss ngày 4/10 cho rằng, sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông khiến các quốc gia khác bị đặt truôong tình trạng báo động do họ không cùng "sức mạnh quân sự".
Phát biểu với tờ Daily Express, ông Jonathan Moss nói: "Tôi thấy rõ về nguy cơ xung đột toàn diện... Một điều chắc chắn rằng có nguy cơ xảy ra các sự cố riêng lẻ và như chúng ta đã biết, một chuỗi các sự cố đơn lẻ có thể dẫn đến một cuộc xung đột lớn".
Cảnh báo trên được đưa ra trong thời điểm Bộ Quốc phòng Mỹ đang có các động thái tập trung khí tài ở khu vực Thái Bình Dương nhằm đối phó trước những động thái của Trung Quốc liên quan đến đòi hỏi chủ quyền tại khu vực Biển Đông.
Trung Quốc hạ thủy tàu tuần tra biên lớn nhất
Nằm trong chiến lược gia tăng sức mạnh hải quân, trang mạng asiatimes.com ngay 3/10 đưa tin, tàu Hai Tuân 09 (Haixun 09) - tàu tuần tra biên lớn nhất của Trung Quốc - được hạ thủy tại một xưởng đóng tàu ở thanh phô Quảng Châu (thu phu tinh Quang Đông), miên Nam Trung Quôc.
Trung Quốc vừa hạ thủy tàu tuần tra biển lớn nhất. (Nguồn: Tân hoa xã)
Tao Đưc Thăng (Cao Desheng), Cuc trương Cuc Hai sư Trung Quốc, cho biết tau Hai Tuân 09 sẽ giúp Trung Quôc tăng cường kiểm soát giao thông hàng hải và hỗ trợ trong các trường hợp khẩn cấp, đảm bảo các tuyến đường biển an toàn và thông suốt cũng như bảo vệ lợi ích của đất nước nói riêng và thế giới nói chung.
Nhât bao Trung Quôc dẫn lời ông Nghiêm Bôi Ba, ky sư trương phu trach dư an đong tau Hai Tuân 09, cho biêt tàu tuần tra an toàn hàng hải mơi dài 165 mét, lượng gian nước 10.700 tấn và vận tốc khoảng hơn 46 km/h. Hải Tuần 09 có thể đi xa hơn 10.000 hải lý (18.520 km) với tốc độ 16 hải lý/giờ và thực hiện các chuyến đi biên kéo dài hơn 90 ngày.
Trên tàu có bãi đáp may bay trực thăng và môt trung tâm dữ liệu với nhiều hệ thống liên lạc vệ tinh, bao gồm cả Hệ thống vệ tinh dẫn đường Băc Đâu của Trung Quốc.
Tau Hai Tuân 09 có hệ thống phòng máy thông minh với khả năng giám sát trực tiếp hoạt động của hệ thống đẩy chính và máy phát điện.
Con tàu nay cũng sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp và có hệ thống loại bỏ các nitơ oxit, thường có trong khí thải động cơ.
Cũng theo Nhật bao Trung Quôc, Bắc Kinh hiện đang có kế hoạch mở rộng hạm đội tuần tra hàng hải có khả năng hoạt động tầm xa và tại các vùng biển sâu bằng cách tiên hanh đổi mới vê măt công nghệ.
Lo ngại về cạn kiệt nguồn cá
Việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện trong vùng biển tranh chấp còn được cho là diễn ra trong bối cảnh những lo ngại ngày càng gia tăng về cạn kiệt nguồn cá.
Một báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) chỉ ra rằng, trữ lượng cá trong khu vực đã giảm tới 95% so với những năm 50 của thế kỷ trước. CSIS ước tính chỉ trong 2 thập kỷ trở lại đây, nguồn cá ở Biển Đông đã mất đi tới 75%.
Cũng theo báo cáo của CSIS, trong năm 2018, chính phủ Trung Quốc đã trợ cấp khoảng 7,2 tỷ USD cho các ngư dân trong nước để đội tàu thuyền của họ có thể đi tới những vùng biển xa hơn và đánh bắt cá dài ngày hơn trên biển.
Chuyên gia Mỹ chê 'bom thông minh' Trung Quốc Các chuyên gia Mỹ cho rằng bom dẫn đường Thiên lôi 500 Trung Quốc tương tự mẫu AGM-154 của Mỹ nhưng kém hiện đại hơn. Kênh truyền hình Trung Quốc CCTV-7 hôm 14/8 chiếu phóng sự cho thấy bom dẫn đường Thiên lôi 500 do Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc Trung Quốc (NORINCO) chế tạo. "Loại vũ khí này rõ ràng có...